Rừng giáp ranh bị tàn phá tan hoang để lấy đất làm rẫy

Theo dõi VGT trên

Những tháng gần đây, đặc biệt là thời điểm trước mùa trồng tỉa năm 2014 này, tình trạng tàn phá rừng lấy đất sản xuất tại khu vực giáp ranh giữa hai tỉnh Đắk Lắk và Khánh Hòa diễn ra khá ngang nhiên…

Được biết, nguyên nhân của tình trạng trên, trước hết là bởi tình trạng dân di cư tự do đến khu vực này chưa được ngăn chặn và 9.345 ha đất tự nhiên (chủ yếu là rừng và đất lâm nghiệp) chưa được phân định rõ quyền quản lý giữa hai tỉnh Đắk Lắk với Khánh Hòa.

Cuối tháng 5, đầu tháng 6-2014, nhận được nguồn tin báo của quần chúng, nhóm phóng viên chúng tôi khẩn trương cơ động hơn 100 km từ thành phố Buôn Ma Thuột về xã Ea Trang, huyện M’Đrắk (Đắk Lắk) để tìm hiểu nạn phá rừng ở khu vực giáp ranh giữa Đắk Lắk và Khánh Hòa. Thời điểm này, Tây Nguyên đang chuyển từ mùa khô sang mùa mưa, nên khí hậu khá nóng nực và ngột ngạt, nhất là vùng vốn có nền khí hậu khắc nhiệt như M’Đrắk.

Rừng giáp ranh bị tàn phá tan hoang để lấy đất làm rẫy - Hình 1

Rừng tại khu vực chưa phân định ranh giới Đắk Lắk với Khánh Hòa bị cạo trọc

Từ UBND xã Ea Trang, theo Quốc lộ 26, chúng tôi đi xuôi hơn 10 km nữa là tới hai dãy núi Mẹ Bồng Con và Cư Mư. Tại đây, men theo con đường rừng, chúng tôi leo núi thêm chừng hơn 1 km nữa là tận mắt chứng kiến cảnh hàng trăm ha rừng tự nhiên mới bị cạo trọc, chuẩn bị cho việc trồng tỉa khi có mưa. Cây rừng tự nhiên đã bị cưa đốn ngổn ngang, đốt cháy nham nhở, chỉ còn trơ gốc và những thân cây cháy dở. Nhìn một phần ngọn núi có độ dốc lớn bị cạo trọc, có thể hình dung ra phần nào tác hại và những cái giá phải trả của chính con người khi ra tay triệt hạ rừng.

Được biết, trong tổng số 9.345 ha đất tự nhiên ở khu vực chưa xác định được ranh giới hai tỉnh Đắk Lắk và Khánh Hòa nằm trên địa bà các xã Ea Trang, huyện M’Đrắk (Đắk Lắk) và xã Ninh Tây, thị xã Ninh Hòa (Khánh Hòa), hiện đang được quản lý theo hiện trạng từ năm 1977 đến nay là tỉnh Đắk Lắk quản lý toàn bộ 9.345 ha. Tuy nhiên cho đến thời điểm cuối tháng 5-2014, hai tỉnh Đắk Lắk và Khánh Hòa vẫn chưa thống nhất được phương án giải quyết địa giới hành chính, dẫn tới việc quản lý đất đai, nhất là quản lý và bảo vệ rừng tự nhiên ở khu vực chưa xác định ranh giới này bị buông lỏng, thậm chí là thiếu trách nhiệm.

