Run rẩy đến cười ngất với những cảnh chết chóc lạ kỳ trong phim kinh dị Hollywood
Giết người bằng quả bóng, lốp xe hay túi ngủ, chắc chỉ có Hollywood nghĩ ra!
Thể loại phim kinh dị luôn mang màu sắc riêng và là khuôn viên sáng tạo của biết bao cái tên muốn thử sức mình với nghệ thuật thứ 7. Bên cạnh cốt truyện được xây dựng tốt, những nhân vật đáng nhớ cùng concept độc đáo, những cái chết trong phim kinh dị cũng là thước đo đánh giá thành công của một sản phẩm. Những cái chết sau đây tuy kỳ quặc, thậm chí hài hước, nhưng bằng cách nào đó chúng đã khắc sâu vào trí nhớ và trái tim của giới mộ điệu thể loại phim ma – kinh dị.
The Omen: “Cẩu đầu trảm” chỉ bằng tấm kính
Là tựa phim siêu nhiên đình đám ra mắt năm 1976, The Omen là câu chuyện về tên quỷ phản chúa trà trộn vào nhân gian dưới hình hài một cậu bé tên Damien, từ đó hắn ra sức hãm hại cha mẹ nuôi của mình là vợ chồng nhà Thorn.
Poster của The Omen (1976).
The Omen được yêu thích đến mức có cả một bản remake vào năm 2006, thế nhưng khán giả vẫn dành nhiều tình cảm hơn cho dàn diễn viên gốc và lối quay rùng rợn, lạnh sống lưng của những năm 70. Phim chứa đựng nhiều cảnh “bỏ mạng” gây dấu ấn của các nhân vật, nhất là cái chết của bà vú nuôi vẫn khiến nhiều người phải đau lòng. Tuy nhiên, bộ phim của Richard Donner còn có một cảnh chết rất kì cục, đó là của nhiếp ảnh gia Keith Jennings.
Khi đang lục tìm con dao găm huyền bí có khả năng tiêu diệt được Damien, Keith bị một chiếc xe tải lao ngược về phía mình, sau đó bị cắt phăng đầu bởi một tấm kính trượt ra từ thùng xe. Không chỉ “trảm” được đầu của người thợ chụp hình xấu số, tấm kính còn xuyên qua ô cửa đằng sau, tạo nên tiếng loảng choảng vui tai và thêm phần kịch tính.
Hết hồn cái đầu mất tiêu!
A Night Mare on Elm Street: Bị nuốt chửng bởi chiếc giường thân yêu
Trở về những năm 80 khi ngành công nghiệp phim kinh dị bước vào thời kì vàng son nhất, những cái tên như Michael Myers, Jason Voorhees, Chucky,… đã ghi dấu ấn đậm nét trong văn hoá đại chúng. Bên cạnh đó, khán giả có lẽ khó lòng quên được “ông kẹ” Freddy Krueger – tên sát nhân chỉ xuất hiện trong ác mộng của những giấc mơ, và là nhân vật chính của tựa phim đình đám không kém A Nightmare on Elm Street.
A Nightmare on Elm Street là tựa phim thuộc hàng kinh điển những năm 80.
Ngoài ra, bộ phim cũng đánh dấu sự bứt phá của tài tử Johnny Depp khi ấy vẫn còn là một “tiểu thịt tươi” của Hollywood. Cảnh anh chàng bị giường của mình nuốt chửng (thực chất gây nên bởi bàn tay của Freddy) được xem là một trong những cảnh phim kinh điển nhất trong sự nghiệp của anh. Trong khi đang ngủ với chiếc TV đời cũ trên đùi, Glen (nhân vật của Depp) bị Freddy kéo xuống lỗ ngay trên giường. Khi mẹ của anh vào phòng, một tràng máu phun trào từ dưới lỗ lên đến trần nhà khiến bà điếng người trong sợ hãi, sau đó xác của Glen cũng trồi lên và quỵ xuống sàn nhà.
Johnny Depp khởi đầu sự nghiệp với vai diễn đáng nhớ trong A Nightmare on Elm Street.
Tucker and Dale vs. Evil: Té nhẹ vào máy cắt gỗ
Tưởng chừng mang mô-típ giết người quen thuộc, Tucker and Dale vs. Evil nhận được đánh giá rất cao từ giới phê bình bởi sự dí dỏm cùng tài dẫn dắt câu chuyện khác lạ và độc đáo. Phim theo chân hai anh chàng Tucker và Dale trong chuyến nghỉ dưỡng cuối tuần trong rừng. Thế nhưng, cả hai lại bị nghi ngờ là kẻ giết người hàng loạt bởi một nhóm bạn trẻ, để rồi hàng loạt cuộc rượt đuổi và giết chóc xảy ra chỉ vì xoay quanh hai chữ “hiểu lầm”.
