Rừng Bình Phước đang bị… “rỗng ruột”
PV Dân Việt đã đến hiện trường một số khu vực rừng ở Bình Phước và tận mắt chứng kiến hàng ngàn m3 gỗ bị mục nát, những cánh rừng còn sót lại trong cảnh bị… “rỗng ruột”.
Trước đó, ngày 7/2, Dân Việt đã đăng tải bài “Hơn 8.000 m3 gỗ bị mục nát, hư hỏng, chỉ “nghiêm túc rút kinh nghiệm”, nội dung bài báo phản ánh UBND tỉnh Bình Phước ra văn bản “rút kinh nghiệm” đối với một số đơn vị chủ rừng, để hơn 8.000m3 bị hư hỏng, mục nát.
Trực tiếp dẫn chúng tôi vào hiện trường gỗ rừng bị chặt hạ, mục nát tại Tiểu khu 363, thuộc Nông lâm trường Tân Lập – Công ty TNHH MTV cao su Bình Phước (xã Tân Lợi, huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước), là một số người dân địa phương. Đây là một trong rất nhiều cây rừng đã bị đốn, có chu vi tới 5m, đường kính từ 1m-2m. Trong tổng số hơn 8.000m3 gỗ ở các dự án được chính quyền Bình Phước cho phép “tiêu huỷ” bằng cách “để tự mục nát tại hiện trường”, thì riêng tại các khu rừng thuộc 2 Tiểu khu 363 và 389, do Nông lâm trường Tân Lập quản lý đã chiếm tới 5.543,34m3, thuộc nhóm II – nhóm VIII.
Người dân đo từng gốc cây rừng đã bị đốn hạ.
Hình ảnh một trong những gốc cây cổ thụ có tuổi đời cả trăm năm bị cưa đổ.
Video đang HOT
Vạt một góc gốc cây cổ thụ đã bị đốn hạ, gốc cây vẫn còn tươi nguyên, rỉ nhựa ngay trước mắt chúng tôi. Tuy nhiên, theo văn bản chúng tôi có được thì những cây rừng như thế này, tại Tiểu khu 363 – Nông lâm trường Tân Lập, nằm trong dự án “ chuyển đổi rừng nghèo kiệt” sang trồng cao su. Các cây rừng được khai thác từ trước khi Thủ tướng Chính phủ tuyên bố đóng cửa rừng, từ cuối năm 2016.
Càng đi sâu vào rừng tại Tiểu khu 363, chúng tôi càng thấy rất nhiều cây rừng bị chặt hạ, còn nguyên thân gỗ dài hàng chục mét, nằm nguyên vẹn tại rừng…
Ông Trần Đức Lý – người dân trú ấp Thạch Màng, xã Tân Lợi, huyện Đồng Phú – chỉ vào một gốc cây rừng bị hạ, có đường kính hơn 1,5m – nói: “Gốc cây này phải hàng trăm năm, vẫn còn tươi roi rói…, có thể bị chặt hạ trong thời gian gần đây. Tôi rất nhiều lần chứng kiến người của Công ty TNHH MTV Phát Lộc và Công ty TNHH Hồng Phúc khai thác, cưa hạ cây rừng dưới hình thức “tận thu”, có sự cho phép của chủ rừng… Thực chất, đây là hành vi phá rừng, chọn toàn cây cỗ thụ để cưa, làm cho rừng bị rỗng ruột. “Chuyển đổi rừng nghèo kiệt” cái gì mà toàn vô rừng chặt cây cổ thụ hàng trăm năm như vậy?”.
Thêm một cây gỗ với gốc rất to, dài khoảng 15m bị chặt hạ.
Nhiều cây nữa bị chặt, gốc còn tươi nguyên.
Thân cây bị lau sậy, cỏ, chồi phủ kín, che khuất theo thời gian, nhưng gốc cây thì vẫn lộ rõ…
Tại Tiểu khu 363, theo những người dân địa phương, có tới hàng trăm cây rừng cổ thụ đã bị chặt hạ, khiến rừng bị rỗng ruột.
“Chuyển đổi rừng nghèo kiệt” sang trồng cao su. Rừng “nghèo kiệt” nhưng toàn những cây gỗ lớn, có tuổi đời hàng chục đến hàng trăm năm tuổi được chặt hạ, để mục tại hiện trường để lấy đất trồng cao su.