Rừng giáp ranh bị tàn phá tan hoang để lấy đất làm rẫy - Hình 2

Rừng trên địa bàn xã Cư San, huyện M’Đrắk bị tàn phá

Video đang HOT

Trong buổi làm việc với chúng tôi, các đồng chí Y Liêm Byă, Phó Chủ tịch UBND và Y Nuyếnh Niê, cán bộ địa chính xã Ea Trang cho biết: “Ea Trang là xã thuộc diện đặc biệt khó khăn, hiện dân số 1.052 hộ, 5.120 nhân khẩu, trong đó có 169 hộ với 947 nhân khẩu là dân di cư tự do. Ea Trang có tổng diện tích tự nhiên 265.093 ha, trong đó diện tích rừng là hơn 23 nghìn ha, diện tích đất nông nghiệp 3 nghìn ha. Hiện, rừng ở Ea Trang do Ban quản lý rừng phòng hộ Núi Vọng Phu quản lý 10.892 ha; công ty TNHH – MTV Lâm nghiệp M’Đrắk quản lý 8.632 ha; phần còn lại UBND tỉnh Đắk Lắk giao cho một số doanh nghiệp thực hiện dự án trồng và chăm sóc rừng. Hiện nay Ea Trang còn 32% hộ thuộc diện nghèo, 70 hộ thiếu đất sản xuất và 41 hộ thiếu đất ở”.

Lý giải nguyên nhân xảy ra tình trạng phá rừng ở Ea Trang, cán bộ kiểm lâm địa bàn Y Thu Niê cho rằng, ngoài sự buông lỏng quản lý rừng và đất lâm nghiệp của các chủ rừng như Công ty TNHH – MTV Lâm nghiệp M’Đắk, Ban quản lý rừng phòng hộ Núi Vọng Phu, công ty TNHH Tam Phát thì còn do áp lực vế đất của số dân di cư tự do mới chuyển đến và số hộ dân còn thiếu đất sản xuất.

Việc phát hiện và xử lý những vụ phá rừng do dân di cư tự do mới đến gây ra cũng rất khó khăn cho cơ quan chức năng, vì ngôn ngữ bất đồng, hầu hết bà con thuộc diện nghèo, không có tài sản, nên việc xử phạt hành chính cũng không có tác dụng. Hơn nữa, đây là khu vực có địa hình đồi núi dốc, thường chỉ có một con đường mòn độc đạo từ chân núi lên đỉnh núi, vì vậy lâm tặc cũng không khó để phát hiện lực lượng tuần tra bảo vệ rừng. Thậm chí khi phát hiện các đối tượng phá rừng, nhưng khi lực lượng chức năng cơ động đến nơi thì lâm tặc đã kịp tẩu thoát khỏi hiện trường, khiến cho nhiều khu rừng bị phá mà không phát hiện, không bắt quả tang được đối tượng.

Rừng giáp ranh bị tàn phá tan hoang để lấy đất làm rẫy - Hình 3

Rừng ở khu vực giáp ranh giữa Đắk Lắk với Khánh Hòa chỉ còn cây đeo biển cấm là không bị chặt

Chỉ tính từ đầu năm 2014 đến nay, trên địa bàn xã Ea Trang đã xảy ra hàng chục vụ phá rừng làm rẫy với diện tích rừng bị phá trắng 14 ha, trong đó có 3,8 ha nằm ở khu vực giáp ranh giữa hai tỉnh Đắk Lắk với Khánh Hòa. Nếu cộng lũy kế từ trước đến nay, thì trên địa bàn các xã Ea Trang (M’Đrắk) và Ninh Tây (Ninh Hòa) có tới hàng trăm ha rừng bị phá làm nương rẫy.

Tìm hiểu thêm nạn phá rừng ở huyện M’Đrắc, cho thấy, không chỉ ở Ea Trang mà trên địa bàn xã Cư San, nhất là dọc hai bên con đường liên xã Ea Trang đi Cư San, có hàng chục ha rừng vừa bị tàn phá, có nơi cây rừng mới bị cưa đốn, cành lá còn tươi. Điều này chứng tỏ chủ rừng và chính quyền địa phương ở đây có thể đang làm ngơ hoặc bất lực không giữ nổi rừng.

Tại các xã Ea Trang, Cư San (M’Đrắk) và Ninh Tây (Ninh Hòa) không chỉ nóng nạn phá rừng lấy đất mà còn nóng cả tình trạng vận chuyển lâm sản trái phép. Thủ đoạn của đối tượng vận chuyển gỗ lậu cũng hết sức tinh vi, thường sử dụng những phương tiện vận tải quá đát, đeo biển số giả, khi bị phát hiện, truy đuổi thì sẵn sàng bỏ cả gỗ lẫn xe, khiến cho việc xử lý của cơ quan chức năng kém hiệu quả.