Tucker and Dale vs. Evil với sự góp mặt của nam diễn viên nổi tiếng Alan Tudyk.
Tucker and Dale vs. Evil sử dụng những cái chết bất thình lình để duy trì cao trào của mạch phim, và tai nạn trong máy cắt gỗ được xem là “pha ghi bàn” đỉnh nhất. Khi Tucker đang thả gỗ vào máy để cắt, Mike – một cậu bạn trong nhóm “trẻ trâu” lao đến để giết Tucker, nhưng không may lại bay vào máy cắt gỗ khi Tucker né qua. Tai nạn này đã doạ Tucker một phen, đồng thời anh chàng nhà quê chân chất cũng cố gắng kéo Mike ra khỏi “cỗ máy giết người”.
Toàn bộ cảnh này đều lọt vào tầm mắt của Chloe và Naomi, và qua góc nhìn của cả hai thì Tucker giống như đang nhấn Mike vào máy. Cái chết hài hước của chàng thanh niên và phản ứng của Tucker đã làm cho cảnh phim thêm phần đáng nhớ.
Cái chết bất đắc dĩ của Mike khiến nhóm bạn càng thêm căm thù Tucker và Dale.
Little Shop of Horrors: Khi cây cảnh giết người
Được đánh giá là một trong những bộ phim kinh dị bị đánh giá thấp nhất mọi thời đại, Little Shop of Horrors là bản hoà ca có phần ghê rợn nhưng vẫn vui tươi, gần gũi, kể về một cái cây ăn thịt được chủ nhân đặt tên là Audrey II, sau đó trở thành biểu tượng hút khách của cửa hàng cây cảnh ở góc phố Brooklyn.
Poster hoạt hoạ dễ thương và hài hước của Little Shop of Horrors.
Video đang HOT
Anh chủ shop Seymour từ từ nhận ra Audrey II chỉ có thể nuôi lớn bằng máu tươi, và “con mồi” đầu tiên của cây chính là ngài nha sĩ Orin dị hợm. Cảnh phim nhanh chóng trở nên càng kì quặc khi Orin hát hò trong thích thú trước khi bị nuốt chửng bởi Audrey II, cho thấy cái chết bỗng hoá nhẹ nhàng đến lạ.
Audrey II lớn đến mức mất kiểm soát và âm mưu thống trị thế giới.
Pet Sematary: Bị con nít “quỷ” ăn thịt
Stephen King đã cho ra mắt cả một kho tàng tác phẩm văn học kinh dị được chuyển thể thành phim điện ảnh, và Pet Sematary được đánh giá là đen tối và lạnh lẽo hơn cả. Những lời đồn về nghĩa trang thú nuôi có khả năng hồi sinh tử thi sau một đêm chôn đã đến tay Louis, và anh quyết định đem chôn xác cậu con trai Gage vừa qua đời do tai nạn ở nghĩa trang ma quái này.
Pet Sematary là tác phẩm nhuốm màu đen tối nhất của Stephen King.
Đúng như lời đồn, Gage trở lại từ cõi chết, thế nhưng cậu bé không còn là Gage vui vẻ và đáng yêu của ngày trước. Đỉnh điểm là Gage đã thẳng tay rạch chân ông hàng xóm già mồm Jud, sau đó còn cắn cổ của ông đến chết. Cảnh phim vừa tàn bạo vừa quái lạ này khiến ai nấy khi xem cũng phải nổi da gà khi phải chứng kiến một người trưởng thành lại chết dưới tay một cậu bé vẫn còn lứa tuổi mẫu giáo.
Bị con nít giết thì có xẩu hổ quá không?!
Halloween 4: The Return of Michael Myers: Đóng đinh bằng súng trường
Là tượng đài đời đầu của thể loại giết người đẫm máu, Halloween sắp sửa trở lại sau 40 năm kể từ phần đầu tiên. Thế nhưng, nhìn lại chiều dài lịch sử của loạt phim này, phần 4 mang tên The Return of Michael Myers là một điểm sáng được nhiều fan xem đi xem lại. Sự trỗi dậy từ cõi chết của Michael không chỉ thú vị vì kéo theo một màn thảm sát bi thương, mà còn vì cách giết người của y ngày càng trở nên sáng tạo, cụ thể là với nạn nhân Kelly.
