Rừng đào đá nở muộn tuyệt đẹp ở Hà Giang
Mặc dù đã sang tháng 3 nhưng thời tiết ở Hà Giang vẫn se lạnh, độ ẩm cao. Tiết trời này tạo điều kiện thuận lợi cho rừng đào đá nở rộ.
Những ngày gần đây, rừng đào đá tại xã Cao Mã Pờ, huyện Quản Bạ, Hà Giang đắm chìm trong màu hồng thơ mộng từ những cánh đào phai.
Trong tiết trời se lạnh, buổi sáng có sương mù, những cánh đào tô điểm nổi trội trong không gian mờ ảo càng khiến khung cảnh thêm mê đắm.
Toàn bộ các cây đào ở đây đều là đào cổ, có tuổi đời rất lâu, thời điểm trước Tết Nguyên đán nhiều đoàn xe lên đây để hỏi mua nhưng người dân nhất quyết không bán.
Hiện tại hoa đào tuyệt đẹp nở bung cánh ở Hà Giang
Anh Hoàng Việt (hướng dẫn viên một công ty du lịch ở Hà Giang) cho biết, thời điểm này nhiều đoàn khách đã đặt lịch từ cách đây 1 tuần để kịp lên ngắm hoa đào nở muộn.
“Nhiều nơi hoa đào đã tàn sau Tết Nguyên đán, nhưng ở đây thời điểm này mới là lúc đẹp nhất của hoa đào, du khách sáng sớm săn mây rồi ngắm rừng đào ở sườn núi, đây cũng là cái mới hút khách của Hà Giang”, anh Việt nói.
Nếp nhà nào ở xã Cao Mã Pờ, huyện Quản Bạ đều trồng đào xung quanh
Được biết, đào đá ở đây đặc biệt hơn nhiều chỗ khác vì hoa có cánh dày hơn, màu đẹp, nhiều chỗ do người dân quản lý thì được chăm sóc để cho ra quả thu hoạch. Với thời tiết tạo điều kiện, hoa đào có thể nở hết tháng 3.
Rừng đào đá cổ nở rực trong sương sớm
Video đang HOT
Đào đã rụng hết lá chỉ còn lại bông hoa
Nhiều địa phương khác sau Tết Nguyên đán hoa đào đã tàn, nhưng ở Hà Giang đào vẫn thi nhau nở rộ
Tại rừng đào tất cả đều là đào cổ, có tuổi đời rất lâu
Rừng đào có các loại như đào phai 5 cánh, đào đá, đào Vân Nam
Đào đá ở đây đặc điểm cánh dày, mọc gần nhau thành chùm
Cảnh bình yên ở một nếp nhà tại huyện Quản Bạ
Đào Hà Giang nhiều nụ, nở bung cùng lúc
Cả rừng đào sau một ngôi nhà của người dân
Cây đào nổi bật giữa khung cảnh mờ ảo
Nhiều khu vực người dân chăm sóc cho cây đào ra quả để thu hoạch
Vì có tuổi đời lâu nên cây nào cũng cao lớn, cành vươn xa
Đào đá có hình dáng uốn lượn được nhiều thương lái săn lùng trước Tết Nguyên đán
Bình yên
Đào nở muộn ở Hà Giang hút khách tới tham quan
Những câu chuyện truyền thuyết thú vị về núi Đôi Quản Bạ ở Hà Giang
Du khách khi đến với Hà Giang thường dừng lại trên đường vào huyện Quản Bạ, ngắm nhìn tòa thiên nhiên căng tròn phía xa với ánh mắt trầm trồ.
Sở dĩ người dân nơi đây gọi là núi Đôi bởi vì hai quả núi gần như bằng nhau được xếp song song. Và mỗi mùa, gò bồng đảo của thiên nhiên ấy lại được tô điểm màu sắc khác nhau và du khách khi có dịp ghé chân vào thời gian nào cũng có những trải nghiệm thú vị.