Từ thực tế tại những khu rừng nằm trên núi Mẹ Bồng Con, Cư Mư, Cư Pao và Cư San chúng tôi cho rằng, muốn ngăn chặn được nạn phá rừng, trước hết cần nhanh chóng phân định rõ địa giới hành chính giữa hai tỉnh Đắk Lắk và Khánh Hòa, không để tạo ra khoảng trống về quản lý địa giới cho lâm tặc lợi dụng phá rừng lấy đất sản xuất tràn lan, hoặc sang nhượng trái phép một cách vô tội vạ mà không có cấp chính quyền nào nhận trách nhiệm giải quyết. Sau khi đã có địa giới hành chính rõ ràng, chính quyền các cấp nhất là cấp xã cần phối hợp với chủ rừng tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng, quản lý đất lâm nghiệp theo hướng ngày một chặt chẽ; đồng thời xử lý nghiêm minh hành vi phá rừng, mua bán và vận chuyển lâm sản trái phép. Lực lượng chức năng của hai tỉnh Đắk Lắk và Khánh Hòa thường xuyên tăng cường phối hợp tuần tra, ngăn chặn và xử lý nạn phá rừng, mua bán và vận chuyển lâm sản trái phép ở khu vực giáp ranh, không để lâm tặc lợi dụng việc tỉnh này truy quét mạnh thì di chuyển sang tỉnh giáp ranh ẩn náu.

Theo ANTD

Người phát hiện gỗ huê nhận gần 1 tỉ đồng tiền mặt

Sau nhiều lần máy múc giật đứt dây xích, việc trục vớt gỗ huê dưới ngầm Troóc (ở xã Phúc Trạch, H.Bố Trạch, Quảng Bình) phải tạm dừng vào chiều 25/2.

Người phát hiện gỗ huê nhận gần 1 tỉ đồng tiền mặt - Hình 1

Lực lượng công an và kiểm lâm bảo vệ vị trí có gỗ huê

Như chúng tôi đã thông tin, cơ quan chức năng quyết định trục vớt gỗ, đảm bảo ổn định tình hình. Sau đó sẽ hỗ trợ 30% trong tổng số tiền bán đấu giá được cho cha con ông Thời, là người đã phát hiện gỗ.

Đến 15h ngày 25/2, việc trục vớt mới được bắt đầu do vướng mắc trong việc làm giấy cam kết hỗ trợ cho cha con ông Thời và nhiều người dân khiếu nại đền bù hoa màu bị hư hại.

Sau khi thống nhất, máy múc bắt đầu múc đất lấp gần nửa con suối để tiến ra gần vị trí có gỗ bên kia bờ. Dây xích được mắc vào để kéo gỗ lên nhưng nhiều lần đều bị đứt.

Do tình hình phức tạp, trời bắt đầu tối và nhận thấy phương án dùng máy múc kéo như thế không khả thi nên cơ quan chức năng quyết định dừng lại.

Theo thông tin PV nắm được, trưa 25/2, một lái buôn đã chấp nhận bỏ ra 900 triệu đồng tiền mặt cho gia đình ông Thời để sau đó nhận lại 30% số trích tiền bán gỗ huê từ cơ quan chức năng theo dạng lời ăn lỗ chịu.

Được biết, ban đầu con số là 700 triệu đồng, tuy nhiên sau đó những người thân của ông Thời mặc cả thêm được 200 triệu đồng.

Trước đó, như chúng tôi đã thông tin, sự việc bắt đầu bùng phát từ rạng sáng cùng ngày khi có hàng trăm người dân địa phương kéo đến khu vực trên để theo dõi, tìm vớt gỗ huê. Hai cha con phát hiệngỗ huê đó là ông Nguyễn Văn Thời và người con Nguyễn Quang Huy.

