Rùng mình dùng đầu đập vỡ lu nước
Ngoài ra, anh đã dùng đầu đập vỡ 10 hũ rượu cũng như nằm trên 5 mũi giáo nguy hiểm. Trong đêm bán kết 4, nhóm Lý Bằng đã mang đến một tiết mục võ thuật mạo hiểm được đầu tư một cách bài bản. Mở đầu phần trình diễn, các thành viên của nhóm Lý Bằng đã phô diễn những thế võ đẹp mắt.
Tiếp đó, nhân vật chính của tiết mục – võ sư Lý Bằng xuất hiện và đem lại cho khán giả những giây phút thót tim. Lý Bằng nằm trên 5 mũi giáo, mỗi mũi giáo đâm vào những điểm rất nguy hiểm của cơ thể như trán, ngay dưới xương quai xanh và bụng.
Ngoài ra, anh đã dùng đầu đập vỡ 10 hũ rượu với tốc độ rất nhanh. Đỉnh điểm của tiết mục đó là khi Lý Bằng cũng dùng đầu trần đập 1 lu nước bằng sành lớn.
Trong giây phút này, toàn bộ giám khảo và khán giả gần như thót tim theo từng chuyển động diễn ra trên sân khấu. Đến khi chiếc lu có kích thước khá lớn này vỡ vụn, toàn bộ mới thở phào nhẹ nhõm và không ngớt vỗ tay thán phục.
Giám khảo Thành Lộc cho hay: “ Tôi đồng ý với ý kiến của anh Thanh Bạch là tiết mục này hấp dẫn từ đầu đến cuối. Phải nói là nhóm của các bạn là nhóm Kungfu mà tôi trông đợi nhất của mùa Got Talent năm nay. Phần trình diễn của các bạn lần trước tôi đã thấy hay rồi, phần trình diễn lần này phải nói là hoàn hảo từ hình thức đến nội dung“.
Giám khảo Thúy Hạnh cũng chung ý kiến: “ Phần trình diễn của các bạn có một sự đầu tư rõ ràng về kỹ thuật cũng như về hình thức của tất cả mọi người, mang tính giải trí rất cao, không đơn thuần là nỗi sợ hãi mà là sự hứng thú rất cao“.
Trong khi đó, giám khảo Huy Tuấn không bình luận quá nhiều: “ Tôi chỉ ngắn gọn thôi đây là một tiết mục giải trí hoàn hảo“.
Video: Choáng váng vì màn “võ đầu”
Những hình ảnh ấn tượng của nhóm kungfu Lý Bằng:
Video đang HOT
Tiết mục được dàn dựng khá công phu với phần âm nhạc rất hay
Màn dùng đầu đạp vỡ 10 hũ rượu của anh được tán dương nhiệt liệt
Trước đó anh cũng trổ tài nằm trên mũi giáo khiến khán giả trầm trồ
Hai cha con võ sư Lý Bằng
Cả nhóm hào hứng sau khi tiết mục thành công
Bộ ba giám khảo cũng rất hào hứng với tiết mục này
Theo 24h
Khi "tóc dài" lên sàn võ
Một chương trình dành riêng cho phái nữ hướng dẫn cách tự vệ khi bị xô đẩy, túm tóc...; phản ứng khi bị kẻ xấu giật túi xách, dây chuyền... đang thu hút nhiều chị em đến với lớp võ tự vệ tại Nhà văn hóa Phụ nữ TPHCM.
Học võ để phòng thân, học võ để linh hoạt, học võ để khỏe hơn... là những lý do chính để 50 học viên đến với lớp võ tự vệ tại Nhà văn hóa Phụ nữ TPHCM (192-194 Lý Chính Thắng, quận 3). Đứng lớp giảng dạy là võ sư Bạch Văn Anh, từng giành huy chương vàng Taekwondo khu vực Đông Nam Á, và hiện đã đạt đến huyền đai đệ lục đẳng quốc tế.
Yến Linh, 30 tuổi, là nhân viên kinh doanh, theo lớp đã 1 năm nên động tác rất nhanh nhẹn. Từ khi học võ, Yến Linh ít đau ốm hẳn.
