Rừng dừa Bảy Mẫu “Miền Tây trong lòng phố Hội”
Từ phố cổ Hội An, xuôi về phía Đông Nam theo dòng sông Hoài khoảng 3km là đến khu du lịch rừng dừa Bảy Mẫu.
Thời chiến tranh khu vực này là căn cứ địa cách mạng. Ngày nay, rừng dừa trở thành điểm du lịch sinh thái hấp dẫn được nhiều người ví là ‘ Miền Tây trong lòng phố Hội’.
Nằm cạnh 3 con sông là Hoài, Thu Bồn, Đế Võng cách cách trung tâm Hội An khoảng 3km, rừng dừa Bảy Mẫu là điểm đến vô cùng độc đáo của du lịch Hội An mang đến cho du khách một cảm giác như đang tham quan một tỉnh nào đó ở miền Tây.
Rừng dừa Bảy Mẫu – một điểm đến còn khá mới mẻ đối với du khách
Ngày xưa, rừng dừa này có diện tích chỉ khoảng 7 mẫu, nên được gọi là “ Rừng dừa Bảy Mẫu“. Vì nằm ngay trong vùng nước lợ rất thích hợp cho dừa nước phát triển, từ 7 mẫu dừa này tự do sinh sôi nảy nở nhanh chóng phát triển lên hơn 100ha, nhưng vì cái tên rừng dừa Bảy Mẫu đã quá quen thuộc, thân thương với người dân và khách du lịch Hội An nên đến nay tên gọi ấy vẫn không thay đổi.
Thời chiến tranh khu vực này là căn cứ địa cách mạng.
Nơi đây vào những năm kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ đã trở thành căn cứ địa cách mạng, giúp quân ta đấu tranh chiến thắng được kẻ thù với rất nhiều chiến công hiển hách. Lực lượng du kích địa phương đã nhờ vào địa hình kín đáo, nhiều chỗ dễ lẩn khuất để tổ chức nhiều trận đánh bất ngờ, kể cả những khi lực lượng quân ta quá mỏng nhưng quân địch lại rất nhiều mà ta vẫn đánh bại những trận càn của địch, địch còn trang bị nhiều vũ khí hiện đại hơn ta, có pháo binh, không quân chiến đấu nhưng vẫn không thể làm ta thua trận.
Rừng dừa Bảy Mẫu được ví như “Miền Tây trong lòng phố Hội”
Điều thú vị mà mọi người thường truyền tai nhau khi đến với rừng dừa Bảy Mẫu là được sống trong không khí miền Tây giữa vùng đất miền Trung. Đứng trên cầu Cửa Đại, du khách có thể phóng tầm mắt ngắm rừng dừa xanh mát bạt ngàn hài hòa bên những tấm chồ, ngư cụ đánh bắt cá của ngư dân vùng Cửa Đại tạo nên bức tranh làng quê thanh bình tuyệt đẹp.
Biểu diễn lắc thuyền thúng
Ở rừng dừa Bảy Mẫu, du khách sẽ được ngồi trên chiếc thuyền thúng, tận hưởng cái cảm thư giãn, yên bình khi men theo con đường sông với 2 bên đường toàn dừa là dừa, điều mà tưởng chừng như chỉ thường thấy ở các tỉnh thành khu vực miền Tây Nam Bộ. Hơn thế nữa, bạn sẽ được chiêm ngưỡng những màn múa thúng vừa đẹp mắt, vừa dữ dội, vừa quay cuồng khiến nhiều người thích thú.
Hồi hộp với màn biểu diễn lắc thuyền thúng
Bên cạnh đó là được xem các nghệ nhân biểu diễn tiết mục quăng lưới bắt các vô cùng điêu luyện. Hơn thế nữa, tại đây các bạn còn có thể “quay về tuổi thơ” với những món quà tặng giản dị, đậm chất thôn quê của người chèo thúng như: những chú cào cào lá dừa xinh xắn, những chiếc nhẫn, bông hoa, vòng tay, mắt kính… Và nếu có hứng thú học, bạn có thể nhờ họ dạy mình tự tay làm một món quà xinh xắn khác tặng bạn bè, người thân nữa đấy.