Poster của Halloween 4: The Return of Michael Myers.
Kelly là con gái rượu của cảnh sát trưởng Ben Meeker, vốn đang có một đêm thanh bình như mọi ngày trước khi nhận ra cha mình đã chết. Ngay lúc ấy, tên sát nhân khét tiếng vùng Haddonfield đứng dậy, trên tay cầm cây súng trường và tiến đến chỗ Kelly. Tưởng rằng lần này Michael sẽ thử bắn súng, nhưng y lại khiến người xem hú vía khi dùng súng đâm xuyên qua người Kelly, đóng cô dính lên tường. Cảnh phim man rợ nhưng độc đáo này như tái hiện lại cảnh Michael dùng dao “ịn” nạn nhân lên tường ở phần 1, cho thấy năng lực “không phải dạng vừa đâu” của con trai cả nhà Myers.
Không có đạn? Michael đây vẫn dùng được như thường!
Deadly Friend: Nát sọ chỉ với một quả bóng
Trước khi nổi danh cùng The Hills Have Eyes, A Nightmare on Elm Street hay The Last House on the Left, Wes Craven đã khuấy đảo làng phim kinh dị Mỹ bằng Deadly Friend – câu chuyện về cô gái robot sát nhân đáng sợ nhưng cũng kì quái không kém.
Deadly Friend là một trong những sản phẩm đầu tay của Wes Craven.
Sau khi bị một tên mọt sách cấy chip vào người, Samantha bắt đầu hành xử như một người máy chính hiệu. Năng lực của Sam khiến cho người xem bàng hoàng khi cô đập nát đầu của bà hàng xóm Elvira chỉ bằng một quả bóng rổ. Cảnh quả đầu của bà ta nổ tung, sau đó cái xác run rẩy liên hồi rồi gục ngã đến nay vẫn là cơn ác mộng của hàng vạn người.
Cú ghi điểm đi vào lịch sử phim kinh dị.
Rubber: Câu chuyện về chiếc lốp xe “trả thù đời”
Trong giới Hollywood luôn tồn tại những tựa phim kinh dị ngộ lạ đến khó tưởng tượng, và Rubber là ví dụ điển hình. Đây là cuộc hành trình sống dậy của một chiếc lốp xe cũ có khả năng ngoại cảm và giết người bằng cách cho nổ tung đầu đối phương mà không cần tiếp cận.
Poster Rubber về chiếc lốp xe “chất” nhất làng điện ảnh Hollywood.
Nghe khá nực cười, thế nhưng Rubber lại được đông đảo khán giả lẫn giới phê bình dành nhiều lời ngợi khen, qua đó cho thấy một cái nhìn hoàn toàn khác về phim kinh dị. Không cần phải tấn công hay đè lên nạn nhân đến chết, lốp xe sát nhân chỉ đứng đó, quan sát kẻ thù và cho nổ tung bất cứ ai mà nó không ưa. Một số nạn nhân xấu số của lốp xe bao gồm một con quạ, một con thỏ, cảnh sát trưởng, tài xế xe tải, người giúp việc và chủ nhà nghỉ.
Cảnh lốp xe canh me và trừ khử viên cảnh sát trưởng.
Jason X: “Sinh tố” thịt người trong túi ngủ
Mặc dù là biểu tượng sát nhân kinh điển của Hollywood, loạt phim về Jason Voorhees lại không nhận được đánh giá cao khi càng ra nhiều phần thì series này càng giảm sụt về chất lượng. Nhưng, không vì thế mà đánh giá thấp những cảnh giết chóc của Jason trong phim vì nó luôn hấp dẫn, độc lạ và đột ngột, mà với các fan chúng vô cùng giải trí.
Jason bay vào vũ trụ trong Jason X.
Trong Jason X, Jason trở lại trên một chiếc tàu không gian ở năm 2455, và kẻ sát nhân đã rượt đuổi và thảm sát gần như toàn bộ phi hành đoàn. Một trong những màn xử tử rùng rợn phải kể đến là khi Jason bị phân tâm bởi hai thiếu nữ xinh đẹp ở bờ hồ Camp Crystal. Không hề nao núng, Jason nhanh chóng bỏ cả hai vào túi ngủ và đập nát nhừ bọn họ. Vốn là tựa phim được đánh giá thuộc hàng tệ nhất của series Friday the 13th, nhưng “cái chết sinh tố trong túi ngủ” vẫn toả sáng và ghi danh vào sách sử là một trong những cảnh giết người tuyệt vời nhất của Jason Voorhees.