Chị em đến lớp võ ở nhiều độ tuổi và ngành nghề: từ học sinh - sinh viên, nhân viên bán hàng, bà nội trợ... Có bạn gái muốn lận lưng vài miếng võ để tự tin khi ra nước ngoài du học. Cũng có chị "lén" đến sân tập võ vì... hết chịu nổi ông chồng hung dữ.
Còn cô Phương (57 tuổi), học viên lớn tuổi nhất chia sẻ: "Giờ nghỉ hưu rồi, những lúc ở nhà một mình, tôi sợ lắm nên đi học võ. Thay vì học thể dục nhịp điệu hay yoga, tôi thấy học võ có lợi hơn vì vừa khỏe vừa tự bảo vệ mình".
Dù đã U60 nhưng cô Phương rất hăng hái tập võ
Là người đề xuất mở lớp võ tự vệ, võ sư Bạch Văn Anh xây dựng giáo trình dựa trên thực tế gồm: luyện tay, chân (đỡ, đấm, chặt và các thế đá...); tự vệ khi bị đối phương ôm, xô đẩy, túm tóc...; tay không chống hung khí (dao, gậy, nón bảo hiểm); phản ứng khi bị kẻ xấu giật túi xách, dây chuyền... Sau một khóa (12 buổi), học viên đã biết cách tự vệ nhưng để thuần thục thì phải theo suốt 3-4 khóa.
Võ sư Bạch Văn Anh hướng dẫn cách ứng phó khi bị giật túi xách
Không chỉ truyền dạy các kỹ thuật võ tự vệ, thầy Bạch Văn Anh còn chia sẻ cách khắc phục hiệu quả các chấn thương nhẹ (bong gân, đau cơ), cách day ấn xua tan mệt mỏi. Và những câu nói dí dỏm của thầy: "Các bạn phải luyện tập cả hai tay. Lỡ như kẻ xấu xông tới, chẳng lẽ nói: anh qua bên này em thuận tay đấm anh hơn?"; "Quên động tác nữa rồi... Kiểu này gặp kẻ xấu thì bảo nó chờ một phút để ôn bài phải không?" ... khiến cho lớp học thường xuyên vang tiếng cười.
Ban đầu, đến với lớp võ, chị em thường lo ngại "mất duyên con gái" và sợ chấn thương. Tuy nhiên, qua thời gian luyện tập, họ mới nhận ra rằng chẳng những duyên không mất mà sức khỏe càng được tăng cường. Còn chấn thương là chuyện hiếm vì dưới chân đã có lớp thảm dày, và bài học được nâng dần từ dễ rồi mới khó.
Kỹ thuật ngã an toàn cũng rất hữu ích khi bị tai nạn giao thông
Tại Cung văn hóa Lao động TPHCM cũng có lớp dạy võ Aikido miễn phí dành cho công nhân viên chức vào buổi tối cũng thu hút nhiều chị em phụ nữ. Tuy nhiên, cả Nhà văn hóa Phụ nữ và Cung văn hóa Lao động đều ở các quận trung tâm (quận 3, quận 1) nên chị em ở xa rất khó tham gia.
Từ nhà đến lớp võ gần 20km nhưng chị Cẩm Tú (ở quận 12) vẫn đến lớp võ vì: "Ở trung tâm thể dục của các quận cũng có dạy võ nhưng chủ yếu là cho thanh thiếu niên. Mình đến đó thấy lạc lõng lắm, cho nên ráng chạy tới đây cho có chị em đồng trang lứa" . Tuy nhiên, một phần vì nhà xa quá, một phần do giờ học rơi vào giờ hành chính nên chị Tú không đi học đều được. Vì vậy, chị Tú rất mong muốn lớp võ tự vệ dành cho phụ nữ sẽ được nhân rộng đến các quận xa trung tâm.
Clip một số động tác võ tự vệ.
Theo Dantri
Dạy aikido cho người khuyết tật Trong bộ võ phục của môn aikido, thỉnh thoảng một vài võ sinh lăn ra sàn nằm lì chờ cô giáo tới năn nỉ... Đó là hình ảnh ở lớp võ thuật miễn phí dành cho người khiếm thị, thiểu năng... của vợ chồng võ sư Nguyễn Thị Thanh Loan và Đặng Văn Phát. Võ sư Nguyễn Thị Thanh Loan và học trò...