Rúng động quan chức Mỹ trình ông Trump kế hoạch tấn công cơ sở dầu mỏ Iran
Các quan chức quân sự Mỹ được cho là đã trình lên Tổng thống Donald Trump kế hoạch tấn công các cơ sở dầu mỏ của Iran để đáp trả vụ nhà máy dầu Ả Rập Saudi bị không kích bởi máy bay không người lái.
Ảnh minh hoạ: Sputnik
Tờ NBC News trích dẫn nguồn thạo tin cho biết các quan chức quân sự Mỹ trong cuộc họp hôm thứ Hai, 16/9, đã trình lên Tổng thống Trump các kế hoạch trả đũa khác nhau nhằm vào Iran, bao gồm cả các cuộc tấn công mạng và tấn công các cơ sở dầu mỏ.
Tuy nhiên, theo Politico, các kịch bản này đều đã bị ông Trump bác bỏ.
Vì Tổng thống Mỹ dường như muốn giữ lời hứa mà ông đưa ra trước đó trong chiến dịch tranh cử là không kéo Mỹ vào bất kì cuộc xung đột mới nào trong thời gian tới.
Ngoài ra, ông Trump cũng lo lắng rằng cuộc chiến với Iran có thể gây ra hậu quả khó lường về kinh tế.
Một ngày sau đó, nghị sĩ Eliot Engel – Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện tuyên bố Tổng thống Mỹ Trump nếu muốn tấn công trả đũa Iran sẽ buộc phải nhận được sự cho phép của Quốc hội.
Video đang HOT
“Hiến pháp Mỹ rất rõ ràng: trừ khi Mỹ bị tấn công trước, thì Tổng thống cần có sự cho phép của Quốc hội trước khi tấn công Iran, ngay cả khi hành động của ông ấy là nhằm ủng hộ một trong những đối tác của Washington.”
Thượng nghị sĩ Dick Durbin (đảng Dân chủ) cũng nhấn mạnh Mỹ không có hiệp ước an ninh chung với Ả Rập Saudi, do đó không bắt buộc phải bảo vệ Riyadh ngay cả khi có bằng chứng cho thấy nước này bị Iran tấn công.
Về sự cố nhà máy dầu mỏ Ả Rập Saudi bị không kích bởi máy bay không người lái, Tướng Joseph Dunford, Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ cho biết Washington đã cử các chuyên gia pháp y đến hiện trường để hỗ trợ Riyadh đánh giá về vụ việc.
Cuối tuần trước, tập đoàn dầu mỏ Aramco của Ả Rập Saudi đã phải đóng cửa hai cơ sở ở Abqaiq và Khurais, sau khi các cơ sở này bị tấn công và bốc cháy dữ dội.
Sự cố dẫn đến việc cắt giảm sản lượng khoảng 5,7 triệu thùng dầu mỗi ngày – tương đương một nửa sản lượng dầu hàng ngày của Ả Rập Saudi. Việc đóng cửa các cơ sở dầu mỏ cũng khiến giá dầu gia tăng trên toàn thế giới.
Phiến quân Houthi từ Yemen đã lên tiếng nhận trách nhiệm về vụ việc. Nhưng Mỹ vẫn kiên quyết khẳng định lỗi thuộc về Iran.
Đáp lại, Tehran mạnh mẽ bác bỏ lời buộc tội.
MINH HẠNH
Theo tienphong/Sputnik
Thổ có thể ngừng mua thêm S-400 để được mua Patriot
Nhận định trên được đưa ra sau khi Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan nói về việc tiếp tục đàm phán với người đồng cấp Mỹ Donald Trump về việc mua Patriot.
Hãng Reuters dẫn tuyên bố của Tổng thống Erdogan hôm 13/9 rằng, ông sẽ thảo luận mua các hệ thống tên lửa phòng không Patriot với Tổng thống Trump tại cuộc họp Liên Hợp Quốc vào tuần tới:
"Tôi nói rằng dù đã nhận các hệ thống S-400, chúng tôi vẫn có thể mua một số lượng nhất định tổ hợp phòng không Patriot, nhưng các điều khoản ít nhất phải tương đương với hợp đồng S-400".