Người phát hiện gỗ huê nhận gần 1 tỉ đồng tiền mặt - Hình 2

Hàng trăm người theo dõi trục vớt

Người phát hiện gỗ huê nhận gần 1 tỉ đồng tiền mặt - Hình 3

Sau nhiều lần kéo, dây xích bị đứt nên phải tạm dừng

Người phát hiện gỗ huê nhận gần 1 tỉ đồng tiền mặt - Hình 4

Dây xích móc vào máy múc để kéo gỗ

Người phát hiện gỗ huê nhận gần 1 tỉ đồng tiền mặt - Hình 5

Máy múc đổ đất, tiến ra giữa dòng để kéo gỗ

Theo Xahoi

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Tài xế trần tình vụ bé gái 5 tuổi tử vong khi vừa xuống xe đưa đón
22:03:17 19/11/2024
Lớp học vắng 5 học sinh sau buổi chiều tắm sông định mệnh
17:52:15 19/11/2024
Vụ 5 học sinh mất tích tại bãi sông Hồng ở Phú Thọ: Tìm thấy thi thể nữ
07:59:30 19/11/2024
Băng qua đường khi vừa xuống xe đưa đón, bé 5 tuổi bị xe tải tông tử vong
20:59:09 19/11/2024
Phú Thọ: Đi tắm sông, 5 học sinh bị mất tích
19:39:21 18/11/2024
Phát hiện ba thi thể nghi là nạn nhân vụ 5 học sinh đuối nước ở Phú Thọ
09:16:39 20/11/2024
Vụ 5 học sinh đuối nước tại Phú Thọ: Huy động tối đa lực lượng tìm kiếm
11:16:44 19/11/2024
Xác định nguyên nhân bệnh nhi 7 tuổi tử vong ở Thanh Hóa
08:06:09 19/11/2024

Tin đang nóng

Bị cáo Trương Huệ Vân xin cho cô ruột Trương Mỹ Lan được sống
05:59:16 20/11/2024
Mẹ ruột con gái nuôi Kim Tiểu Long đau đớn khi bị nói nước mắt giả tạo, cố tình khóc
06:07:23 20/11/2024
Rùng mình khi phát hiện bí mật về anh rể có vẻ ngoài hiền lành, hoàn hảo khiến tôi ám ảnh mãi không dứt
05:52:25 20/11/2024
Hoa hậu Khánh Vân gặp sự cố trước thềm hôn lễ: "Tôi rất hụt hẫng!"
07:34:26 20/11/2024
Một nam ca sĩ phải bán hết tài sản, nhà cửa để mổ 4 lần, sự nghiệp bế tắc là ai?
06:26:27 20/11/2024
Top 5 Miss Universe Vietnam bị lộ hình ảnh nhạy cảm, người trong cuộc nói gì?
10:26:54 20/11/2024
Con gái 10 tuổi nhà Tôn Lệ: Gây ấn tượng với khả năng vũ đạo cực đỉnh, được bố mẹ kỳ vọng nối nghiệp nghệ thuật
06:45:50 20/11/2024
5 diễn viên Trung Quốc bị ghét nhất 2024: Triệu Lộ Tư chưa sốc bằng mỹ nhân hội tụ đủ mọi tính xấu
05:48:36 20/11/2024

Tin mới nhất

Vụ 5 học sinh đuối nước tại Phú Thọ: Đã tìm thấy tất cả các nạn nhân

11:51:04 20/11/2024
Trước đó, khoảng 16 giờ ngày 18/11, tại khu vực bãi bồi sông Hồng, đoạn thuộc khu 1, xã Hiền Quan, huyện Tam Nông có 5 học sinh mất tích.

Vụ 5 học sinh mất tích khi tắm sông Hồng: Tìm thấy thi thể thứ 2 bị trôi xa 20km

17:45:12 19/11/2024
Lực lượng tìm kiếm cứu nạn cứu hộ tỉnh Phú Thọ đã tìm thấy thi thể thứ 2 trong vụ 5 học sinh mất tích khi tắm sông Hồng thuộc địa phận xã Hiền Quan, huyện Tam Nông.

