Rúng động vụ phó hiệu trưởng bị tố vỡ nợ hàng trăm tỷ
Mấy ngày gần đây, khu vực cổng chính của trường THPT dân lập Phương Nam (trụ sở tại Định Công – Hoàng Mai – Hà Nội) liên tiếp xuất hiện nhóm người lạ mặt đứng ngồi lố nhố, dật dờ từ nhiều phía. Họ treo băng rôn, biểu ngữ tố bà chủ tịch hội đồng quản trị kiêm phó hiệu trưởng Trương Thị Hải Yến vay nợ hàng trăm tỷ đồng nhưng đã quá hạn mà không hoàn trả?.
Có mặt tại điểm “ nóng” nhất của vụ lùm xùm (cổng A), theo quan sát của PV, tại thời điểm trưa, mặc dù đã sát giờ nghỉ nhưng vẫn có hơn chục người dân đứng bám sát bảng hiệu của trường, tay cầm những băng rôn cỡ lớn với lời lẽ đanh thép, yêu cầu bà Yến hoàn trả món tiền vay nợ.
Nhóm người liên tục vây kín cổng trường tố cáo bà phó hiệu trưởng vay nợ hàng trăm tỷ đồng của họ
Bà Ngô Thị Anh Thư (địa chỉ tại B29, Lô 20, khu đô thị mới Định Công) bức xúc nói: “Tôi và bà Yến trước đây là chỗ thân quen, bà ấy bảo tôi cho bà ấy vay tiền để đầu tư vào trường học sau này sẽ bổ nhiệm tôi làm thành viên của HĐQT trường. Thế là cứ khi nào bà Yến cần tiền tôi lại huy động vốn cho bà ấy vay lãi cao. Tổng số tiền gốc bà ấy vay nợ của tôi là 140 tỷ đồng nhưng nhiều năm chưa trả. Thấy bất an, tôi đòi bà Yến trả nợ thì chẳng những không được đáp ứng mà khu vực căng tin của trường (nơi bà Thư có hợp đồng thuê từ 2010 – 2015) còn bị bà Yến cắt điện, khóa cửa và phá hủy hợp đồng với tôi. Gần đây bà ấy có dấu hiệu vỡ nợ lớn cùng sự xuất hiện của nhiều “chủ nợ” khác nên chúng tôi phải làm như thế này để ép bà ấy trả tiền”.
Theo danh sách “chủ nợ”, thì có đến 18 người, tổng số tiền họ cho bà Yến vay là hơn 268 tỷ đồng và nhiều sổ đỏ. Nhiều nhất là bà Thư cho vay 140 tỷ đồng, bà Trần Nam Dung cho vay 80 tỷ đồng, ít nhất là 700 triệu đồng.
Trao đổi với PV, một hộ dân sống gần trường học cho biết: “Không phải cho đến thời điểm hiện tại mới có thực trạng này. Trước đây tôi cũng nhiều lần thấy người ta đến đòi tiền bà Yến. Tuy nhiên, mấy ngày gần đây thấy người ta đến đông và đòi “rát” hơn. Nhiều người trong số họ trông giống hệt dân “ xã hội”, số má, nhìn rất đáng sợ. Ngoài ra, sự tụ tập thiếu thiện chí này cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự đô thị và an ninh của khu phố.
Theo phản ánh từ nhóm người xưng là “chủ nợ”, từ khoảng 3, 4 năm trở lại đây, bà Yến đã dùng uy tín cá nhân và của chính ngôi trường để huy động của những người đang có mặt một khoản tiền lớn, hứa trả lãi suất cao. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, đã qua thời kỳ trả nợ mà đến cả gốc lẫn lãi nhiều người trong nhóm vẫn chưa nhìn thấy tiền đâu. Cá biệt, nhiều người còn cầm cố cả nhà đất để cho vay nóng, lấy lãi khủng nhưng đến nay cũng đang mếu máo vì đứng trước nguy cơ tay trắng.
