Rùng mình lời nguyền tận thế yểm vào lăng mộ Thành Cát Tư Hãn
Cho đến nay, nhiều chuyên gia, nhà khoa học nỗ lực tìm kiếm vị trí lăng mộ Thành Cát Tư Hãn nhưng đều không có kết quả. Một số người cho rằng có một lời nguyền tận thế gắn với lăng mộ Thành Cát Tư Hãn.
Năm 1227, Thành Cát Tư Hãn qua đời. Trước khi chết, nhà sáng lập đế chế Mông Cổ yêu cầu được chôn cất trong bí mật.
Theo nguyện vọng của Thành Cát Tư Hãn, con cháu hoàng tộc Mông Cổ bí mật mật táng ông.
Các chuyên gia cho hay người Mông Cổ tôn sùng đạo Tát Mãn nên quan niệm sinh mệnh của con người chính là quá trình sinh tử – tái sinh. Điều này có nghĩa sau khi chết, thi thể trở về với tự nhiên là đạo lý hiển nhiên.
Để kẻ gian không xâm phạm thi thể của tổ tiên, người Mông Cổ tiến hành chôn cất bí mật.
Thêm nữa, với lối sống du mục, người Mông Cổ không có khu nghĩa địa hoàng gia cố định tại một nơi nào.
Video đang HOT
Vì vậy, không chỉ Thành Cát Tư Hãn mà nhiều hoàng đế, hoàng thân quốc thích, quý tộc Mông Cổ đều được tiến hành chôn cất bí mật sau khi mất, tức không xây dựng những lăng mộ nguy nga, kiên cố.
Các chuyên gia tin rằng Thành Cát Tư Hãn được chôn cất theo 3 quy tắc: không dựng bia mộ, không công khai vị trí và không ghi chép vào tài liệu lịch sử.
Chính vì vậy, trong suốt hàng trăm năm qua, dù giới chuyên gia nỗ lực tìm kiếm vị trí lăng mộ của Thành Cát Tư Hãn nhưng vẫn chưa có kết quả.
Người dân Mông Cổ cũng không muốn nơi chôn cất của Thành Cát Tư Hãn bị phát hiện. Dân gian lưu truyền thông tin rằng, nguyên nhân khiến người đời mãi không thể tìm được lăng mộ của Thành Cát Tư Hãn là vì một lời nguyền.
Nếu như lăng mộ của Thành Cát Tư Hãn được tìm thấy thì lời nguyền sẽ ứng nghiệm và thế giới sẽ đối mặt với ngày tận thế.
Tâm Anh
Theo Kiến thức
Khủng khiếp những cuốn sách bị "nguyền rủa" thời Trung cổ
Vào thời Trung cổ, nhiều thư viện ở châu Âu đối mặt với những vụ trộm sách quý. Hành vi trộm sách được coi là tội ác nghiêm trọng giống như giết người và tội báng bổ. Để ngăn chặn điều này, nhiều cuốn sách bị "nguyền rủa".
Những cuốn sách bị "nguyền rủa" xuất hiện ở châu Âu thời Trung cổ. Sở dĩ những tác phẩm này bị như vậy xuất phát từ việc chúng thường bị kẻ xấu trộm mất.
Cụ thể, khi ngành in ấn chưa ra đời, những cuốn sách được tạo ra bằng việc chép tay. Để hoàn thành một cuốn sách tốn rất nhiều thời gian và công sức.
Những người chép sách thường là các nhà sư, học giả... có khả năng viết đẹp và vẽ các hình minh họa. Họ phải làm việc vô cùng tỉ mỉ để tránh xảy ra sai sót.
Do vậy, mỗi cuốn sách chép hoàn toàn bằng tay vô cùng giá trị. Điều này vô tình khiến chúng trở thành mục tiêu bị trộm cắp.
Dưới thời Trung cổ, nhiều thư viện bảo quản các cuốn sách quý bằng cách xích chúng vào bàn để độc giả không thể trộm mang về nhà.
Ngoài cách này, người xưa còn có "độc chiêu" chống trộm sách là ở trang đầu hoặc trang cuối của cuốn sách có ghi lời chú mang nội dung nguyền rủa.
Những lời nguyền chủ yếu có nội dung kẻ nào trộm sách sẽ đối mặt với cơn thịnh nộ của Chúa và bị trừng phạt với những nỗi đau tột cùng.
Thậm chí, có cuốn sách viết lời nguyền chết chóc với nội dung nếu kẻ nào trộm sách sẽ bị chiên trong chảo, treo cổ, mắc bệnh dẫn đến tử vong...
Vào thời Trung cổ, trộm sách được coi là tội ác nghiêm trọng được so sánh ngang với tội giết người và báng bổ thần thánh.
Những lời nguyền viết ở trang đầu hoặc trang cuối của cuốn sách không chỉ nhắm đến những người trộm sách mà còn hướng tới những người có hành vi không tôn trọng sách như làm bẩn, rách các trang sách, ngủ gục lên sách...
Tâm Anh
Theo Kiến thức
Đánh vần 'sách đá' cổ Sa Pa Những bí ẩn vẫn bao phủ những nét khắc trên những tảng đá rải rác ở bãi đá cổ Sa Pa. Mọi lý giải vẫn chỉ là giả thiết. Bí ẩn vẫn là bí ẩn. Những phiến đá cổ Sa Pa như những trang sách đang lưu và mang quá khứ đến với hiện tại và tương lai. Công việc "đọc sách đá...