Sự cố thủng thân đập hồ chứa Ia Ring, Gia Lai: Khẩn trương xác minh thiệt hại

11:18:37 19/11/2024
Đồng thời, khẩn trương đánh giá nguyên nhân, hiện trạng toàn bộ công trình của hồ chứa Ia Ring để xây dựng phương án khắc phục toàn diện, đảm bảo an toàn trong thời điểm cao điểm mùa mưa, bão.

Hà Nội: Đã dập tắt vụ cháy nhà kho trong đêm

11:13:32 19/11/2024
Sau đó, lực lượng cảnh sát phòng cháy chữa cháy vẫn tiếp tục phun nước làm mát và túc trực để phòng lửa bùng phát trở lại. Đến khoảng 5 giờ ngày 19/11, lực lượng chức năng đã rời hiện trường.

Quảng Bình: Tắm biển Nhật Lệ, một nữ du khách đuối nước tử vong

22:32:06 18/11/2024
Ngày 18.11, thông tin từ Đồn biên phòng Nhật Lệ, Bộ đội biên phòng tỉnh Quảng Bình cho biết trên địa bàn vừa xảy ra vụ đuối nước khiến 1 phụ nữ tử vong.

Cá sấu gần 100 kg mắc cạn ven biển Bạc Liêu

22:15:26 18/11/2024
Chiều 18.11, ông Phan Minh Kha, Bí thư Đảng ủy P.Nhà Mát, TP.Bạc Liêu (Bạc Liêu) cho biết, trong lúc đi bắt ốc ở bãi bồi ven biển, người dân phát hiện con cá sấu khủng bị mắc cạn.

Bão số 9 giật cấp 14, gây sóng cao 7 mét trên biển

18:59:21 18/11/2024
Khu vực Bắc Biển Đông có gió mạnh cấp 7-8, vùng gần tâm bão đi qua cấp 9-11, giật cấp 14, sóng biển cao 3,0-5,0m, vùng gần tâm bão 5,0-7,0m; biển động dữ dội.

Bão số 9 mạnh cấp 11, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 550km

18:57:05 18/11/2024
Chiều ngày 18/11/2024 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn vừa ban hành Công điện số 8736/CĐ-BNN-ĐĐ gửi các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Bình Thuận chủ động ứng phó bão số 9.

Bão số 9 giật cấp 14 tiến vào vùng biển miền Trung

13:02:04 18/11/2024
Đến 10h ngày 19/11, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc với tốc độ 15-20km/h, tiếp tục suy yếu thêm trên khu vực Bắc Biển Đông; cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 330km về phía Đông Bắc với sức gió cấp 10, giật cấp 12.

NÓNG: Đang cưỡng chế thu hồi 38.800 m2 đất Bãi Sau, TP Vũng Tàu

12:58:53 18/11/2024
Hơn 38.800m2 đất cuối cùng của Bãi Sau đang được TP Vũng Tàu cưỡng chế thu hồi để thực hiện dự án chỉnh trang.

Cứu bé 7 tuổi bị cửa cuốn kẹp cổ, ngừng tuần hoàn

11:01:50 18/11/2024
Hiện tại, bệnh nhi được hỗ trợ thở máy, glasgow 12 điểm. Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ đang hội chẩn với Bệnh viện Nhi Trung ương để định hướng điều trị tiếp theo.

Bão Man-yi vào Biển Đông, hướng vào vùng biển Trung Trung Bộ

10:58:59 18/11/2024
Đến 4 giờ ngày 19-11, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc với tốc độ khoảng 20 km/giờ, tiếp tục suy yếu thêm trên khu vực Bắc Biển Đông; cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 370 km về phía Đông Bắc với sức gió cấp 10, giật cấp 12.

Có thể bạn quan tâm

UNICEF cảnh báo 3 yếu tố đe dọa sức khỏe trẻ em

Thế giới

12:23:53 20/11/2024
Ở một số quốc gia phát triển, trẻ em có thể chiếm chưa đến 10% dân số vào năm 2050, làm dấy lên lo ngại về sự hiện diện và quyền của trẻ em trong các xã hội phải tập trung nguồn lực để chăm sóc bộ phận dân số già.