Bà Ngô Thị Anh Thư khẳng định bà Yến đã vay nợ 140 tỷ đồng nhưng đã quá hạn mà vẫn chưa trả một đồng nào
“Con nợ” tố lại “chủ nợ”
Để xác thực thông tin trên, PV đã tìm đến trường THPT dân lập Phương Nam. Khi chúng tôi đưa vấn đề trên trao đổi với bà Trương Thị Hải Yến, người bị tố vỡ nợ cho biết: “Chủ chốt ở đây là một giám đốc công ty trụ sở ở Đống Đa có cho nhà trường vay 100 tỷ đồng và tôi đứng ra đại diện, mục đích để đầu tư vào cổ đông trường Phương Nam. Tuy nhiên, khi ông ấy được vào cổ đông trường thì ông ấy thay kế toán nhà trường và toàn bộ bảo vệ. Tiếp đó, người này còn lấy uy tín của trường, đứng ra bảo lãnh để vay nóng tiền. Có thời điểm trường gặp khó khăn tôi có vay vốn của một số người nhưng hiện nay đã hoàn trả toàn bộ”.
Video đang HOT
Bà Yến cho biết, phần lớn những trường hợp trên là những người mang sổ đỏ của mình đi “nhờ” bà Yến vay một số tiền thấp hơn giá trị căn nhà rất nhiều. Đổi lại họ được hưởng lãi suất thấp tương đương với lãi suất ngân hàng còn bà Yến thì được ủy quyền toàn quyền quyết định căn nhà trong vòng nhiều năm trời. Chỉ vài ba trường hợp là cho bà Yến tiền trực tiếp bằng tiền mặt để hưởng lãi suất cao.
Giải thích về việc bị tố “có ý định chiếm đoạt hàng chục sổ đỏ của dân”, bà Yến cho biết: “Lúc họ cần tiền, họ tìm đến tôi. Họ yêu cầu được vay tiền với lãi suất của ngân hàng và tất nhiên đồng ý cho tôi sử dụng sổ đỏ. Tôi cũng đang trong thời kỳ khó khăn nên cũng lại đi nhờ bên thứ 3 cho vay, là các tín dụng tư nhân quen biết của tôi. Sau đó tôi tiếp tục dùng bất động sản đó để vay thêm tiền để đầu tư vào công việc của trường. Trong hợp đồng ghi rất rõ thời gian cho vay, khi nào hết thời gian thì mới thanh lý được. Nhiều người chưa trả tiền nhưng cứ đến ngằn ngặt đòi lại sổ, không hiểu rằng làm như thế là vi phạm hợp đồng”.
Trước sự việc nhóm người nói trên kéo đến vây trước cổng trường tố bà Yến vay hàng trăm tỷ đồng nhưng không trả, phía công an quận Hoàng Mai và công an phường Định Công cũng thường xuyên có mặt để xử lý về vấn đề an ninh. Được biết, trong tuần tới công an quận sẽ họp và trao đổi với đại diện hai bên để xử lý triệt để vấn đề tụ tập làm ảnh hưởng đến an ninh địa phương.
Theo Người đưa tin
Vỡ nợ hàng trăm tỷ gây chấn động Thủ đô
Khi vụ vỡ nợ hàng trăm tỷ đồng tại Lạng Sơn còn chưa kịp lắng xuống, thì thông tin về vụ vỡ nợ có quy mô không kém xảy ra tại Hà Nội những ngày gần đây khiến dư luận không khỏi bàng hoàng, lo lắng.
Ảnh minh hoa
VnMedia xin điểm lại những vụ vỡ nợ hàng trăm tỉ xảy ra tại Thủ đô trong thời gian qua
Phó hiệu trưởng "quỵt" nợ hàng trăm tỷ
Những ngày qua, dư luận Thủ đô xôn xào về một vụ vỡ nợ hàng trăm tỷ đồng xảy ra trên địa bàn Thành phố. Theo đó, bà Trương Thị Hải Yến, Phó hiệu trưởng, Chủ tịch HĐQT Trường THPT Dân lập Phương Nam (địa chỉ tại Lô 18, khu đô thị mới Định Công, quận Hoàng Mai, Hà Nội) bị 18 cá nhân "quỵt" nợ với tổng số tiền trên 268 tỷ và 16 quyển sổ đỏ.
Báo Giao thông vận tải đưa tin, chiều 7/8, tại khu vực cổng trường có hàng chục người xưng là "nạn nhân" của bà Yến tụ tập bên ngoài, căng băng rôn, dùng loa "kể tội" và "đòi nợ" bà Yến.
