Rừng bạch đàn đỏm dáng bảy sắc cầu vồng
Có dịp tới Hawaii mà bỏ qua khu rừng này là thiếu sót cực lớn đấy.
Nhiều người biết đến hòn đảo Hawaii, Mỹ không chỉ vì nơi đây có những bãi biển tuyệt đẹp mà còn bởi loài cây thân gỗ “đỏm dáng” nhất trong thế giới thực vật.
Deglupta ( bạch đàn cầu vồng) là thành viên trong tổng số 90 loại bạch đàn sống trên đảo.
Loài bạch đàn trên có nguồn gốc ở Indonesia và Philippines. Chúng sinh trưởng và phát triển rất nhanh.
Nếu ai từng một lần chiêm ngưỡng đều không thể quên loài cây đặc biệt này bởi màu sắc sống động, rực rỡ trên thân cây.
Video đang HOT
Những sắc màu rực rỡ như xanh lá mạ, xám, đỏ, vàng cam, tím đan xen, hòa quyện với nhau tạo thành một tác phẩm hội họa trừu tượng.
Lần đầu chiêm ngưỡng, không ít người cho rằng, có ai đó đã tự vẽ bằng sơn màu, và làm dáng cho cây.
Bạch đàn cầu vồng là một trong những loài cây cao nhất thế giới. Chúng cao hơn 75m khi trưởng thành. Thậm chí, cây sinh trưởng ở môi trường thuận lợn có thể cao tới 100m.
Sau mỗi trận mưa, các màu sắc trên thân cây lại đẹp hơn. Từng gam màu lại sắc nét và láng bóng của cây giống như ai đó vừa phết lên chúng một lớp sơn dầu mới.
Bí ẩn về những gam màu trên thân bạch đàn cầu vồng đã được lý giải. Đó là kết quả của quá trình thay vỏ nhiều lần trong năm. Tuy nhiên, việc thay vỏ giữa các mảng lại không diễn ra cùng một thời điểm.
Sau khi lớp vỏ già rụng xuống sẽ để lộ ra lớp vỏ mới màu xanh lục và dần dần nó sẽ chuyển sang màu xanh lá mạ, vàng cam, tía, tím và nâu. Vì là loài có màu sắc đặc biệt, nên nhiều người đã mang chúng về trồng trong vườn để làm cảnh. Họ còn lấy gỗ của làm nguyên liệu sản xuất giấy và làm đồ trang trí trong gia đình.
Theo Thanhnien
Phải trả 55 triệu đồng cho 1 giờ nằm viện
Dù phải chịu mức viện phí cao ngất trời, Jule vẫn cảm thấy may mắn vì được điều trị kịp thời khi bị rắn cắn.
Cô Jule Weiss, một nhân viên y tế ở Mỹ cho biết cô đã bị rắn cắn tại George Washington Parkway - một khu vực bỏ hoang từ lâu.
Chân Jule sưng to gấp đôi sau khi bị rắn cắn
Chỉ trong vòng 1 giờ sau khi bị cắn, bàn chân của Jule sưng to gấp đôi và bắt đầu chuyển sang màu xanh. Ngay lập tức cô đã lái xe tới Bệnh viện Maryland ở ngoại ô Bathessda.
Các bác sĩ truyền cho Jule 4 túi huyết thanh để kháng nọc rắn trong suốt 18 giờ.
Sau khi chuẩn bị được xuất viện, Jule không thể tin nổi vào mắt mình khi nhìn thấy con số 55.000 USD (hơn 1,1 tỷ đồng) ghi trên hóa đơn viện phí, nghĩa là hơn 55 triệu đồng/giờ.
Cô Jule Weiss
Bệnh viện giải thích lý do viện phí cao như vậy là do huyết thanh chống nọc rắn rất đắt vì nó được lấy từ loài rắn cùng loại đã cắn Jule.
Mặc dù vậy, cô gái này vẫn cảm thấy may mắn bởi nếu không được điều trị kịp thời thì không biết chuyện gì đã xảy ra.
Jule cho biết hiện cô đang làm việc với ban cố vấn tài chính của Bệnh viện Maryland để giải quyết hóa đơn viện phí khổng lồ này.
Theo Datviet
Lười đi bộ, gọi trực thăng để... quá giang Hai người leo núi Hà Lan phải đối mặt với lệnh truy tố cùng án phạt lên tới 6 tháng tù và khoản tiền 2.000 bảng vì đã "giả vờ" kiệt sức để kêu gọi sự hỗ trợ của máy bay trực thăng. Sau khi leo lên tới đỉnh Hoher Goll cao 1.750 m gần thành phố Salzburg thuộc Áo, hai người leo...