Rủi ro xuất cảnh trái phép để tìm việc
Tình trạng công dân Việt Nam xuất cảnh trái phép sang Trung Quốc lao động đang có chiều hướng tăng và không ít trường hợp đã gặp rất nhiều rủi ro nơi đất khách. Mới đây đã xảy ra vụ tai nạn làm 12 công dân của huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn thiệt mạng và bị thương nặng.
Anh Nông Văn Hoan, một người xuất cảnh trái phép làm thuê ở Trung Quốc gặp tai nạn,
đang được chăm sóc tại bệnh viện
Bản Tả Chang, xã Tân Tiến, huyện Tràng Định có 36 hộ dân. Vào thời điểm nông nhàn, bản này có khoảng 20 lao động chính xuất cảnh trái phép sang Trung Quốc làm thuê. Dư âm của vụ tai nạn khiến 1 người trong thôn bị thiệt mạng, 6 người còn lại bị thương, làm bản làng càng thêm heo hắt. Bên cạnh 7 nạn nhân của xã Tân Tiến, còn có 2 nạn nhân của xã Đại Đồng và 3 nạn nhân của xã Kháng Chiến (Tràng Định) bị thương trong vụ tai nạn này.
Việc người dân tự ý xuất nhập cảnh trái phép sang Trung Quốc làm thuê diễn ra từ nhiều năm nay. Họ làm các ngành nghề thủ công độc hại, nặng nhọc như bốc vác, trồng và thu hoạch mía, chăm sóc đồi rừng, làm việc trong các xưởng nhựa, thuộc da. Để đổi lấy những đồng tiền công từ 50-70 nhân dân tệ/ngày, họ phải làm việc cật lực 12 tiếng mỗi ngày, với cuộc sống tạm bợ tại các lán trại giáp biên giới. Thiếu tá Nguyễn Đình Thắng – Phó trưởng Công an huyện Tràng Định cho biết: “Chỉ tính trong năm 2012, trên địa bàn huyện có khoảng 1,3 nghìn người xuất cảnh trái phép sang Trung Quốc làm thuê. Nhiều trường hợp bị phía Trung Quốc bắt giữ, bị phạt tiền, tịch thu tài sản, phạt lao động công ích vì nhập cảnh trái phép”. Mới đây, anh Nông Văn Hoan, ở xã Kháng Chiến bị nhà đương cục sở tại bắt giam với tội danh nhập cảnh trái phép khi làm thuê cho công ty may mặc tại Thâm Quyến, Trung Quốc và bị đẩy đuổi về nước trong tình trạng sức khỏe suy kiệt. “Về cơ bản số công dân này có nhận thức rất hạn chế, thiếu hiểu biết quy định pháp luật về xuất nhập cảnh” – Thiếu tá Nguyễn Đình Thắng nhận xét.
Video đang HOT
Hạn chế tình trạng công dân xuất nhập cảnh trái phép, Công an huyện Tràng Định đã tăng cường tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về xuất nhập cảnh trong nhân dân, tham mưu cho cấp ủy, chính quyền triển khai các biện pháp nhằm ngăn chặn tình trạng xuất nhập cảnh trái phép, đồng thời cải cách thủ tục hành chính tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân khi làm thủ tục xuất nhập cảnh. So với cùng kỳ năm ngoái, thời gian này số công dân xuất cảnh trái phép có giảm. Tuy nhiên, thực tế vẫn còn một bộ phận người dân xuất cảnh trái phép và phải chịu những rủi ro đáng tiếc như các trường hợp nêu trên. Vì vậy, khi ra nước ngoài bắt buộc phải chấp hành các quy định về xuất nhập cảnh. Đồng thời, mỗi gia đình nên cân nhắc, lựa chọn giữa lợi ích trước mắt và lâu dài để có kế hoạch tập trung cho lao động sản xuất, làm giàu chính đáng trên quê hương của mình. Tránh đi lao động trái phép ở nước ngoài, để chịu rủi ro đáng tiếc.
