Rùng mình: Khâu mắt cò, bày la liệt trận địa tận diệt chim trời
Những ngày này, trên khắp cánh đồng quê, nhất là vùng ven biển ở Hà Tĩnh đi đâu cũng bắt gặp cảnh người dân giăng bẫy bắt chim trời.
Một người dân ở xã Cương Gián huyện Nghi Xuân đang đặt bẫy với trận địa cò giả đã được bày ra. Ảnh: TT.
Mùa chim di trú rơi vào khoảng tháng 9 đến tháng 11 hàng năm. Đây cũng là thời điểm trên các cánh đồng đã thu hoạch xong vụ lúa Hè – Thu. Bởi vậy, từng đàn cò, vạc, cói thường bay đến đậu trên cánh đồng để kiếm ăn từ những hạt lúa rơi vãi, hay những con tép, con ốc, con cá.
Bẫy đã được giăng ra với đàn cò giả hàng trăm con trên cánh đồng ở xã Cương Gián.
Bẫy cò ở xã Cương Gián.
Một trận địa như thiên la địa võng được đặt cả dưới đất và trên ngọn cây ở xã Thịnh Lộc huyện Lộc Hà.
Nắm bắt được đặc điểm đó, nhiều người dân tranh thủ dịp nông nhàn đã giăng bẫy để bắt chim trời bán kiếm tiền khi mà giá chim trời khá cao từ 25 – 40.000 đồng/con đối với cói, còn cò thì đắt hơn khoảng 20.000 đồng.
Cách mà người ta bẫy cò, cói là làm hàng chục, đến hàng trăm con cò giả đặt trên cánh đồng, hoặc lên các ngọn cây. Xung quanh trận địa cò giả đó, là hàng loạt que tre nhỏ hơn chiếc đũa đã được tẩm nhựa cây rừng có độ dính rất cao.
Video đang HOT
Ở đó, họ còn bố trí một số con cò, cói thật được khâu mắt, buộc dây ở chân để người đánh bẫy núp ở xa giật nhử đàn cò, cói thật sà xuống đậu với đồng loại. Tuy nhiên, chỉ cần sàn xuống là gần như không còn đường thoát khi lập tức nhựa sẽ dính vào cánh, vào lông. Lúc đó người đánh bẫy chỉ việc đến thu chiến lợi phẩm
Đàn cò giả được trưng ra trông giống hệt cò thật.
Một con cói được buộc chân làm mồi nhử.
Những con cói mồi được cho đậu trên cọc để nhử đàn của chúng sà xuống.
Một trận địa bẫy cò ở xã Thạch Hải, huyện Thạch Hà.
Những con cò dính bẫy bị bắt gom lại nhốt vào lồng.
Rồi bị vặt lông.
Sau đó thì trở thành đặc sản để ăn, nhậu.
Một ngày nếu may mắn, một người đánh bẫy có thể bắt được hàng chục, đến hàng trăm con cò, cói bán kiếm tiền triệu. Tuy nhiên, cũng có những ngày đàn chim không về thì sẽ thất thu.
Lưới tàng hình được giăng ra tại một cánh đồng hoang ở xã Thạch Khê, huyện Thạch Hà để bẫy bắt chim dạt dạt, chim quốc.
Ghi nhận của phóng viên, hiện nay ngoài cách đánh bẫy truyền thống như nêu trên, một số nơi ở Hà Tĩnh còn dùng lưới giăng lên để bẫy chim. Họ gọi lưới này là lưới tàng hình với đặc điểm rất khó nhìn thấy để đàn chim khi bay sẽ lao vào dính lưới.
Theo Trần Tuấn (Báo Lao Động)
Hành động vì màu xanh của biển
Với 137km bờ biển, Hà Tĩnh được thiên nhiên ưu ái "ban tặng" cho bờ biển dài và đẹp, giàu tiềm năng về du lịch, một vùng biển với ngư trường rộng lớn, nhiều loài hải sản mang giá trị kinh tế cao.
Nhận thức được giá trị to lớn đó, cán bộ, chiến sĩ BĐBP Hà Tĩnh đã và đang chung tay làm sạch biển, góp phần bảo vệ môi trường, giúp nhân dân khu vực biên giới biển yên tâm làm ăn, sinh sống .
Các đoàn viên, thanh niên BĐBP Hà Tĩnh tham gia làm sạch môi trường biển. Ảnh: Thế Mạnh
Thường lệ, cứ vào chiều thứ 5 hằng tuần, Trung úy Nguyễn Hữu Đức, Đội trưởng Đội vận động quần chúng, Đồn Biên phòng Cửa Sót, BĐBP Hà Tĩnh cùng với cán bộ văn hóa xã Thịnh Lộc, huyện Lộc Hà lại tổ chức tuyên truyền qua loa truyền thanh của xã về những tác hại của rác thải đối với môi trường biển. Những buổi tuyên truyền đã góp phần không nhỏ giúp nhân dân nâng cao nhận thức và có ý thức trách nhiệm hơn trong giữ gìn môi trường trong lành của biển.
Trung úy Nguyễn Hữu Đức chia sẻ: "Chúng tôi không những tuyên truyền qua hệ thống truyền thanh, mà còn trực tiếp xuống các gia đình sinh sống dọc bờ biển để tuyên truyền, vận động bà con hiểu được tác hại việc xả rác bừa bãi sẽ gây ô nhiễm môi trường biển và ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống và hoạt động kinh doanh. Từ đó, bà con đã nhận biết và thay đổi thói quen xả rác ra môi trường và bỏ rác đúng nơi quy định".