Theo danviet.vn
Tăng 20% giá trị nông sản nhờ quảng bá trên mạng
Sau khi tham gia các hoạt động của dự án "Nâng cao năng lực sử dụng máy tính, điện thoại thông minh và internet cho cán bộ, hội viên Hội Nông dân Việt Nam", các hội viên nông dân đã xây dựng và đổi mới 140 mô hình, bước đầu đem lại thêm hiệu quả kinh tế cho người nông dân.
Chia sẻ kinh nghiệm tại hội thảo tổng kết dự án "Nâng cao năng lực sử dụng máy tính, điện thoại thông minh và internet cho cán bộ, hội viên Hội Nông dân Việt Nam" do Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tổ chức mới đây, chị Đinh Thị Tường Vy - thành viên CLB Nông dân với internet xã Ka Đô, huyện Đơn Dương (Lâm Đồng) cho biết: "Khi chưa có lớp tập huấn "Nông dân với Internet", nông dân chúng tôi chỉ biết sản xuất trên đồng ruộng; chỉ biết bán nông sản với giá mà thương lái ấn định, có nhiều vụ còn bị khấu trừ vì những lý do mà họ đưa ra như nông sản có mẫu mã không đều, không đẹp và nông dân chỉ biết chấp nhận thiệt thòi...".
Theo chị Đinh Thị Tường Vy, khi Hội ND tỉnh Lâm Đồng mở lớp tập huấn "Nông dân với Internet" cho xã, tôi với 25 anh chị em hội viên nông dân tham dự. Tôi đã được tiếp thu kiến thức, biết tạo email, thành lập nhóm, biết truy cập thông tin khoa học kỹ thuật, tìm kiếm các nhà thu mua với địa chỉ, số điện thoại để liên hệ trao đổi mua bán nông sản. Hiện gia đình tôi thường xuyên sản xuất rau củ và cà phê các loại, hàng năm là 1ha. Năm nay, do biết đàm phán với các thương lái nên giá trị bán hàng tăng hơn những năm trước đây khoảng 20% và không bị ép giá như trước".
Kỹ thuật viên hướng dẫn thành viên CLB Nông dân với Internet sử dụng máy tính, điện thoại thông minh. (ảnh tư liệu)
Không chỉ chủ động tìm đầu ra cho nông sản, bản thân chị Vy cũng biết cách áp dụng kiến thức khoa học kỹ thuật ứng dụng vào sản xuất, chăn nuôi, mang lại hiệu quả kinh tế, biết cách sử dụng phân bón hữu cơ sinh học, thuốc bảo vệ thực vật, kỹ thuật trồng, chăm sóc cây trồng hiệu
Anh Phạm Văn Khánh là thành viên CLB Nông dân với internet xã Tân Tiến, huyện Đồng Phú, Bình Phước. Trước khi có dự án, gia đình anh trồng cây điều nhưng vườn cây chủ yếu già cỗi, cho năng suất, chất lượng thấp. Sau khi tham gia khóa tập huấn của dự án, anh đã biết tra cứu, tìm hiểu thông tin qua mạng internet và học hỏi được mô hình trồng cây cacao xen dưới tán điều và phương pháp cải tạo vườn điều già cỗi thành vườn điều cho năng suất chất lượng cao. Sau khi áp dụng vào vườn điều của gia đình, đến nay vườn điều đã phát triển tốt và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Thu nhập hằng năm của gia đình anh từ trồng điều và cacao trên diện tích 15ha lên tới hàng tỷ đồng.
Tại hội nghị, các đại biểu đã kiến nghị đối với Ban quản lý dự án Google của tỉnh cần tiếp tục mở rộng mô hình hoạt động của câu lạc bộ trên toàn tỉnh và gắn hoạt động của câu lạc bộ với hoạt động của công tác hội.
Theo Danviet
Chủ quán cơm ở Bình Phước nhặt được 280 triệu đồng Anh Hiếu dọn quán thì phát hiện túi xách để trước cửa, khi mở ra thì thấy nhiều xấp tiền mệnh giá 500.000 đồng. Chiều 17/12, UBND xã Đồng Tiến, huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước, cho biết xã đang giữ một túi xách có chứa 280 triệu đồng do chủ một quán cơm trên địa bàn giao nộp. Trước đó, khoảng 22h...