Rùng mình cảnh thuyền 12 người “nhồi” gần… 100 khách
Sáng sáng hay giờ tan trường, đứng ở bến đò Nam Phong, xã Phong Hóa, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình), chúng tôi thật sự rợn người khi tận mắt chứng kiến cảnh hàng trăm học sinh, giáo viên và người dân chen nhau lên con thuyền nhỏ để qua sông Gianh.
Mỗi chuyến “nhét” gần… 100 khách
Bến đò Nam Phong ở xã Phong Hóa phục vụ nhu cầu đi lại cho 3 thôn Mã Thượng, Cao Trạch và Sảo Phong với gần 700 hộ dân, khoảng 3 ngàn nhân khẩu. Để ra khỏi địa bàn một cách nhanh nhất, ngày ngày, hàng ngàn người dân nơi đây phải chấp nhận qua sông Gianh bằng đò ở bến Nam Phong. Bởi nếu theo đường bộ, họ phải đi vòng sang xã Đức Hóa, dài hơn 10km.
Tuy dân số đông, nhu cầu đi lại lớn nhưng bến đò này chỉ có hai con đò (một to, một nhỏ). Theo đó, mức phí học sinh phải đóng là 30 ngàn đồng/năm/học sinh. Đối với người dân mỗi lượt 1.000 đồng/người, 2.000 đồng/người/ xe đạp và 3.000 đồng/người/ xe máy.
Bảng quy định ghi rõ: chở 12 người
Theo quy định thuyền chỉ cho phép chở 12 người/lượt. Tuy nhiên, theo quan sát của chúng tôi, vào thời điểm sáng sớm hay giờ tan tầm, chủ đò sẵn sàng “nhét”… gần 100 người trong một lần qua sông. “Không cho con đi học thì không được nhưng để con ngồi trên chiếc thuyền cũ kỹ, thiếu áo phao chật kín như rứa vợ chồng tôi ở nhà cũng lo nóng ruột nóng gan”, chị Bình một phụ huynh chia sẻ nỗi bất an.
Giờ cao điểm có thể có 100 khách mỗi lần qua sông
Khoảng 11 giờ trưa ngày 19/3, PV Dân trí cùng hàng trăm học sinh ở 3 thôn trên đứng chật cứng bến đò Nam Phong. Chiếc đò cập bến, các em ồ ạt xô đẩy, chen nhau lên, người điều khiển đò là một phụ nữ không hề tỏ ý căn ngăn. Đến khi trên đò không còn nổi một chỗ đặt chân, người điều khiển mới nổ máy, chèo đò xuất bến. Chúng tôi nhẩm đếm nhanh được khoảng gần 100 người, trong đó số người mặc áo phao rất ít.
Khi hỏi người đi đò về việc các cơ quan chức năng có thường xuyên kiểm tra và xử phạt về tình trạng quá tải này, nhóm khách liếc nhìn chủ đò rồi cho biết nhiều lần cũng thấy công an về kiểm tra và xử phạt nhưng được ít ngày là đâu lại vào đấy.
Trước thực trạng đò giang nguy hiểm ở bến đò Nam Phong, nhiều người dân đã đề xuất tự bỏ tiền túi làm một chiếc cầu phao di động nhằm phục vụ nhu cầu đi lại cho người dân nhưng chính quyền địa phương không đồng ý.
Video đang HOT
“Sắp làm cầu nên không tăng thuyền nữa”
Trao đổi PV Dân trí về thực trạng này, ông Trần Thanh Hương, Chủ tịch UBND xã Phong Hóa, thừa nhận hiện chỉ có 2 đò là quá ít so với nhu cầu đi lại của người dân nơi đây, nhưng ông cũng nói thêm: “Vì sắp làm cầu xuyên Á nối từ Khu Kinh tế Vũng Áng (Hà Tĩnh) nên không tăng cường thêm đò nữa”.
Ông còn lý giải rằng: “Bến đò gắn liền với cuộc sống của người lái thuyền nên chỉ có một chủ thuyền chứ thêm nhiều người họ sẽ khó làm ăn, khi đó giá cả sẽ tăng, khó quản lí và còn phức tạp nhiều chuyện nữa”.
Ông Trần Thanh Hương trao đổi thực trạng cùng PV Dân trí
Phóng viên hỏi bao giờ có cầu xuyên Á? Ông Hương cho biết hiện đã tiến hành đền bù, khảo sát và thiết kế, cụ thể khi nào triển khai làm thì… chưa biết! Thật đáng buồn khi nguy hiểm hiển hiện đang rình rập mỗi ngày mà cái sự “sắp có cầu” vẫn xa vời và mơ hồ đến vậy!
Theo Dân Trí
Những chuyến đò thảm khốc ngày cận Tết
Vụ đắm đò trên sông Lô khiến nhiều người gợi nhớ đến thảm họa tương tự từng xảy ra trong những ngày cận tết trên bên sông Gianh vào những ngày cuối năm 2009.
Niềm vui dìm dưới đáy sông
Phiên chợ Tết cuối năm 2009, khi nào cũng nhộn nhịp không ngờ lại biến thành thảm họa trên sông Gianh, đoạn qua địa bàn xã Quảng Hải, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình.
Chuyến đò chở 80 người rộn ràng đi chợ Tết qua sông Gianh, từ bờ nam đoạn xã Quảng Hải sang xã Quảng Thanh đã chìm lúc 7h30 sáng 25/1/2009 (nhằm ngày 30 tháng Chạp âm lịch) khiến 40 người tử nạn.