Du khách thích thú với những chiếc mũ làm từ lá dừa
Đi hết những ngôi chùa lên hình đẹp tựa cung điện ở miền Tây
Bên cạnh những miệt vườn, chợ nổi đặc trưng, miền Tây Nam Bộ còn thu hút du khách với rất nhiều ngôi chùa cổ kính, linh thiêng, là background tuyệt đẹp cho các bức hình check-in.
Chùa Vĩnh Tràng (Tiền Giang): Được xây dựng từ đầu thế kỷ 19, chùa Vĩnh Tràng hay còn gọi Vĩnh Trường là nơi thờ Phật nổi tiếng ở Tây Nam Bộ. Chùa được xây dựng trên diện tích 14.000 m2 theo kiến trúc Á- Âu nhưng không làm mất đi nét điêu khắc truyền thống Việt Nam. Thiết kế và cảnh quan đẹp đã góp phần thu hút du khách tới đây tham quan.
Chùa Som Rong (Sóc Trăng): Chùa Som Rong tên đầy đủ là Bôtum Vong Sa Som Rong tọa lạc số 367 Tôn Đức Thắng, phường 5, thành phố Sóc Trăng. Được xây dựng năm 1785, ngôi chùa ban đầu làm bằng tre lá. Về sau, chùa dần được trùng tu khang trang hơn với kiến trúc xây dựng mang đậm nét văn hóa người Khmer.
Chùa Dơi (Sóc Trăng): Chùa Dơi là một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng của tỉnh Sóc Trăng. Tên gọi của ngôi chùa xuất phát bởi đây là nơi cư trú của hàng vạn con dơi. Đến đây, bạn sẽ được chiêm ngưỡng những công trình mang đậm bản sắc văn hóa người Khmer và hòa mình vào khung cảnh thiên nhiên thanh bình.
Chùa Ghositaram (Bạc Liêu): Chùa Ghositaram được xem là một trong những ngôi chùa đẹp nhất miền Tây, tọa lạc tại ấp Cù Lao, xã Hưng Hội, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu. Bước vào ngôi chùa, bạn sẽ cảm giác như đang lạc giữa bảo tàng mỹ thuật với các đường nét trang trí cầu kỳ, tinh xảo và đẹp mắt.
Chùa Xiêm Cán (Bạc Liêu): Chùa Xiêm Cán là công trình đồ sộ và lộng lẫy bậc nhất tỉnh Bạc Liêu với quần thể kiến trúc gồm chính điện, nhà ở, tháp đựng hài cốt, am, lò thiêu... Tới đây, bạn thỏa sức check-in, sống ảo với loạt góc hình đẹp, từ hàng cây xanh thắng tắp tới những bức tường được điêu khắc tinh xảo, nổi bật.
Chùa Phật Lớn (An Giang): Được xây dựng trên diện tích hơn 13.000 m2 thuộc khu du lịch núi Cấm, cạnh bờ hồ Thủy Liêm thơ mộng, chùa Phật Lớn là ngôi chùa cổ có niên đại gần 200 năm. Tới đây, bạn sẽ được chiêm ngưỡng tượng Phật Di Lặc khổng lồ nặng 400 tấn cao nhất Đông Nam Á.
Chùa Chén Kiểu (Sóc Trăng): Chùa Chén Kiểu ban đầu có tên là Wath Sro Loun (tên của một con rạch ở gần chùa trước đây). Trong quá trình phục hồi chùa do chiến tranh tàn phá, người dân đã quyên góp những chiếc chén để xây dựng lại. Các chén kiểu sau đó được ốp lên các bức tường, trở thành nét đặc sắc thu hút du khách tới đây.
Ngôi chùa ở Ninh Bình giữ nhiều kỷ lục Việt Nam và châu Á Không chỉ có kiến trúc đồ sộ, những pho tượng uy nghi cùng cảnh quan hùng vĩ, chùa Bái Đính (Ninh Bình) còn được ghi nhận 9 kỷ lục của cả Việt Nam và châu Á.
Đi ngược miền tây xứ Thanh Miền tây xứ Thanh được ví như một Tây Bắc thu nhỏ bởi cảnh đẹp thiên nhiên hùng vĩ, người dân bản địa hiền hòa, mến khách và một nền văn hóa lắng đọng từ chiều sâu quá khứ bên dòng sông Mã. Trong cuộc hành trình khám phá mảnh đất hoang sơ mà quyến rũ ấy, đến với từng địa danh, tiếp...