Rung cây giúp cà chua đậu quả trĩu cành: Nghe lạ đời nhưng nhìn thành quả thì khó tin
Cà chua thì dễ trồng thế nhưng để cà chua sai quả thì cần một vài mẹo nhỏ.
Đặc tính của cây cà chua là là cần nhiều ánh nắng ấm nhưng cũng ưa sự ẩm ướt. Bởi vậy, thời gian thích hợp nhất để trồng là vụ sớm (Gieo vào tháng 7 – 8, trồng tháng 8 – 9, thu hoạch vào cuối tháng 10 – 12), vụ chính (Gieo từ giữa tháng 9 sang cuối tháng 10, trồng tháng 11 để thu hoạch vào tháng 2 – 3), và vụ muộn (gieo tháng 11, trồng tháng 12 và thu hoạch tháng 3 – 4).
Bạn có thể sử dụng thùng xốp, bao xi măng, bao tải, chậu, khay hay mảnh đất trống có để trồng cây cà chua. Lưu ý: Dưới đáy khay đục lỗ để thoát nước.
Cà chua là cây ưa ánh nắng, nên bạn cần đặt dụng cụ trồng ở nơi có đầy đủ ánh nắng mặt trời, ít nhất là 6-7 tiếng/ngày.
Nếu trồng từ hạt, thời gian để cây ra quả khoảng 3 tháng. Bạn có thể mua hạt bán sẵn ngoài hàng hoặc lấy hạt từ các quả chín, phơi khô, gieo xuống đất. Nếu bạn trồng từ cây con, thời gian sẽ rút ngắn lại được 2 tuần.
Cà chua có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau nhưng bạn nên tham khảo các loại đất hữu cơ vừa sạch sẽ, vừa đầy đủ chất dinh dưỡng cho cây trồng trong chậu. Cà chua đòi hỏi đất trồng phải thật giàu chất dinh dưỡng hữu cơ. Cách đơn giản là bạn trộn đất và trấu cùng phân cá đã ủ mục hoặc phân gà (có loại phân hữu cơ nào dùng loại đó). Nếu bạn không thể tự ủ phân xanh hữu cơ tại nhà thì có thể mua sẵn ở các cửa hàng.
Cách trồng:
Gieo hạt giống cà chua vào bầu đất hoặc khay nhựa. Tưới nước và duy trì độ ẩm cho đất. Khi cây nhú mầm (từ 7-14 ngày), bạn nên đem ra vị trí có nhiều ánh sáng.
Khi cây con có chiều cao từ 10-20cm thì đem trồng ra vị trí đất đã chuẩn bị sẵn. Cây non phải được trồng sâu xuống đất từ 50-75% chiều cao thân. Trong vòng 10 phút đầu sau khi trồng, tưới cho cây khoảng 4 lít nước ấm tầm 25-30 độ C để giúp cây không bị sốc với môi trường mới.
Khoảng cách lý tưởng giữa mỗi cây cà chua là từ 40-90cm.
Vì thân cây mềm nên khi cây cao được tầm 20 cm, chủ vườn cần làm giàn leo hoặc cọc.
Giai đoạn đầu, cây phát triển lá, ra hoa rất nhanh. Tuy nhiên, một số cây có rất nhiều hoa nhưng lại không thấy đậu quả.
Nếu rơi vào trường hợp này, bạn có thể áp dụng các mẹo sau:
- Đặt cây ở nơi có nhiều nắng, thường xuyên tưới nước với độ ẩm vừa phải.
Video đang HOT
- Bón phân gà đã sơ chế (bán ở các cửa hàng cây).
- Sáng sớm bạn hãy rung lắc nhẹ các cành cây để hoa có thể thụ phấn. Thường khi trồng cà chua ở vườn rộng thì việc thụ phấn này sẽ do các loài động vật hoặc gió giúp cây thụ phấn. Tuy nhiên, khi trồng ở ban công trong thành phố, động tác rung cây là cực kì cần thiết để cà chua có thể đậu nhiều quả. Điều này sẽ rõ ràng hơn khi ban thu hoạch những cành cà chua trịu quả.
- Khi cây bắt đầu có trái nhỏ, bạn tỉa bớt cành lá xung quanh để quả dễ dàng phát triển.
Theo Lily (Gia đình & Xã hội)
15 món đồ lặt vặt với những tác dụng phụ bất ngờ
Có nhiều thứ đồ nho nhỏ vẫn luôn hiện hữu trong cuộc sống gia đình mà đôi khi bạn chẳng nhận ra hết tác dụng của chúng.