Jason à, anh đã vất vả rồi!
Final Destination 5: Bỏ mạng vì thể dục dụng cụ
Trải qua 5 phần phim thăng trầm, Final Destination đi đến hồi kết bằng phần tiền truyện xảy ra trước tai nạn máy bay 180. Những nạn nhân sống sót trong vụ sập cầu lần lượt bị Tử thần gọi tên và chết trong đau đớn tột cùng, mở đầu bằng cô nàng vận động viên thể dục dụng cụ Candice.
Poster giới thiệu cho phần phim cuối cùng của Final Destination.
Cảnh chết tại phòng thể dục của Final Destination 5 cho thấy sự sắp xếp tỉ mỉ đến từng chân tơ kẻ tóc của Thần chết, khi ban đầu dự tính giết Candice bằng cách cho cô giật điện. Tuy nhiên, kế sách đầu tiên thất bại, buộc Thần chết phải lợi dụng quạt trần đang bị lỏng để rải đinh xuống khu vực tập luyện của Candice. Trong khi cô nàng đang tập xà đơn, một người bạn tập nhào lộn bên cạnh giẫm phải đinh và ngã xuống, vô tình hất tay đẩy hũ bột vào quạt lớn gần đó khiến bột bay tứ tung. Candice do bị bột thổi vào mặt không thấy đường nên đã tiếp đất sai kỹ thuật khiến người bị bẻ gập và chết.
Cảnh cả người Candice bị gập lại, xương cũng lồi ra trong khi mắt vẫn mở khiến ai nấy trong phòng tập, đặc biệt là bạn trai Peter sốc đến mức đơ người. Tuy cái chết của cô có hơi phi logic và kỳ quặc, song đó lại là nguồn cơn của toàn bộ loạt phim: Thần chết cố gắng sắp đặt cái chết sao cho ngẫu nhiên và hợp lý nhất để kéo nạn nhân xuống địa ngục đúng như danh sách đã định.
Candace là cái tên ra đi đầu tiên trong linh cảm sập cầu và cả ở thực tế.
Sẽ còn những cái chết đầy kịch tính và độc đáo nữa ra đời trong tương lai, nhưng có lẽ với sự can thiệp ngày càng sâu rộng của CGI, khán giả đặc biệt là các tín đồ phim kinh dị sẽ khó có cơ hội được thưởng thức những màn đầu rơi đổ máu trông thật và kinh điển như trên.
Theo Saostar
Chẳng cần Marvel hay 'Star Wars', phòng vé cuối năm vẫn thừa nhộn nhịp
Lần đầu tiên kể từ 2014, không có phim MCU hay "Chiến tranh giữa các vì sao" nào ra rạp trong bốn tháng cuối năm. Tuy nhiên, khán giả hay các chủ rạp không cần phải lo lắng.
Tính đến hết 21/8, doanh thu phòng vé Bắc Mỹ trong năm 2018 đã sớm vượt ngưỡng 8 tỷ USD, tăng trưởng hơn 9% so với cùng kỳ thời gian 2017, và 3% so với cùng kỳ thời gian 2016.
Kể từ đầu năm, hàng loạt bom tấn như Black Panther, Avengers: Infinity War, The Incredibles 2 hay Jurassic World: Fallen Kingdom đã giúp các nhà rạp thu bộn. Bất chấp thực tế rằng số lượng vé bán ra vẫn thuộc hàng thấp nhất trong khoảng một thập kỷ qua và chỉ cao hơn 2017, đây vẫn được coi là mùa phim thắng lợi của Hollywood.
Giờ thì phòng vé Bắc Mỹ đang đứng trước cơ hội lớn để vượt qua thành tích 11,1 tỷ USD toàn năm của 2017, hay thậm chí là 11,3 tỷ USD của 2016. Hollywood rất có thể sẽ thành công, dù chẳng có phim siêu anh hùng Marvel Studios hay phim Star Wars nào ra rạp trong bốn tháng cuối năm.
Sự trở lại của nhiều thương hiệu
Trong vài tháng tới đây, khán giả chuẩn bị có cơ hội gặp lại rất nhiều thương hiệu điện ảnh quen thuộc. Tuy nhiên, liệu gương mặt nào sẽ làm nên điều đột phá thì vẫn cần thời gian để trả lời.