Núi Đôi gắn với nhiều câu chuyện truyền thuyết được đồng bào các dân tộc nơi đây lưu truyền từ đời này sang đời khác. Truyện kể rằng xưa kia, ở vùng đất này có một chàng trai người H'mông tuấn tú, có tài thổi đàn môi.
Tiếng đàn môi của chàng réo rắt đã níu giữ trái tim của một nàng tiên trên thượng giới tên là Hoa Đào. Phải lòng chàng nên nàng tìm cách ở lại vùng đất này. Họ nên vợ nên chồng và sinh được một bé trai kháu khỉnh.
Núi Đôi gắn với nhiều truyền thuyết được người dân nơi đây lưu truyền.
Ngọc Hoàng phát hiện ra chuyện Hoa Đào bỏ trốn xuống trần gian đã vô cùng giận dữ, sai người đi bắt nàng về. Thương chồng một mình nuôi con vất vả, thương con thơ thiếu bầu sữa mẹ, nàng đã bỏ lại đôi nhũ hoa của mình dưới hạ giới cho con bú. Đôi nhũ căng tròn nuôi con nàng ngày càng khôn lớn, sau này đã biến thành hai quả núi dáng hình như bầu vú mẹ.
Mỗi cung đường Hà Giang đều mang đến cho du khách những trải nghiệm thú vị.
Hai quả núi đó được gọi là núi Đôi hay núi Cô Tiên. Nhờ dòng sữa của nàng, vùng đất này có khí hậu vô cùng mát mẻ, hoa quả thơm ngon, rau trái xanh tươi, lúa ngô tươi tốt. Nước mắt khóc thương chồng con của nàng đã biến thành dòng sông Miện xanh ngắt, mơ màng trôi trên biển đá tai mèo, ôm lấy cả rẻo đất phía sau cổng trời huyền thoại.
Một câu chuyện khác kể về một chàng trai khổng lồ đem lòng yêu người con gái xinh đẹp nơi đây. Mặc dù ở tận nơi xa, nhưng chàng trai luôn vượt non cao, suối sâu để đến với người yêu. Gia đình người con gái thách rằng, nếu chàng trai ngăn được sông Đông Hà chảy ngược vào thung lũng nơi gia đình cô gái ở (ngày nay là thị trấn Tam Sơn) thì gia đình sẽ chấp nhận chàng làm con rể.
Chàng khổng lồ ngày đêm gánh những quả núi về để đắp dòng chảy ngăn sông Đông Hà về thung lũng. Vào một ngày, đang miệt mài gánh đất để ngăn sông, chàng trai nhận được tin mẹ mất. Quá đột ngột và đau khổ, quang gánh của chàng khổng lồ va vào dãy núi cao bị gãy, vội vã chàng chạy về quê chịu tang mẹ.
Người con gái chung thủy đã mỏi mòn chờ đợi người yêu, ngả lưng nơi gần chiếc đòn gánh của người yêu. Chờ đợi quá lâu đến nỗi nàng đã hóa thân thành núi để mãi mãi đợi chờ người yêu.
Đòn gánh của chàng khổng lồ bị gãy hóa thành dãy núi đòn gánh ông khổng lồ, tiếng địa phương gọi là dãy núi "Phia Pới". Bước chân chạy vội vã của chàng khổng lồ tạo thành 9 cái hồ nước sâu ở các làng là: Sum Pưn, Thâm Rí, Thâm Lâu, Thâm Nán, Thâm Nậm Đăm, Thâm Lùng Pết...
Còn người con gái hóa thân thành núi chờ đợi người yêu, ngày nay vẫn còn đó núi Đôi, hiện thân bộ ngực căng tròn của người con gái.
Một cách làm du lịch khác của chàng trai người Dao Nặm Đăm là Làng du lịch cộng đồng của dân tộc Dao ở xã Quản Bạ, huyện Quản Bạ (tỉnh Hà Giang) mới được chú ý từ vài năm trở lại đây. Khi phần lớn cả làng đều làm chung một mô hình du lịch nhà sàn, hướng đến nhóm khách bình dân thì Anh Lý Văn Quang đã có hướng đi mới...