Trong danh sách "chủ nợ" của bà Yến mà những người này cung cấp cho phóng viên đều có hộ khẩu thường trú tại các quận, huyện trên địa bàn Hà Nội. Người thì cho vay tiền (thấp nhất là 700 triệu đồng, cao nhất lên tới 140 tỷ đồng), người thì giao sổ đỏ cho bà Yến.
Trước sự việc trên, phóng viên liên hệ với bà Yến thì chỉ thấy đổ chuông nhưng chủ nhân không nhấc máy. Hiện vẫn chưa có thông tin từ phía cơ quan chức năng vào cuộc làm rõ vụ việc.
Cô thợ may với món nợ hàng trăm tỷ
Cho đến giờ, chắc hẳn nhiều người vẫn còn nhớ vụ vỡ nợ hàng trăm tỷ đồng gắn với cái tên Nguyễn Thị Cúc tại Phú Xuyên, Hà Nội.
Xuất phát là một thợ may làng và các khoản cho vay nhỏ lẻ, thấy lãi từ nghề buôn tiền dễ kiếm, Nguyễn Thị Cúc đã bỏ luôn nghề thợ may để chuyên tâm đi buôn tiền.
Khoảng những năm 2010 thì ở Phú Minh, người ta gọi Cúc là đại gia. Mảnh đất cũ của gia đình trong xóm hẹp, Cúc vung tiền ra đổi lấy mảnh đất to đẹp ngoài phố để xây biệt thự; mua xe ô tô gần 10 tỷ... Biệt thự nhà Cúc ở thị trấn, hoành tráng không thua kém gì biệt thự của các đại gia ngoài Hà Nội.
Cúc dự định sẽ đầu tư 30 tỷ đồng để xây ngôi biệt thự này. Cúc tuyên bố bỏ tiền ra làm đường bê tông cho xóm, rồi mở tiệc linh đình cho cả ngày khởi công lẫn khánh thành. Cúc mua mảnh đất trị giá gần 2 tỷ đồng chỉ để làm chỗ... đậu ô tô. Nhà Cúc rộng, Cúc bày đầy két sắt, ô tô mấy chiếc, xe máy cả chục cái.
Theo cáo trạng truy tố Cúc thì Cúc vay của 10 người đều là đại lý đi gom tiền từ nhiều người khác. Trước tòa, chị Phùng Thị P. vừa khóc vừa kể, từ tháng 6/2010 đến tháng 6/2011 đã cho Cúc vay 14 lần với tổng số tiền là 76,4 tỷ đồng.
Tương tự, chị Nguyễn Thị B. cũng nhiều lần cho Cúc vay tiền với tổng số tiền lên tới 88,5 tỷ đồng. Tới ngay, chị mới được gán một căn nhà trị giá 5 tỷ. Chị Nguyễn Thị H. thì, ngoài 4,1 tỷ đồng tiền mặt, còn cho Cúc vay 370 cây vàng. Để có tiền cho Cúc vay, vợ chồng chị đã vay của 40 người khác.
Từ đầu năm 2008 đến tháng 10/2011, Cúc vay tiền của nhiều người với số tiền 233 tỷ đồng. Số tiền, vàng đã chiếm đoạt được Cúc đã dùng để mua ô tô, 8 bất động sản, nội thất khác tổng cộng là 39 tỷ đồng. Số tiền còn lại Cúc sử dụng để chi tiêu cá nhân, trả nợ gốc và nợ lãi khoảng 20 tỷ đồng cho những người đã vay trong vụ án này cũng như các trường hợp vay khác.
Sau khi bị bắt, Cúc và chồng đã khắc phục một phần cho các bị hại, còn tổng số tiền chiếm đoạt là tới 213 tỷ đồng và 404 cây vàng. Tại phiên toà xét xử vào tháng 12/2012, Nguyễn Thị Cúc đã bị tuyên án chung thân.
Người thân trở thành nạn nhân của con nợ trăm tỷ
Tiếp sau vụ vỡ nỡ tại Phú Xuyên là vụ vỡ nợ lên đến gần 200 tỷ đồng xảy ra tại phố Nguyễn Thái Học (Hà Đông - Hà Nội) vào đầu năm 2011.
Với lãi suất hấp dẫn Nguyễn Thị Dậu đã dụ dỗ được rất nhiều người cho vay tiền, người ít thì là vài trăm triệu, người nhiều đến đến vài tỉ đồng. Không chỉ lừa của người ngoài, nạn nhân của vợ chồng Nguyễn Thị Dậu còn có cả những người ruột thịt trong nhà như chị gái, mẹ đẻ.