Kem đánh răng và chanh? Đã có nhiều chị em biết tác dụng làm sạch vết bẩn của chúng. Bã cà phê thì sao? Chúng có thể giúp bạn loại bỏ mùi từ tủ lạnh. Vậy nên trước khi bạn quăng thứ gì vào thùng rác hay nhét chúng vào ngăn kéo linh tinh, hãy tìm hiểu những tính năng hữu ích của chúng.
Dưới đây là 15 món đồ nhỏ trong nhà với những tính năng đặc biệt bạn nên tận dụng
1. Chanh
Chanh có thể giúp một số loại trái cây như táo hay lê tươi lâu hơn và không bị ngả màu. Đồng thời, loại của giàu vitamin C này cũng có thể dùng để khử trùng thớt và thậm chí giúp làm dịu cổ họng khi bị đau.
2. Giấy báo cũ
Nhiều khi bạn mua cà chua về khi chúng vẫn còn ương. Gói chúng vào giấy báo để cà chua chín nhanh hơn.
3. Dây chun
Nếu bạn ra vào cửa liên tục, dây chun sẽ giúp cửa không bị tự động khóa lại. Bạn cũng có thể dùng dây chung buộc quần áo trong tủ để chúng khỏi bị rơi
4. Dầu ô liu
Dầu ô liu ngoài tác dụng làm trong việc nấu nướng còn giúp làm sáng lại các loại thép, inox và giúp bạn tẩy trang
5. Hộp cà phê
Những lọ cà phê đã dùng hết có thể dùng để chứa những thứ đồ lặt vặt trong phòng bếp hay trong phòng của bọn trẻ.
6. Hộp đựng kính
Hộp đựng kính có thể sử dụng để chứa trang sức, đặc biệt những món đồ nhỏ như khuyên tai hay nhẫn. Chúng có thể rất dễ rơi hay bị lẫn khi bạn bỏ trong ngăn kéo
7. Hộp giấy thơm
Loại giấy mỏng như giấy ăn này thật tiện dụng khi bạn vội lau đôi giầy thể thao khi ra khỏi nhà hay thậm chí làm sạch lông vật nuôi trên sàn hay các đồ nội thất khác.
8. Bít tất cũ
Thay về sử dụng những miếng xốp hơi để bọc gói các món đồ dễ vỡ, một chiếc tất hay sơ mi cũ sẽ là một lựa chọn tối ưu
9. Ống hút
Sử dụng các ống hút này để đỡ cành của các loại hoa yếu như hoa thủy tiên hay tulip. Bạn có thể tái sử dụng chúng nhiều lần
10. Bã cà phê
Bã cà phê có thể sử dụng làm phân bón cho một số loại hoa như hoa đỗ quyên. Đổ bã cà phê vào trong một hộp bơ đã sử dụng hết, đục lỗ và để vào tủ lạnh có thể giúp khử mùi tủ lạnh
11. Găng tay cao su
Găng tay cao su ướt chà trên mặt sô pha có thể làm sạch hết lông mèo. Hãy đeo găng tay cao su khi bạn không thể mở được nắp của một số loại chai cứng đầu nào đó.
12. Mũ chắn nước khi tắm
Những loại mũ tắm sử dụng 1 lần trong cách khách sạn có thể giữ lại để cuốn lấy gót giầy bẩn khi bạn cho chúng vào vali.
13. Nước sốt mù tạt và đậu nành
Những túi nước sốt đậu nành và mù tại đóng băng có thể sử dụng như túi chườm nước đá.
14. Giấy nhớ
Giấy nhớ sau khi sử dụng có thể gấp nhỏ sau đó dùng làm sạch bụi bẩn ở các khe bàn phím máy tính.
15. Kem đánh răng
Ngoài tác dụng tẩy sạch các vết nhơ, kem đánh răng còn giúp loại bỏ mùi tỏi hay mùi tanh của cá trên tay bạn, thậm chí còn có thể dùng để làm sạch vết ố trên các vòi nước nhà bạn.
Theo Trần Thị Xuyến/ Khám phá
Vườn rau xanh mướt trên ban công chung cư chưa đầy 10m2 Với diện tích khoảng 10m2 nhưng vườn rau trên ban công chung cư nhà chị Priyanka Habib (Canada) cung cấp đủ loại rau, củ và trái cây cho gia đình. Nhiều loại cây chị còn tự ươm mầm bằng cách gieo hạt. Sống trong một căn hộ chung cư tầng 15 giữa thành phố ồn ào Toronto (Canada) nhưng chị Priyanka Habib lại...