Rùng mình chứng kiến những màn tra tấn tàn ác ở nhà tù Phú Quốc
Nhằm lấy lời khai từ các tù binh cách mạng, cai ngục nhà tù Phú Quốc áp dụng 45 hình thức tra tấn dã man như chích điện, đóng đinh vào da thịt, đục răng, bắt nằm trong chảo nóng… Hậu quả, hơn 4.000 tù binh bị sát hại bởi những đòn tra tấn này.
Nhà tù Phú Quốc do chế độ Mỹ – Ngụy xây dựng (trong chiến tranh Đông Dương, nhà tù này có tên là Nhà lao Cây Dừa), được xem là một nhà tù lớn nhất miền Nam Việt Nam. Nhà tù rộng trên 4ha, được đặt tại thị trấn An Thời ở hướng cực nam của huyện đảo Phú Quốc. Đây là trại giam tù binh trung tâm toàn Việt Nam Cộng hòa, từng giam giữ hơn 32.000 tù binh, có lúc lên đến 40.000 tù nhân, nhiều hơn số người dân sống trên đảo Phú Quốc lúc bấy giờ.
Nhà tù Phú Quốc có tất cả là 12 khu được đánh số từ khu 1 đến khu 12. Riêng khu 13, 14 được xây dựng thêm vào cuối năm 1972. Mỗi khu trại giam có khả năng chứa khoảng 3.000 tù nhân. Năm 1972, có khoảng 12 x 3.000 = 36.000 tù nhân. Mỗi khu trại giam lại được chia làm nhiều phân khu. Thường thì có 4 phân khu trong 1 khu. Một phân khu chứa được 950 tù binh. Giữa năm 1968, phong trào đấu tranh của tù binh lên cao, địch cho xây dựng các biệt giam 2, 4, 5, 6, trong đó biệt giam B2 là biệt giam khủng khiếp và tàn ác nhất. Biệt giam B2 được làm bằng nhiều lớp bùng nhùng, dựng một lớp vỉ sắt bên ngoài và nền cũng lát vỉ sắt, trên phủ bạt, rất nóng và chật chội.
Nhà tù Phú Quốc giam giữ nhiều thành phần ở nhiều địa phương trên cả nước như Bộ đội chủ lực, địa phương quân, du kích, học sinh, sinh viên và cả tù binh phạm tội hình sự…
Theo tài liệu của nhà tù cũng như những lời kể của các cựu tù Phú Quốc, các tù bình trong thời gian bị giam cầm tại Phú Quốc đã phải chịu trên 45 hình thức phạt, tra tấn dã man như: đóng đinh vào tay, chân, đầu; đốt dây kẽm cháy đỏ đâm vào da thịt, đục răng, trùm bao bố chế nước sôi hoặc đổ lửa than, ném vào chảo nước sôi, thiêu sống, chôn sống…
Và trong vòng 6 năm (từ tháng 6/1967 đến 3/1973), trại giam tù binh Phú Quốc có hơn 4.000 người chết, hàng chục ngàn người bị thương tật tàn phế.
Căm phẫn sự tàn ác của địch, hàng trăm tù binh đã tổ chức vượt ngục, trong đó cuộc vượt ngục của 24 tù binh cách mạng vào ngày 26/1/1969 thông qua đường hầm mà các chiến sĩ kiên trì đào liên tục trong 4 tháng bằng những chiếc thìa ăn cơm. Cuộc vượt ngục đó được xem là kỳ tích, ngoạn mục trong hàng chục cuộc vượt ngục tại nhà tù khét tiếng nhất miền Nam Việt Nam này.
Toàn cảnh nhà tù Phú Quốc hiện nay
Xung quanh nhà tù là nhiều lớp kẽm gai, sắt nhọn và lính canh nghiêm ngặt
Màn tra tấn đầu tiên dành cho các tù binh cách mạng khi mới đưa đến nhà tù
Tại nhà tù, bọn chúng lập nên nhiều chuồng cọp để nhốt các tù binh ngoài trời như thế này
Nắng nóng, chật chội…
Còn đây là chuồng cọp catso – Phòng kỷ luật. Chuồng cọp catso tất cả các cạnh đều bằng sắt, người bị giam vào đây vừa bị nóng, thiếu sáng và chịu cảnh hôi thối khi tù nhân tiêu tiểu tại chỗ.