Đầu tháng 9, phim The Nun sẽ giúp nối dài vũ trụ điện ảnh kinh dị The Conjuring. Chọn thời điểm gần như tương tự với IT (2017), Warner Bros. và New Line hẳn rất muốn tác phẩm xoay quanh ác ma Valak tái lặp thành công của tên hề ma quái Pennywise.
Ngay sau đó, Fox sẽ trình làng The Predator với mong muốn tái dựng chỗ đứng cho thương hiệu về quái vật săn mồi nổi tiếng bậc nhất lịch sử điện ảnh.
Bên cạnh The Nun, Halloween là một gương mặt tiêu biểu khác của dòng phim kinh dị trong mùa phim cuối năm nay. Ảnh: Universal.
Tuy nhiên, gương mặt nổi bật hơn cả của dòng kinh dị trong dịp cuối năm phải là Halloween - bộ phim mới về tên sát nhân Michael Myers, với sự trở lại của Jamie Lee Curtis trong vai Laurie Strode kể từ tập đầu tiên ra đời hồi 1978.
Ra rạp đúng dịp Halloween, bộ phim của đạo diễn David Gordon Green được cho là sẽ bỏ qua mọi sự kiện của các phần hậu truyện, và giống như phần tiếp theo trực tiếp đối với nguyên tác cách đây 40 năm của đạo diễn John Carpenter.
Jason Blum vốn là nhà sản xuất rất "mát tay" trong dòng phim kinh dị, và ông khó lòng gây thất vọng khi bắt tay vào một thương hiệu nổi tiếng như Halloween.
Cho tới tháng 11, nhiều bộ phim nhắm tới đối tượng gia đình sẽ rục rịch ra rạp bởi đây là quãng thời gian diễn ra kỳ nghỉ Lễ Tạ ơn.
Ralph Breaks the Internet là tác phẩm hoạt hình phần tiếp theo của Wreck-It-Ralph (2012). Xưởng Illumination đứng sau Minions thì tung ra How the Grinch Stole Christmas dựa trên một nhân vật quen thuộc của kỳ nghỉ Giáng sinh sắp diễn ra sau đó.
Tuy nhiên, gương mặt nổi bật nhất của tháng 11 phải là Fantastic Beasts: The Crimes of Grindelwald. Đây là phần tiếp theo của loạt phim ngoại truyện Harry Potter, do chính J.K. Rowling làm biên kịch. Lần này, phù thủy hắc ám Grindelwald (Johnny Depp) chính thức lộ diện và tiếp tục gieo rắc tai ương cho thế giới pháp thuật.
Liệu thế giới phủ thủy màu nhiệm có thể tiếp tục tỏa sáng tại phòng vé với The Crimes of Grindelwald? Ảnh: Warner Bros.
Còn bước sang tháng 12, Aquaman của Vũ trụ điện ảnh DC sẽ gánh vác trọng trách lấy lại niềm tin cho khán giả sau khi Justice League (2017) gây thất vọng tràn trề. Đó cũng là nhiệm vụ tương tự mà Bumblebee phải gánh vác đối với Transformers.
Và cô bảo mẫu Mary Poppins thì tái xuất màn bạc sau hàng thập kỷ dưới sự thể hiện của Emily Blunt trong Mary Poppins Returns. Tuy nhiên, ba tác phẩm kể trên mới chỉ là một phần của "cuộc chiến đẫm máu" tại phòng vé vào cuối tháng 12 năm nay.
"Cuộc chiến đẫm máu" mùa Giáng sinh
So sánh phòng vé trong kỳ nghỉ lớn cuối cùng trong năm với "chiến trường đẫm máu" không hề là phép thậm xưng. Với thời điểm 21/12/2018, có tổng cộng sáu bộ phim lớn ra rạp gần như cùng ngày.
Có lẽ các studio không muốn để vuột mất cơ hội siêu anh hùng Marvel Studios hay thươn hiệu Star Wars vắng mặt, và muốn tạo ra điều kỳ diệu giống như The Greatest Showman (2017) hay Jumanji: Welcome to the Jungle (2017) làm được hồi đầu năm.
Trên thực tế, ngay cả khi tháng 12 chứng kiến sự xuất hiện của những "ông lớn" kiểu Star Wars hay The Hobbit, các tác phẩm nhỏ hơn vẫn có cơ hội giành kết quả khả quan nếu đạt hiệu ứng truyền miệng tích cực.
Nhưng câu chuyện năm nay có một điểm rất khác. Mùa phim 2019 mở màn từ sớm với Hellboy (từ 11/1/2019) và Glass (từ 19/1/2019). Việc các tác phẩm của mùa Giáng sinh 2018 có thể trụ rạp và giữ tốc độ kiếm tiền qua năm mới hiện là dấu hỏi rất lớn.