Theo ANTD
Thiếu tá quân đội dùng thẻ quân nhân cầm cố vay lãi
Dựa vào mối quan hệ thân quen, ông Phan Văn Hóa, thiếu tá, cán bộ tại Bộ tư lệnh Bộ đội biên phòng thành phố Hải Phòng dùng thẻ quân tịch cầm cố để vay số tiền 53.000.000 đồng (năm mươi ba triệu đồng) cùng một chiếc xe máy Future.
Sau nhiều lần liên lạc không được, chị Nguyễn Thị Nhung (5/140/261, Trần Nguyên Hãn, Lê Chân, Hải Phòng) tìm đến Phòng tham mưu Bộ đội biên phòng Hải Phòng tìm, nhưng thiếu tá Hóa khất lần khất lượt.
Thiếu tá Phan Văn Hóa sau khi viết giấy vay nợ, đã nhiều lần nhắn tin van xin, nhưng không thanh toán
Chị Nhung cho biết: "Là chỗ quen biết, Hóa đến khóc lóc, van xin cho đặt lại thẻ quân nhân số 030938427 vay tiền để vợ chồng có vốn làm ăn, rồi mượn luôn cả chiếc xe của gia đình chúng tôi. Thấy hoàn cảnh đáng thương chúng tôi cũng động lòng cho vay số tiền 53.000.000 đồng (năm mươi ba triệu đồng) cùng một chiếc xe máy Fture".
"Từ lúc lấy tiền, cầm xe, thiếu tá Hóa quá ngày hẹn trả gần 2 năm trời, gia đình tôi nhiều lần yêu cầu anh Hóa trả chiếc xe máy đang đi cùng số tiền đã vay, nhưng anh khất lần khất lượt. Anh Hóa lấy lý do được thăng cấp, đến van xin chúng tôi cho mượn lại thẻ quân tịch nộp cho lãnh đạo để thăng cấp, rồi sẽ trả lại. Nhưng hơn 2 năm nay, anh Hóa vẫn không quay lại và cũng không đả động gì đến số tiền vay và thẻ quân tịch.
Thấy chúng tôi làm căng, báo cáo lãnh đạo cơ quan, có lần thiếu tá Phan Văn Hóa đến nhà tôi quỳ lạy, lê lết, van xin cả nhà tôi cho khất thêm một tháng. Nhưng chờ hết tháng lại chẳng thấy đâu", chị Nhung nói.
Lãnh đạo Bộ đội biên phòng TP.Hải Phòng thừa nhận chuyện thiếu tá Hóa vay lãi ở ngoài.
Trả lời phóng viên, đại tá Phạm Văn Quang, lãnh đạo Bộ đội biên phòng TP.Hải Phòng cho biết: "Việc đồng chí Phan Văn Hóa đi vay lãi, tôi khẳng định là có. Chúng tôi đã nhiều lần tiếp xúc với chủ nợ và đã ra quyết định làm kiểm điểm đồng chí Hóa. Việc làm của thiếu tá Phan Văn Hóa không chỉ làm xấu đi hình ảnh của người quân nhân trong mắt nhân dân, mà nó còn ảnh hưởng lớn đến uy tín của cơ quan. Trong thời gian tới, nếu đồng chí Hóa không có hướng giải quyết thỏa đáng, chúng tôi buộc phải cho ra quân".
Theo vietbao
Nga bàn giao 2 máy bay chiến đấu Su cho Indonesia Đài Tiếng nói nước Nga dẫn Cổng thông tin điện tử Detik.com ngày 23/2 cho biết hai máy bay chiến đấu Su-30MK2 do Nga sản xuất ở dạng tháo dỡ đã được vận chuyển đến căn cứ không quân Sultan Hasanuddin tại tỉnh Nam Sulaweisi vào tối 22/2. Máy bay Su-30 của Nga Phát ngôn viên của căn cứ trên, Thiếu tá Muliadi...