Người dân Quảng Bình từng phải chứng kiến vụ tai nạn thảm khốc trong những ngày cận tết
Trên chuyến đò ấy cũng giống như vụ tai nạn tại dòng sông Lô, chiếc đò nhỏ bé nhưng đã chở quá trọng tải với nhiều xe đạp, hàng hóa, một con bò và khoảng 80 người dân, đa số là phụ nữ và trẻ em.
35 người may mắn thoát chết, một số bơi vào bờ, số còn lại được các thuyền câu cứu sống và đưa về cấp cứu tại các bệnh viện, số còn lại vĩnh viễn nằm dưới dòng sông, chưa kịp vui với manh áo mới, đón đêm giao thừa.
Hàng chục quan tài nhanh chóng được chuyên chở qua sông để kịp thời mai táng cho người tử nạn (theo phong tục của người dân xã này). Có gia đình có tới 5 thân nhân bị nạn trên chuyến đò tử thần.
Nổi đau của người dân trên các bến đò miền Trung lại chợt ùa đến đối với người dân vùng núi tỉnh Tuyên Quang.
Giờ, bài học "chủ quan" vẫn chưa đủ sức cảnh tỉnh những chủ đò và người dân Tuyên Quang. Vụ chìm đò này được dự báo trước nhưng những người dân vẫn bất chấp, dùa cợt với tính mạng trên dòng sông Lô
Trong phút chốc, mười mấy sinh mạng đã bất chấp tính mạng, vẫn cố liều lên chuyến đò ngang, nào đâu biết trước định mệnh.
Vụ tai nạn cũng đã xảy ra, số người chết trong vụ đắm đò sông Lô vẫn hiện hình đó, nhưng bài học chủ quan về tính mạng trong các vụ đắm đò dường như vẫn chưa đủ "độ nóng" để cảnh tỉnh những người chủ đò.
Để những sự việc đau lòng như trên xảy ra là một nỗi đau không chỉ riêng những người dân trên bến sông Lô trưa ngày 12/1, tại Bến Đất Phú Hưng, Thành phố Tuyên Quang mà còn là một tiếng chuông cảnh báo sự kém hiệu quả của chính quyền trước những vấn đề dân sinh thiết thực.
Điều quan trọng không chỉ là giải quyết hậu quả mà là làm tất cả những gì có thể để hạn chế một cách thấp nhất những tai họa đang rình rập với người dân.
Hỗ trợ các gia đình gặp nạn
Chính quyền địa phương vẫn đang khẩn trương tìm kiếm những người còn mất tích, cứu chữa các nạn nhân may mắn sống sót. Chính quyền đã hỗ trợ 4,5 triệu đồng/người đối với nạn nhân tử nạn có hộ khẩu trên địa bàn Tuyên Quang và 3 triệu đồng/người đối với nạn nhân không thuộc địa bàn.
Tính đến chiều ngày 13/1, vụ chìm đò này đã làm 3 người chết, gồm: Nguyễn Thị Chúc, (SN 1968, ở xã Quang Yên, huyện Sông Lô, Vĩnh Phúc), Hà Thị Hồng Ngọc (SN 2006, ở xã An Tường, thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang) và La Thị Đức (58 tuổi, ở xã Quang Yên, huyện Sông Lô, Vĩnh Phúc).
Chính quyền địa phương sẽ rút ra được những gì từ các vụ đắm đò thảm khốc?
6 nạn nhân còn mất tích đã được xác định danh tính, gồm: Nguyễn Đình Chiểu (SN 1989, ở xã Quang Yên, huyện Sông Lô, Vĩnh Phúc), Nguyễn Văn Đại (SN 1987, ở xã Quang Yên, huyện Sông Lô, Vĩnh Phúc), La Thị Năm (SN 1963, ở xã Cấp Tiến, huyện Sơn Dương, Tuyên Quang), La Thị Sáu (SN 1965, ở xã Quang Yên, huyện Sông Lô, Vĩnh Phúc), La Thị Tám (SN 1978, ở xã An Tường, thành phố Tuyên Quang) và Nguyễn Thị Sáu (SN 1978, ở xã An Tường, thành phố Tuyên Quang).
Thân nhân những người gặp nạn đang ngóng chờ đợi người thân vẫn nằm dưới đáy sông Lô.
4 người may mắn được cứu sống là: Hà Hữu Bình (SN 1978, ở xã An Tường, thành phố Tuyên Quang), Lê Văn Đăng (ở xã Quang Yên, huyện Sông Lô, Vĩnh Phúc), La Thị Mận (ở xã Quang Yên, huyện Sông Lô, Vĩnh Phúc) và Lê Văn Xuân (SN 2007, ở xã Thượng Ấm, huyện Sơn Dương, Tuyên Quang).
Hiện ông Bình đang bị tạm giữ để phục vụ quá trình điều tra làm sáng tỏ vụ việc.
Giang Uyên- Hà Duy
Theo Bưu Điện Việt Nam
Quảng Bình: Thu giữ số lượng lớn gỗ vô chủ Gần 30m3 gỗ (từ nhóm 2 đến nhóm 8) vô chủ vừa được các lực lượng chức năng thuộc Công an tỉnh Quảng Bình phát hiện và thu giữ. Gần 20m3 gỗ vô chủ mà lực lượng chức năng thu giữ được trên tuyến sông Gianh Quacông tác tuần tra, kiểm soát trên tuyến sông Gianh từ địa phận từ thôn Ba Tâm,...