Rùng mình mứt trộn ruồi chết
Bể nước đường và mật dùng để chế biến mứt sủi bọt, bốc mùi chua. Một số thùng mật đầy rẫy ruồi nhặng nhưng vẫn được sử dụng để trộn mứt.
Mứt táo, mứt cà chua, mứt quất,… là những món ăn được nhiều người yêu thích vào dịp tết. Tuy nhiên, nếu tận mắt chứng kiến quy trình làm mứt siêu bẩn tại nơi được coi là độc quyền của món mứt này ở thôn Thiết Trụ (xã Bình Minh, Khoái Châu, Hưng Yên), không ít người sẽ phải rùng mình.
Tại cơ sở làm mứt của nhà anh Q – xóm 2, ngay từ đầu xưởng, hòa lẫn với mùi mứt là mùi nước cống bốc lên, xộc vào mũi người đi đường. Mặc dù có mặt người lạ nhưng công nhân tại đây vẫn không ngần ngại dùng ủng giẫm đạp lên rổ quất để rửa sạch.
Nguyên liệu chế biến món mứt táo là những quả táo thối, dập nát.
Công nhân dùng chân rửa quất để chuẩn bị nguyên liệu làm món mứt quất.
Chum, vại, xô chậu ngâm nguyên liệu nổi bọt trắng xóa, thậm chí nhiều chỗ còn mốc xanh. Các loại ruồi, muỗi, nhặng liên tục vo ve trên những thùng ngâm mứt không hề có nắp đậy. Nhiều con chết trong bể chứa dung dịch nhưng chẳng được vớt ra.
Video đang HOT
“Thùng” mật làm món mứt táo vẩn đục, nổi váng
Do không có nắp đậy, lá cây, thậm chí cả ruồi nhặng đều có mặt trong thùng mật làm món mứt táo.
Theo quan sát của chúng tôi, dụng cụ làm mứt tại Thiết Trụ khá đơn giản: bể ngâm vôi hay ngâm đường đều được làm bằng những thanh gỗ tạp ghép lại rồi trải bạt chống thấm; lò nấu, lò sấy hơi đều bằng than bùn. Xưởng khá chật chội được tận dụng từ góc sân cho đến đường làng. Một số hộ sản xuất còn đổ nguyên liệu ra gần cống, xung quanh bốc mùi hôi thối nồng nặc.
Do nguyên liệu đầu vào là những quả táo dập nát, quy trình chế biến không đảm bảo vệ sinh nên nhiều bể mứt táo mốc xanh, sủi bọt.
Bể chứa nguyên liệu bọc bằng những miếng ni lông tạm bợ, phía trên không có mái che.
Bể chứa đọng đất, cát do quy trình rửa nguyên liệu được thực hiện qua loa.
Công đoạn chế biến đã mất vệ sinh, công đoạn đóng gói bẩn không kém. Mứt sau khi chế biến xong, được đổ đống dưới nền nhà, phía dưới chỉ lót một tấm ni lông mỏng. Công nhân với bàn tay cáu bẩn, không đeo bao tay “vô tư” đóng gói mứt. Chốc, chốc lại đưa bàn tay “nhớp nháp” lên miệng mút một cách ngon lành. Mặc kệ bụi bẩn, ruồi muỗi bám vào đống mứt đang nằm dưới sàn nhà.
Theo 24h
Ngày đầu "siết" hàng ăn vỉa hè: Bừa bộn và nhếch nhác
Hôm nay (20-1), thông tư số 30 của Bộ Y tế "siết" điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, kinh doanh thức ăn đường phố chính thức có hiệu lực. Tuy nhiên trên thực tế, cảnh bừa bộn, nhếch nhác của các quán ăn vỉa hè vẫn diễn ra phổ biến.
Theo thông tư số: 30/2012/TT - BYT thì cụm từ "Kinh doanh thức ăn đường phố" chỉ loại hình kinh doanh thực phẩm, thức ăn, đồ uống để ăn ngay, uống ngay được bán rong trên đường phố hay bày bán tại những địa điểm công cộng (bến xe, bến tầu, nhà ga, khu du lịch, khu lễ hội) hoặc ở những nơi tương tự. Theo đó, nơi bày bán thực phẩm phải cách biệt các nguồn ô nhiễm; bảo đảm sạch sẽ, không làm ô nhiễm môi trường xung quanh.
