Rùng mình mưu sinh dưới chân trạm biến áp, cột điện cao thế
Bất chấp các biển cảnh báo nguy hiểm, nhiều người dân Thủ đô vẫn “vô tư” sinh hoạt, kinh doanh ngay dưới chân các trạm biến áp, cột điện cao thế.
Chiều 17/11, tại đường Nguyễn Thị Minh Khai (Hà Đông, Hà Nội), một vụ nổ bốt điện xảy ra khiến 5 người bị thương, trong đó 1 người đã tử vong. Nhưng trên nhiều tuyến phố Hà Nội, không ít người dân vì mưu sinh đã “liều mạng” với tử thần, lấn chiếm vỉa hè để kinh doanh ngay cạnh các trạm biến thế, chân cột điện cao thế.
Tại phố Hai Bà Trưng (quận Hoàn Kiếm), người dân bất chấp nguy hiểm, chiếm dụng một phần vỉa hè dưới chân trạm biến áp để kinh doanh trà đá, đồ ăn đêm…
…thậm chí, họ còn đun nấu ngay sát bốt điện mặc dù có biển cảnh cáo “cấm sờ có điện”, cấm “đến gần”
Trạm biến áp trước cửa hàng kinh doanh hoa trên phố Hai Bà Trưng biến thành nơi người dân để hoa quả, nước lọc.
Tương tự như phố Hai Bà Trưng, nhiều trạm biến áp thuộc khu phố cổ Hàng Bông, Hàng Lược, Hàng Chiếu, Phùng Hưng… cũng bị người dân chiếm dụng vỉa hè để kinh doanh. Trong ảnh, một quán nước sát ngay hai bốt điện trên phố Phùng Hưng
Video đang HOT
Người dân ngồi đánh cờ sát một trạm biến áp lớn trên phố cổ
Đây cũng là điểm kinh doanh ăn tối của người dân, người dân sống tại đây cho biết, vào những ngày nắng nóng, diện tích mặt bằng trong quán không đủ, các hộ kinh doanh còn kê cả bàn ghế ra phía hành lang gần cột điện để phục vụ khách hàng
Bốt điện trên phố Hàng Trống (quận Hoàn Kiếm) dùng để bày bán hàng
Một bốt điện được người dân dùng làm nơi phơi quần áo, rẻ lau
Dưới chân cột điện cao thế 110KV trên đường trần Khánh Dư (quận Hai Bà Trưng) bị lấn chiếm làm nơi tập kết hàng hóa, kinh doanh hàng nước
Người lao động ở đây cho biết, biết nguy hiểm nhưng dưới chân cột điện cao thế có mặt bằng phẳng, rộng là nơi nghỉ ngơi lý tưởng
Nuôi gà, phơi quần áo ngay dười chân cột điện cao thế trên đường An Dương Vương (quận Tây Hồ)
Theo Hồng Phú (Dân Việt)
Vụ nổ bốt điện: Sáng nghiệm thu đạt chuẩn, chiều nổ
Trạm biến áp trên đường Nguyễn Thị Minh Khai (Hà Đông, Hà Nội) vừa nghiệm thu vào sáng 17/11 thì đến chiều bất ngờ phát nổ khiến 5 người bị bỏng nặng.
Hiện trường vụ nổ trạm biến áp khiến 5 người bị bỏng ở Hà Đông (Hà Nội). Ảnh Việt Linh.
Trước đó, vào khoảng 14 giờ 45 phút chiều 17/11, một trạm biến áp tại phố Nguyễn Thị Minh Khai (phường Nguyễn Trãi, quận Hà Đông, Hà Nội) đã bất ngờ phát nổ.
Lúc này, có một số người đang ngồi uống nước ở quán trà đá của bà Nguyễn Thị Hạnh (SN 1959) cùng chồng là Vũ Đình Thái (SN 1953). Vụ nổ đã khiến 5 người bị bỏng phải nhập Viện Bỏng Quốc gia cấp cứu.
Theo báo cáo của Công ty điện lực Hà Đông, vụ nổ xảy ra tại Trạm biến áp Bùi Thị Cúc 4 (đường Nguyễn Thị Minh Khai, Hà Đông). Trạm này có công suất 400kVA-22/0,4kV thuộc Dự án Xây dựng mới các trạm biến áp trên địa bàn quận Hà Đông năm 2016.