Thời hoàng kim của "đỉnh lưu" hà mã lùn: Đầu quân cho "ông lớn" giải trí xứ chùa vàng, ra mắt bằng bài hát 4 thứ tiếng

Lạ vui

11:55:29 20/11/2024
Chú hà mã nổi tiếng Thái Lan Moo Deng chính thức gia nhập làng giải trí với ca khúc ra mắt được dịch qua 4 thứ tiếng khác nhau.

Những món quà 20/11 độc đáo khiến dân mạng vừa bật cười vừa xúc động

Netizen

11:44:39 20/11/2024
Cư dân mạng đua nhau chia sẻ những clip quà độc đáo dịp 20/11 khiến họ vừa bật cười vừa xúc động, như củ gừng, vài chú cua đựng trong chai nhựa, chai nước mắm...

Học trò Kỳ Duyên công bố trang phục dân tộc tại Mr World 2024, gây choáng ngợp vì sự kỳ công

Sao việt

11:17:01 20/11/2024
Một trong những cuộc thi nhận được sự quan tâm hiện nay là Mr World 2024 . Phần thi National Costume - Trang phục dân tộc sẽ diễn ra vào tối 20/11.

Sao Hàn 20/11: Lisa quá gợi cảm; sao nam dùng cái chết của cha để xin giảm án tù

Sao châu á

10:43:21 20/11/2024
Lisa tiếp tục bị chỉ trích vì trang phục quá ngắn trong fanmeeting; ảnh đế Yoo Ah In dùng cái chết của cha để xin giảm án tù.

Hoa sữa về trong gió - Tập 54: Hiếu phát hiện vợ gặp lại tình cũ

Phim việt

10:39:23 20/11/2024
Mặc dù việc Linh gặp lại người cũ chỉ là để nhờ giúp đỡ hộ chú Khang (NSƯT Ngọc Quỳnh) nhưng Linh vẫn sai khi không nói rõ với chồng.

Taylor Swift là "phao cứu sinh" của Rosé (BLACKPINK)

Nhạc quốc tế

10:37:05 20/11/2024
Với 1 thần tượng đứng trước bước ngoặt sự nghiệp như Rosé, lời khuyên của Taylor Swift không khác gì phao cứu sinh .

Đẹp, sang mùa cuối năm với những mẫu đầm dự tiệc cao cấp

Thời trang

10:33:00 20/11/2024
Một xu hướng nổi bật những mùa thời trang gần đây là kiểu đầm dài ôm sát cơ thể, chất vải mỏng nhẹ làm nổi bật những đường nét cơ thể của người mặc - một phong cách đối lập với xu hướng sexy khoe cơ thể vốn thịnh hành.

Lời cảnh báo của Mourinho thành sự thật

Sao thể thao

10:29:27 20/11/2024
Nhìn lại những lời phát biểu của Mourinho về ban lãnh đạo Roma - những người mà ông gọi là không hiểu gì về bóng đá , người hâm mộ đội bóng thủ đô Italy giờ đây càng thêm phần thấm thía.

Những người tuổi này chỉ cần trồng cây khế cũng đủ nâng cao vận khí, hút tài lộc

Sáng tạo

10:25:25 20/11/2024
Cây khế vốn là một loài cây khá quen thuộc và được trồng phổ biến. Việc chọn lựa cây trồng dựa trên tuổi và mệnh của gia chủ có thể ảnh hưởng tích cực đến tài lộc, vận khí và cuộc sống của mọi người trong gia đình.

"Nấu gì cho bữa cơm nhà ngày trời trở lạnh?": Đây là 5 món nóng hổi, dễ làm và ngon miệng vô cùng

Ẩm thực

09:59:10 20/11/2024
Chúng ta hãy cùng khám phá 5 món ăn ngon nóng hổi, giàu dinh dưỡng rất thích hợp cho những ngày thời tiết đầu mùa đông này.