Sau khi tuyên bố vỡ nợ vào cuối tháng 9, đầu tháng 11, Nguyễn Thị Dậu ôm tiền bỏ trốn. Hàng chục nạn nhân và người nhà đã đến vây kín con phố Nguyễn Thái Học để đòi nợ. Những chủ nợ dùng gạch đá, ném vào nhà bà Dậu. Sau khi dùng búa phá cửa sắt không thành, một số chủ nợ đã dùng thang trèo lên tầng 2 để vào bên trong đập phá đồ đạc...
Không chỉ trực nợ trước cửa nhà Nguyễn Thị Dậu 24/24h, nhiều người còn lập cả bàn thờ, mua vòng hoa đặt ngay trước cửa gia đình bà với dòng chữ "Viếng hương hồn bọn lừa đảo" cũng như viết rất nhiều băng rôn khẩu hiệu đại loại như "Pháp luật ở đâu? Công lý ở đâu?" nhằm gây sức ép đối với cơ quan pháp luật.
Trước sự việc này, công an quận Hà Đông đã huy động lực lượng tới hiện trường yêu cầu người dân chấp hành pháp luật. Ngày 21/11/2011, Nguyễn Thị Dậu đã ra đầu thú.
Vào những ngày cuối năm 2011, công an huyện Thường Tín, Hà Nội cũng đã tạm giữ hình sự đối với Lê Thị Mừng (SN 1977, trú tại xã Dũng Tiến, huyện Thường Tín) để điều tra về hành vi "lừa đảo chiếm đoạt tài sản", liên quan đến hoạt động vay nợ huy động vốn.
Trước đó ít ngày, một số chủ nợ đã đến nhà bà Mừng để đòi nợ nhưng bà Mừng không còn khả năng chi trả nên đã tránh mặt. Sau đó, bà Mừng đến cơ quan CA đầu thú và khai nhận vay nợ hơn 260 tỷ đồng, hiện không có khả năng thanh toán.
Theo thông tin ban đầu, Lê Thị Mừng dùng phương thức vay với lãi suất cao để huy động vốn từ nhiều người dân ở một số địa phương trên địa bàn huyện Thường Tín và Phú Xuyên với lời hứa hẹn đầu tư vào thị trường bất động sản. Thực tế, số tiền vay này được Lê Thị Mừng sử dụng một phần để đầu tư bất động sản nhưng không hiệu quả.
Thực tế cho thấy, không chỉ riêng Hà Nội, trong thời gian qua liên tiếp xảy ra những vụ vỡ lớn trên địa bàn cả nước. Gần đây nhất là vụ vỡ nợ tại Lạng Sơn và Hải Phòng với số tiền lên đến hàng trăm tỷ đồng.
Theo cơ quan công an, thủ đoạn chung của các "con nợ" đều giống nhau. Đa số họ đều tạo vỏ bọc sang trọng, giàu có, thừa tiền, kinh doanh phát tài phát lộc để người cho vay tin rằng họ sẽ không bao giờ mất khả năng chi trả. Cùng với đó, các đối tượng này đã đánh trúng vào lòng tham của phần đông dân chúng là trả lãi suất rất cao, gấp nhiều lần lãi suất huy động của các ngân hàng.
Có thể nói, những vụ vỡ này này đã gây nên hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, làm cho hàng trăm gia đình điêu đứng, bị cầm cố hết tài sản, ruộng vườn, thậm chí trắng tay. Trong các án Tòa đều buộc bị cáo phải bồi thường cho bị hại. Nhưng số tài sản ít ỏi còn lại của bị cáo (nếu có) không thấm vào đâu so với khoản nợ. Do đó, hy vọng đòi lại tiền của các nạn nhân rất mong manh...
Theo VnMedia
Nghi án chủ tịch hội nông dân xã ôm 7 tỷ đồng bỏ trốn Vay tiền hứa trả lãi suất cao, bà Lô Thị Hòa (Chủ tịch Hội nông dân xã Châu Bình, huyện Quỳ Châu, Nghệ An) đã có trong tay hơn 7 tỷ đồng Theo Công an huyện Quỳ Châu, bà Hòa đã lợi dụng tín nhiệm để vay tiền của nhiều người với số lượng lớn. Việc gom tiền bắt đầu từ cuối năm...