Bãi biển Thạch Bằng được đánh giá là một trong những bãi biển đẹp và bằng phẳng ở Hà Tĩnh, mỗi ngày thu hút hàng nghìn lượt khách đến tham quan, du lịch. Lượng khách du lịch lớn, cơ sở hạ tầng không đáp ứng kịp nên người dân địa phương cùng du khách hầu như xả thẳng rác xuống bờ biển. Mong muốn trả lại vẻ đẹp tự nhiên cho bãi biển, Đồn Biên phòng Cửa Sót đã có nhiều biện pháp bảo vệ môi trường, trong đó, tổ chức nhiều đợt tuyên truyền tới các chủ cơ sở kinh doanh nhà hàng trên địa bàn nâng cao ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường biển, không vứt rác bừa bãi, thu gom rác thải trên các tuyến đường của các bãi biển. Qua đó, các chủ kinh doanh tuyên truyền tới khách du lịch cùng nhau giữ gìn và làm sạch môi trường biển.
Hằng ngày, sau khi kết thúc chuyến đi biển, anh Nguyễn Phúc Giám, chủ tàu cá NA 90304 dành thời gian vá lại lưới cụ, chuẩn bị cho chuyến đi biển tiếp theo. Trước đây, mỗi lần đi biển, anh không mấy quan tâm đến việc giữ gìn môi trường. Thói quen xả rác trực tiếp ra biển đã ăn sâu trong nếp sinh hoạt của thế hệ những người dân như anh. Sau những lần được cán bộ, chiến sĩ Biên phòng tuyên truyền về tác hại của rác thải đối với môi trường biển, anh Giám thấy mình cần phải có trách nhiệm hơn.
Anh Giám cho biết, thói quen chung của người dân là bạ đâu vứt đó, nhưng từ khi được BĐBP tuyên truyền, tôi nhận thức rằng, bảo vệ môi trường biển xanh - sạch - đẹp là "giữ gìn miếng ăn" cho chúng tôi. Vì biển sạch mới có nguồn hải sản phong phú, khi đó mới có cá mà đánh bắt để cho thu nhập.
Thượng tá Trần Đình Tứ, Chính trị viên Đồn Biên phòng Cửa Sót cho biết: Một số người dân, du khách, doanh nghiệp nhận thức về bảo vệ môi trường biển còn nhiều hạn chế, vô tư xả rác, chôn lấp rác thải trên bãi biển và biến các bãi biển thành những bãi rác khổng lồ, khiến vùng biển nơi đây phải đối diện với tình trạng ô nhiễm nặng. Nhận thức được bảo vệ môi trường là nhiệm vụ cấp bách, ngay sau khi Chiến dịch "Hãy làm sạch biển" được phát động, cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Cửa Sót đã quán triệt và triển khai thực hiện bằng nhiều cách làm cụ thể, thiết thực. Hàng trăm tờ rơi với những nội dung: Hạn chế sử dụng túi ni lông; tác hại của rác thải đối với môi trường biển; bảo vệ môi trường là nghĩa vụ của mỗi công dân... được tuyên truyền viên của Đồn Biên phòng Cửa Sót chuyển đến tận tay bà con...
Theo báo cáo của BĐBP Hà Tĩnh, thực hiện Chiến dịch "Hãy làm sạch biển", từ năm 2018 đến nay, Đoàn thanh niên BĐBP Hà Tĩnh đã phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể ở địa phương tuyến biển tổ chức 16 đợt ra quân làm sạch môi trường biển, thu hút trên 14.000 người tham gia, làm sạch 60km bờ biển, thu gom trên 120 tấn rác thải.
Để Chiến dịch "Hãy làm sạch biển" có hiệu quả, hằng năm, Đồn Biên phòng Cửa Sót phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ, Đoàn Thanh niên của huyện tổ chức nhiều đợt ra quân làm sạch biển. Mỗi đợt như thế, đơn vị thu gom hàng trăm tấn rác thải trên bãi biển.
Đại úy Dương Mai Lĩnh, Trợ lý công tác quần chúng, BĐBP Hà Tĩnh chia sẻ: Hoạt động bảo vệ môi trường biển được BĐBP Hà Tĩnh triển khai quy mô lớn với thông điệp "BĐBP chung tay làm sạch biển". Vào các ngày thứ 7, chủ nhật hàng tuần, cán bộ, chiến sĩ các đồn Biên phòng phối hợp với đoàn viên, thanh niên địa phương, ngư dân tổ chức thu gom, xử lý rác thải, làm sạch môi trường với phương châm vừa làm, vừa tuyên truyền, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường biển cho nhân dân.
Chiến dịch "Hãy làm sạch biển" đã, đang và sẽ tiếp tục theo chân những người lính mang quân hàm xanh đến với những bãi biển của đất nước... Mỗi hành động nhỏ từ Chiến dịch "Hãy làm sạch biển" hôm nay đang không ngừng lan tỏa, truyền đi những thông điệp ý nghĩa, thiết thực vì màu xanh của biển, bảo vệ sự sống của con người.
Thế Mạnh
Theo Bienphong
Hà Tĩnh: Hàng tấn cá biển chết trắng dạt vào bờ Chỉ trong vòng nửa ngày, người dân xã Thịnh Lộc, huyện Lộc Hà đã vớt được hàng tấn cá biển chết trắng, phơi bụng nổi lềnh bềnh trôi dạt vào bờ biển. Chỉ trong vòng nửa ngày, người dân xã Thịnh Lộc, huyện Lộc Hà vớt được hàng tấn cá biển chết trắng, phơi bụng nổi lềnh bềnh trôi dạt vào bờ biển....