Video đang HOT
Cai ngục thường xuyên đánh đập các tù binh
Riêng những chiến sĩ cách mạng bị chúng áp dụng các màn tra tấn rất dã man
Đóng đinh vào xương
Cho nằm vào chảo nóng
Chiếu đèn cao áp vào mắt tù binh
Chích điện
Ép uống xà phòng
Bắt tù nhân lộn vỉ sắt
Đóng đinh vào đầu, khớp gối
Treo ngược lên để đánh
Chôn sống tù nhân
Màn tra tấn dã man nhất là đục răng tù nhân
Ngoài những màn tra tấn, ban đêm bọn cai ngục còn đưa người vào giết các tù nhân cách mạng
Ngày 26/1/1969, một số tù nhân dùng thìa đào đường hầm dài 120m để thoát ra ngoài
Nhờ đường hầm này, đã có 24 chiến sĩ thoát được địa ngục trần gian.
Nguyễn Hành
Theo Dantri
Huyền thoại nữ biệt động Sài Gòn: Tình yêu làm nên điều kỳ diệu!
Trở về từ "địa ngục trần gian" với những màn tra tấn dã man, bỉ ổi của địch, ước mơ làm vợ, làm mẹ của Mai tưởng chừng đã khép lại. Nhưng tình yêu cháy bỏng giữa Mai và chàng chiến sĩ biệt động cùng đơn vị đã tạo nên điều kỳ diệu.
Chuyện tình lính biệt động
Nữ chiến sĩ biệt động Nguyễn Thị Mai bên hai người cháu.
Trở về từ cõi chết, nữ biệt động Nguyễn Thị Mai tưởng rằng sẽ chẳng có ai chấp nhận yêu thương cô khi chứng co giật thần kinh luôn hành hạ cùng nhiều vết thương về thể xác và tâm hồn sau những màn tra tấn bỉ ổi của địch. Thế nhưng, một chiến sĩ biệt động cùng đơn vị có tên Mười Kiều (Huỳnh Kiều) đã đem tình yêu, "sự hồi sinh" mới đến với Mai.
Cảm tình giữa Mai và chàng lính biệt động nảy sinh lớn dần theo thời gian. Dù chẳng một lời thổ lộ nhưng cả hai đều hiểu họ cần nhau thông qua ánh mắt. Trong một chuyến giao liên, Mười Kiều đã lấy hết can đảm thổ lộ: "Mai này! Tôi muốn kiếm vợ, tôi ưng Mai. Mai có chịu không?".
Tỏ tình thời chiến của lính biệt động chỉ ngắn gọn như vậy. Chỉ thế thôi nhưng cũng để cả hai hiểu được rằng họ không thể sống thiếu nhau.
Rồi một chuyến giao liên vào thành, Mai đã không trở lại. Đơn vị lo lắng, đoán chắc Mai rơi vào tay địch. Mười Kiều là người lo lắng nhất, anh thấp thỏm, trông ngóng ngày đêm nhưng không dám hỏi ai, chỉ im lặng và chờ đợi. Đối với Mười Kiều những ngày này trôi qua rất nặng nề, ảm đạm.
Ba tháng sau, Mai xuất hiện trước mắt Mười Kiều, chàng lính biệt động lúc này như chết đứng khi thấy hình hài của Mai rũ rượi, chi chít vết thương. Khi nghe Mai kể lại câu chuyện bị bắt, chú Tư, người trong tổ chức phải thốt lên: "Con Mai này siêu thật, rơi vào hang hùm nọc rắn thế mà nó vẫn bảo vệ cho tổ chức đến cùng mà trở về bình an".
Tình yêu giữa Mười Kiều và Mai càng tha thiết hơn khi nữ giao liên vừa trải qua những ngày "thập tử nhất sinh". Những đòn tra tấn bẩn thỉu, bỉ ổi của địch được Mai tâm sự với Mười Kiều. Mai tưởng rằng khi sự thật được phơi bày, Mười Kiều sẽ chối bỏ tình cảm. Nhưng không! Thay vào đó là sự sẻ chia, đồng cảm của Mười Kiều dành cho Mai. "Càng vậy, anh càng thương em hơn" - Mười Kiều nói chắc nịch.
Tình yêu của hai người lính biệt động đơn giản mà bền vững. Cũng như cái cách mà họ đã tin tưởng vào cách mạng, tin tưởng vào ngày chiến thắng để đeo đuổi đến cùng sự nghiệp đấu tranh giành lại hòa bình cho đất nước.
Hạnh phúc ngày về!
Gia đình 3 thế hệ của bà Mai ngày hôm nay
Năm 1971, cơ quan có quyết định tổ chức đám cưới cho đôi bạn Huỳnh Kiều - Nguyễn Thị Mai. Mọi người chưa kịp chúc phúc thì Mai lại bị bắt, kế hoạch cưới phải hoãn lại. Không ít người bảo chuyện đám cưới là chuyện trong mơ bởi hồ sơ của Mai chất thành đống cao ở Bộ tổng tham mưu.