Sony tỏ ra yếu thế hơn cả trong dịp Giáng sinh 2018. Song, áp lực dành cho họ sẽ không quá nặng nề nếu Venom hoàn thành tốt nhiệm vụ kiếm tiền từ tháng 10. Ảnh: Sony.
Vào ngày 14/12, Sony sẽ tung ra phim hoạt hình Spider-Man: Into the Spider-Verse, và sau đó đúng một tuần, họ phát hành Holmes and Watson. Đây là phiên bản hài hước của bộ đôi phá án lừng danh Sherlock Holmes - John Watson do lần lượt Will Ferrell và John C. Reily thể hiện.
Universal cũng có một tác phẩm lớn vào ngày 14/12 là The Mortal Engines. Sau đó một tuần, họ lại tung ra tiếp Welcome to Marwen của đạo diễn Robert Zemeckis. Cả hai đều bị cho là những "canh bạc" lớn tại phòng vé, bởi một đòi hỏi rất nhiều kỹ xảo, còn một mang nội dung tương đối người lớn.
Sau khi "đánh chén no nê" phòng vé kể từ đầu năm, Disney có Mary Poppins Returns vào ngày 19/12. Trong nhóm đại chiến dịp Giáng sinh, đây là tác phẩm khác biệt nhất khi thuộc dòng ca vũ nhạc, và là phần tiếp theo của một bộ phim đã ra đời từ rất lâu. Disney hẳn muốn chứng minh rằng mình hoàn toàn có thể "sống khỏe" mà không cần MCU hay Star Wars với bộ phim.
Cô bảo mẫu Mary Poppins (Emily Blunt) là niềm hy vọng phòng vé lớn nhất của Disney trong dịp cuối năm. Ảnh: Disney.
Fox thì có Alita: Battle Angel vào ngày 21/12. Sở hữu nội dung dựa trên truyện tranh Nhật Bản, dự án điện ảnh có kinh phí lên tới gần 200 triệu USD cũng là một canh bạc rất lớn, và nay chủ yếu dựa vào tên tuổi của nhà sản xuất James Cameron.
Alita: Battle Angel hay Mortal Engines đều có nhân vật chính là một thiếu nữ, và Bumblebee của Paramount cũng vậy. Bộ phim ngoại truyện của Transformers có quy mô nhỏ hơn nhiều so với thương hiệu, và có thể tạo ra bất ngờ cho khán giả. Dù sao, Paramount cũng đã có một năm rất thành công với A Quiet Place và Mission: Impossible - Fallout.
Cuối cùng, rất nhiều người đang muốn chờ xem liệu Aquaman có thể lấy lại được thanh danh cho DCEU dưới bàn tay nhào nặn của đạo diễn James Wan hay không. Bởi Justice League gần nhất của vũ trụ điện ảnh đã thất bại trong cả con mắt giới phê bình lẫn doanh thu phòng vé.
Các studio hẳn đang rất lo lắng cho đứa con tinh thần của mình, nhưng xem ra các chủ rạp thì hoàn toàn có thể yên tâm trước một mùa phim nhộn nhịp chẳng kém gì mùa hè.
Mùa phim cuối năm còn thường chứng kiến nhiều tác phẩm tranh giải Oscar ra mắt. Không ít trong số đó từng đạt doanh thu tốt, và giới quan sát nhận định rằng năm nay, First Man của Ryan Gosling và A Star Is Born của Bradley Cooper - Lady Gaga có thể gây sốt khi ra rạp vào tháng 10.
Ngoài ra, một số tác phẩm đáng chú ý dịp cuối năm còn có If Beale Street Could Talk, Boy Erased, Mary, Queen of Scots, Widows...
Tất cả sẽ cùng giúp tạo nên mùa phim cuối năm vô cùng sôi động.
Tuấn Lương
Theo Zing
Thu về hơn 300 triệu USD, 'Vùng đất câm lặng 2' ấn định ngày ra mắt Tiếp nối thành tích của "A Quiet Place" nửa đầu năm nay, nhà sản xuất chính thức công bố ngày công chiếu phần hậu truyện. Theo The Wrap, hãng phim Paramount chính thức ấn định ngày ra mắt 15/5/2020 cho phần hai của A Quiet Place (tạm dịch: Vùng đất câm lặng). Chi tiết kịch bản hiện vẫn là ẩn số ở thời...