Trường hợp kinh doanh trên các phương tiện để bán rong phải thiết kế khoang chứa đựng, bảo quản thức ăn ngay, đồ uống bảo đảm vệ sinh, phải chống được bụi bẩn, mưa, nắng, ruồi nhặng và côn trùng gây hại.
Có đủ trang thiết bị, dụng cụ để chế biến, bảo quản, bày bán riêng biệt thực phẩm sống và thức ăn ngay; có đủ dụng cụ ăn uống, bao gói chứa đựng thức ăn bảo đảm vệ sinh; có đủ trang bị che đậy, bảo quản thức ăn trong quá trình vận chuyển, kinh doanh và bảo đảm luôn sạch sẽ; bàn ghế, giá tủ để bày bán thức ăn, đồ uống phải cách mặt đất ít nhất 60 cm.
Thức ăn ngay, đồ uống phải để trong tủ kính hoặc thiết bị bảo quản hợp vệ sinh và phải chống được bụi bẩn, mưa, nắng, ruồi nhặng và côn trùng xâm nhập. Người bán hàng phải mang trang phục sạch sẽ và gọn gàng; khi tiếp xúc trực tiếp với thức ăn, đồ uống ăn ngay phải dùng găng tay sử dụng 1 lần. Nguyên liệu thực phẩm, phụ gia thực phẩm, thực phẩm bao gói, chế biến sẵn bảo đảm có hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng và bảo đảm an toàn thực phẩm theo quy định.
Trang bị đầy đủ, sử dụng thường xuyên thùng rác có nắp, túi đựng để thu gom, chứa đựng rác thải và phải chuyển đến địa điểm thu gom rác thải công cộng trong ngày; nước thải phải được thu gom và bảo đảm không gây ô nhiễm môi trường nơi kinh doanh.
Hôm nay (20-1), là ngày thông tư 30 chính thức có hiệu lực. P.V Báo ANTĐ đã ghi lại một số hình ảnh về sự bừa bộn và nhếch nhác thường thấy tại các hàng quán vỉa hè, trên địa bàn Hà Nội:
Đầu phố Quốc Tử Giám, một người phụ nữ ngồi nướng chả ngay trên
miệng rãnh thoát nước, xung quanh bừa bộn toàn rác
Ăn quà vặt là thói quen của nhiều người bán đồ chơi tại phố Lương Văn Can
Nướng ngô đêm trên phố Nguyễn Như Đổ- thật khó đạt chuẩn
"giá tủ để bày bán thức ăn, đồ uống phải cách mặt đất ít nhất 60 cm"
Rau quả bày bán ngay trên vỉa hè, sát mép cống phố Nguyễn Khắc Cần, vi phạm nặng quy
định trong thông tư 30 "nơi bày bán thực phẩm phải cách biệt các nguồn ô nhiễm"
"Tây- ta" đều khoái ăn món nóng "Lục Tào Xá- Chí Ma Phù"
trong ngày đông giá rét
Một chị gánh hàng rong đi qua Hồ Gươm- "khi tiếp xúc trực tiếp với thức ăn, đồ uống ăn
ngay phải dùng găng tay sử dụng 1 lần"- có hay không thì chắc chỉ mình chị mới biết
Bánh khúc để trong thúng, không có tủ kính- liệu có vi phạm?
Bừa bộn cà phê vỉa hè, đầu phố Tô Hiến Thành
Chả nướng xong, để tơ hơ khỏi cần đậy điệm
Nhếch nhác ở một quán phở, đầu phố Bát Đàn
Theo ANTD
Ruồi nhặng bâu đầy trường mầm non ở Đồng Nai Bãi rác thải tồn ứ, cháy âm ỉ suốt ngày đêm cạnh trường mầm non Tân Thành khiến không khí luôn chìm ngập trong khói, ruồi nhặng xuất hiện ngày càng nhiều. Thực trạng trên diễn ra suốt hơn một tháng nay tại trường mầm non Tân Thành thuộc ấp 7, xã Bàu Cạn, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai. Theo phản ánh...