Trạm biến áp mục đích đảm bảo cung cấp điện ổn định phục vụ nhu cầu sinh hoạt và sản xuất kinh doanh của nhân dân trong khu vực đường Nguyễn Thị Minh Khai và đường Lê Lợi (quận Hà Đông).
Nạn nhân Nguyễn Mạnh Cường, bỏng 12% đang được điều trị tại Viện Bỏng Quốc gia.
Vào hồi 10 giờ 30 phút sáng 17/11, Công ty Điện lực Hà Đông đã tổ chức nghiệm thu Trạm biến áp Bùi Thị Cúc 4 và tất cả các hạng mục đều đảm bảo đáp ứng các tiêu chuẩn để đưa vào sử dụng.
Khoảng 13 giờ ngày 17/11, Công ty đã cho thực hiện đóng điện không mang tải trạm biến áp theo quy định. Đến khoảng 14 giờ 45 phút thì sự cố cháy nổ xảy ra khiến 5 người thương vong.
Nguyên nhân ban đầu được Công ty Điện lực Hà Đông cho hay, trong quá trình đóng điện vận hành không tải trước khi đưa vào hoạt động chính thức, máy biến áp đã bất ngờ tràn dầu và gây cháy.
Anh Nguyễn Mạnh Hùng (anh trai của nạn nhân Nguyễn Mạnh Cường, bỏng 12%) kể lại, buổi sáng 17/11, anh ngồi uống nước ở gần trạm biến áp thì nghe thấy những tiếng nổ lách tách phát ra từ bên trong.
Buổi chiều, anh Hùng thấy có các công nhân điện lực đến làm việc ở trạm biến áp. Khi các công nhân này về được một lúc thì vụ nổ xảy ra.
"Trước khi vụ nổ xảy ra một lúc, tôi có ngồi uống nước với Cường và Sơn, sau đó, tôi về nhà có chút việc. Vừa về nhà được một lát thì vụ nổ xảy ra", anh Hùng chia sẻ.
Anh Hùng cũng cho hay, trạm biến áp phát nổ ở mặt trong - nơi vỉa hè, bên cạnh là bức tường che chắn nên giảm thiểu thương vong. Nếu nổ ở mặt ngoài - nơi đường lưu thông thì thương vong sẽ lớn hơn vì dầu có thể bắn vào người đi đường.
Hơn nữa, thời điểm vụ nổ xảy ra chỉ có ít người đang ngồi uống nước. Nếu vào buổi sáng, nơi đây còn một quán cháo thường có rất đông học sinh đến ăn hoặc vào buổi chiều muộn đến tối, quán trà đá của bà Hạnh rất đông khách.
Danh tính của 5 nạn nhân bị bỏng: Ông Vũ Đình Thái (SN 1953) bỏng 90%, đã tử vong sáng nay (18/11). Bà Nguyễn Thị Hạnh (vợ ông Thái, SN 1959, trú tại số 49 Lê Lợi, phường Nguyễn Trãi, Hà Đông) bỏng 80%. Ông Đinh Ngọc Long (SN 1969, trú tại số 73 Lê Lợi, phường Nguyễn Trãi, Hà Đông) mức độ bỏng 80%. Anh Nguyễn Mạnh Cường (SN 1978, số 24 Lê Lợi, phường Nguyễn Trãi, Hà Đông) bỏng 12%. Anh Nguyễn Đắc Sơn (SN 1983 Xóm Phượng, Tây Mỗ, Nam Từ Liêm) bỏng 12%.
Theo Triệu Quang (Dân Việt)
Xác định danh tính 5 nạn nhân trong vụ nổ bốt điện Vụ nổ bốt điện ở Hà Đông (Hà Nội) chiều 17/11 khiến 5 người bị bỏng, trong đó, 3 người bỏng nặng (1 người đã tử vong) và 2 người bỏng nhẹ hơn. Hiện trường xảy ra vụ nổ ở Hà Đông khiến 5 người thương vong (ảnh: Nguyễn Đức) Trước đó, khoảng 14 giờ 30 phút chiều 17/11, một bốt điện đặt...