Rùng mình chuyện hài cốt “công chúa” 2.000 tuổi bỗng dưng đen sì
Một bộ hài cốt “ công chúa” 2.000 tuổi được tìm thấy tại một bãi biển gần làng Bagicz, phía bắc Ba Lan gây chú ý khi xương chuyển sang màu đen. Bên cạnh bộ hài cốt người phụ nữ là nhiều đồ trang sức, quần áo và đồ da.
Vào cuối thế kỷ 19, các nhà khảo cổ tìm thấy một bộ hài cốt “công chúa” 2.000 tuổi tại một bãi biển gần làng Bagicz, phía bắc Ba Lan.
Hài cốt “công chúa” được mai táng trong một khúc gỗ rỗng. Bên cạnh thi hài người phụ nữ là những món đồ trang sức, quần áo và đồ da.
Sau một loạt kiểm tra, các chuyên gia kết luận người phụ nữ này sống vào khoảng năm 100 sau Công nguyên. Bà qua đời khi khoảng 25 – 30 tuổi.
Video đang HOT
Căn cứ vào những món đồ tùy táng được tìm thấy, giới khảo cổ suy đoán người phụ nữ có thể xuất thân từ tầng lớp thượng lưu và có thể là một công chúa.
Người phụ nữ có vóc dáng khá nhỏ bé với chiều cao cơ thể khoảng 1,45m. Đặc biệt, xương của người phụ nữ nghi ngờ là công chúa bị chuyển sang màu đen. Các chuyên gia cho rằng, sở dĩ hài cốt của “công chúa” chuyển sang màu đen là do nó nằm trong một khúc gỗ suốt nhiều thế kỷ.
Do hài cốt của “công chúa” chuyển sang màu đen khiến giới chuyên gia gặp nhiều khó khăn trong việc nghiên cứu, giải mã những bí ẩn về cuộc sống, diện mạo của người này trước khi chết.
Hiện thi hài “công chúa” 2.000 tuổi được lưu giữ tại Bảo tàng Quốc gia ở Szczecin. Các chuyên gia hy vọng trong thời gian tới sẽ có những đột phá trong nghiên cứu, giải mã bí ẩn về hài cốt “công chúa” cổ xưa này.
Tâm Anh
Theo Kiến thức
Tìm thấy hổ phách chứa lông khủng long, rận cổ đại 99 triệu năm tuổi
Các nhà khoa học vừa khai quật được một viên hổ phách chứa lông vũ của khủng long cùng với nhiều con rận cổ đại gần 99 triệu năm trước.
Trước phát hiện nay, hóa thạch rận cổ xưa nhất từng được tìm thấy là 44 triệu năm tuổi, khoảng 22 triệu năm sau khi kỷ nguyên của khủng long kết thúc, theo Inside Science.
Các nhà khoa học đã nghiên cứu hai mảnh của viên hổ phách, khai quật tại thung lũng Hukawng, miền Bắc Myanmar. Chúng được một nhà sưu tầm hổ phách hiến tặng lại cho khoa học vào năm 2016. Phân tích đồng vị phóng xạ cho thấy mẫu vật khoảng 99 triệu năm tuổi.
Nguồn gốc và quá trình tiến hóa của loài ký sinh trùng này vẫn còn nhiều bí ẩn. Việc giải mã cách loài này tiến hóa song hành cùng vật chủ có thể hé lộ nhiều thông tin mới về những loài vật cổ đại mà hóa thạch không thể hiện hết.
Rận cổ đại Mesophthirus angeli bò trên lông vũ của khủng long, có niên đại nằm trong Kỷ Phấn trắng. Ảnh: Inside Science.
Hổ phách gồm 2 mẫu lông vũ. Dựa trên so sánh với các hóa thạch từng được khai quật, đây là lông của khủng long chứ không phải các loài chim cổ đại, theo Chung Kun Shih, chuyên gia thuộc Bảo tàng Quốc gia về Lịch sử Tự nhiên Smithsonian (Mỹ).
Các nhà khoa học cũng tìm thấy 10 con côn trùng ở dạng "nhộng", chưa trưởng thành, nằm trong hổ phách. Con lớn nhất dài 230 micron, lớn hơn đường kính trung bình sợi tóc của con người là 100 micron. Qua phân tích, các nhà khoa học nhận thấy những sinh vật này có cấu tạo cơ thể tương tự rận hiện đại. Họ đặt tên cho sinh vật vừa được phát hiện là Mesophthirus Engeli.
Mesophthirus có bộ hàm khỏe. Một trong hai mẫu vật lông vũ có dấu hiệu bị cắn, tương tự như cách chấy rận ký sinh trên lông của các loài chim hiện đại. Điều này cho thấy ký sinh trùng trên lông vũ đã tiến hóa trong giai đoạn giữa Kỷ Phấn trắng của Đại Trung Sinh, khi khủng long có lông vũ và chim cổ đại cùng xuất hiện.
Theo news.zing.vn
Giải mã cuộc đời của nữ đại gia bí ẩn nhất nước Mỹ Từ một cô gái nghèo, có nhan sắc, người phụ nữ này đã bước chân vào thế giới thượng lưu nhưng rồi cuối cùng lại không thể tận hưởng được sự giàu có, phải chôn vùi gần 30 năm cuối đời trong ám ảnh tiền bạc. Trong số những chuyện lạ về người bị ám ảnh tích trữ và sống ẩn giật, câu...