Ông Erdogan cho rằng quan hệ cá nhân với Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ giúp giải quyết căng thẳng quanh thương vụ Thổ Nhĩ Kỳ mua tên lửa S-400 Nga. Khả năng mua hệ thống Patriot từng được Erdogan nhắc tới khi điện đàm với người đồng cấp Mỹ cách đây hai tuần.
"Ông Trump nói: Ông nghiêm túc chứ? và tôi xác nhận điều đó", Erdogan nói và cho biết thêm, hai lãnh đạo sẽ bàn thêm chi tiết khi gặp nhau tại cuộc họp Đại hội đồng Liên Hợp Quốc vào cuối tháng 9/2019.
Trong khi đó, truyền thông Nga dẫn nguồn tin quân sự Mỹ tiết lộ, mọi chuyện sẽ không đơn giản như tuyên bố của ông Erdogan và điều kiện để Mỹ chấp thuận bán Patriot cho Thổ chính là việc nước này phải ngừng mua thêm những tổ hợp S-400 từ nhà sản xuất Nga.
Dù quyết định cuối cùng của Thổ phải sau cuộc gặp giữa ông Erdogan và Tổng thống Trump mới có thể rõ ràng nhưng nếu điều kiện trên được Mỹ chính thức đưa ra, khả năng Thổ chấp nhận điều kiện này là rất cao bởi từ khi đàm phán mua S-400, Ankara cũng từng nhiều lần khẳng định vẫn theo đuổi kế hoạch mua Patriot PAC-3 của Mỹ.
Người đại diện của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Ibrahim Kalyn cũng tuyên bố: "Ankara không có điều gì phản đối đối về Patriot, nếu các điều kiện của Washington được đưa ra mang tính tích cực, chúng tôi sẽ chấp nhận. Chúng tôi sẽ tiếp tục bàn bạc, quả bóng hiện giờ nằm ở bên phía Mỹ", người đại diện của ông Erdogan nói.
"Nếu được Mỹ chấp thuận bán, hệ thống Patriot sẽ làm bạn với tổ hợp S-400 trong lực lượng phòng thủ của Thổ Nhĩ Kỳ", vị đại diện này cho biết thêm.
Thổ Nhĩ Kỳ và Nga ký thỏa thuận mua tên lửa S-400 trị giá 2,5 tỷ USD vào tháng 12/2017. Mỹ liên tục phản đối thương vụ, cho rằng Nga có thể đưa chuyên gia tới Thổ Nhĩ Kỳ và tiếp cận mạng lưới phòng không NATO, cũng như nghiên cứu tiêm kích tàng hình F-35 để nắm thông tin tác chiến bí mật, xóa bỏ ưu thế của chiến đấu cơ đắt nhất thế giới.
Hồi cuối tháng 8/2019, Mỹ đã rút lại đề xuất bán các hệ thống phòng không Patriot với tổng trị giá 3,5 tỷ USD cho Thổ Nhĩ Kỳ, sau khi gạt nước này khỏi chương trình siêu tiêm kích F-35 và từ chối bàn giao 105 chiếc F-35A theo thỏa thuận đã ký.
Đáp lại, Thổ Nhĩ Kỳ cảnh báo sẽ mua thêm tên lửa S-400, để ngỏ khả năng mua tiêm kích tàng hình Su-57 cùng chiến đấu cơ đa năng Su-35S và MiG-35 để thay thế F-35A. Chưa dừng lại ở đó, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin hôm 9/9 cho biết Washington đang xem xét biện pháp cấm vận Ankara vì hợp đồng S-400, nhưng không tiết lộ những mục tiêu có thể bị nhắm tới trong đòn trừng phạt mới.
Tuấn Vũ
Theo baodatviet
Tố cáo chấn động về vụ Israel do thám Nhà Trắng Tờ Politico gây chấn động khi công bố thông tin tố cáo, suốt 2 năm qua, các điệp viên Israel có thể đã cài cắm thiết bị nghe lén gần Nhà Trắng và những địa điểm nhạy cảm khác quanh khu vực thủ đô Washington. Theo báo Politico, Bộ An ninh nội địa Mỹ lần đầu tiên phát hiện những thiết bị nghe...