Thế mà, cái ngày đó cũng đã đến vào năm 1973. Đơn vị đứng ra tổ chức đám cưới cho Mai và Kiều. Anh Mười Phương lúc đó là Trưởng ban Cán bộ ở căn cứ làm công tác tư tưởng mấy ngày liền: "Mày có thương Mai thật lòng không?". "Dạ có", Kiều trả lời. "Mày có xác định kỹ khi lấy một thương binh, không có khả năng sinh đẻ?", anh Mười Phương lặp đi lặp lại nhiều lần câu hỏi như thế. Trước tập thể, Mười Kiều nói như lời tuyên thệ trước lúc ra trận: "Tôi yêu cô ấy, vì cô ấy đã mất đi nhiều thứ, trong đó có bản năng làm mẹ".
Nhưng điều kỳ diệu đã đến, tròn một năm sau ngày cưới, Mai sinh con trai đầu lòng nặng 1,7kg trong niềm vui khôn xiết của gia đình, đồng đội. Nhiều đồng chí, cán bộ cấp trên băng rừng đến chúc mừng, Mai sung sướng đến khóc ngất. Cưới xong, Mười Kiều đi công tác biền biệt. Hay tin vợ sinh con, anh cũng nhảy cẫng lên, ca hát nghêu ngao suốt ngày. Tin Mai có con lan nhanh từ căn cứ về cơ sở ở Sài Gòn. Mọi người cho rằng, với Mai đã chịu nhiều đau khổ, hy sinh và mất mát, niềm vui được làm mẹ ấy là phép nhiệm màu.
10 ngày sau khi sinh, đúng 6 giờ sáng, Mai bồng con từ Bàu Nổ về Bến Súc - Bình Dương. Sức khỏe còn yếu, Mai đi giữa làn bom đạn không ngớt. Vừa đi vừa trốn dưới hầm nên mất mấy tháng sau Mai mới ra đến căn cứ của Sư đoàn 9. Trên chiếc xe của Sư 9 từ Bình Dương về thẳng Sân bay Tân Sơn Nhất vào đúng trưa ngày 30/4/1975 có hai mẹ con Mai. Người Mai lâng lâng, một niềm vui khó tả khi cờ giải phóng phất cao ở khắp nơi. Chiến công vang dội ấy có sự đóng góp một phần xương máu của Mai, của đội Biệt động Sài Gòn - Gia Định huyền thoại. Mối tình đẹp của hai người lính biệt động tiếp tục "đơm hoa kết trái" khi cậu con trai kháu khỉnh thứ 2 chào đời.
Sau giải phóng, với cấp bậc chuẩn úy, bà Mai được biệt phái về nhà máy thuốc lá để huấn luyện công nhân tự vệ. Năm 1979, di chứng đòn tra khảo năm nào hành hạ nên bà xin nghỉ mất sức.
Trong thời bình, bà Mai vẫn phấn đấu làm gương cho con cháu dù di chứng của những màn tra tấn năm xưa vẫn hành hạ bà
Từ khi nghỉ mất sức đến nay, công việc chính của "con thoi sắt" Nguyễn Thị Mai là đêm gói bánh ú, bánh giò để ngày đội đi bán. Bệnh thần kinh không thôi hành hạ nhưng bà vẫn cố gượng mưu sinh, các con càng lớn, thúng bánh ú, bánh giò của bà càng nặng. Nhưng với tinh thần của người lính từng trải qua bao khó khăn, thử thách, qua bao mưa bom, bão đạn, bà Mai đã vượt qua tất cả.
Gặp lại huyền thoại của đội biệt động Sài Gòn năm nào tại căn nhà trên đường Bàu Cát (quận Tân Bình, TPHCM), chúng tôi không khỏi xúc động, cảm phục sự kiên cường, anh dũng của bà. Càng không ngờ rằng, người phụ nữ ngồi trước mặt chúng tôi đã trả qua biết bao sóng gió, bao đòn thù tra tấn dã man của địch, vượt qua biết bao thử thách để đi tìm hạnh phúc, đi tìm tình yêu cho mình.
Với những chiến công góp phần làm nên đại thắng mùa Xuân 1975, nữ biệt động Sài Gòn Nguyễn Thị Mai đã được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Chiến công, nhiều huy, huân chương khác; Huy hiệu 40 năm tuổi Đảng, nhiều bằng khen, giấy khen của Chính phủ, của thành phố...
Trung Kiên - Xuân Hinh
Theo Dantri
Huyền thoại nữ biệt động Sài Gòn: Chiến thắng màn tra tấn tàn độc! Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân năm 1968 của dân tộc được đánh dấu bằng những trận đánh vang dội. Trong đó, đội biệt động Sài Gòn và cá nhân nữ giao liên Nguyễn Thị Mai đã xả thân trong những trận đánh đỏ lửa, máu nhuộn cánh đồng. Ít ai ngờ rằng, người phụ nữ này đã từng...