Rủi ro với Trung Quốc, Putin tìm bạn mới
Kinh tế Trung Quốc (TQ) đang tăng trưởng chậm lại đó là lý do khiến chính quyền Putin đang chuyển hướng sang người láng giềng của TQ là Ấn Độ. Với nguồn năng lượng đang thiếu hụt, Ấn Độ đang là một trong những đối tác nhiều tiềm năng để giải quyết bài toán giá dầu xuống thấp của Putin.
Người bạn lớn nhiều rủi ro
Cả thế giới đều biết rằng, Nga đang bắt tay chặt chẽ với Trung Quốc – thị trường tiêu thụ năng lượng lớn nhất thế giới, để xoa dịu tác động từ lệnh trừng phạt của Mỹ và châu Âu. Từ khi bị trừng phạt về kinh tế, đích thân Tổng thống Nga Putin đã có những chỉ đạo về việc thực hiện hợp đồng cung cấp khí đốt cho TQ.
Đầu tháng 9, trong chuyến thăm của Tổng thống Nga tới Bắc Kinh, Tập đoàn dầu khí lớn nhất của Nga Gazprom và Tập dầu khí quốc gia Trung Quốc (CNPC) đã ký biên bản thứ ba về phát triển dầu khí trong 5 năm tới.
Trước đó, hàng loạt các biên bản ghi nhớ giữa hai tập đoàn dầu khí này đã được ký kết biến Bắc Kinh trở thành khách hàng lớn nhất của Moscow.
CNPC năm ngoái đã trả trước 20 tỉ USD trong tổng số 70 tỉ USD trả trước cho OAO Rosneft. Khoản tiền này nằm trong gói thỏa thuận 270 tỉ USD cho 25 năm giao dịch dầu, biến Trung Quốc trở thành thị trường nhập khẩu lớn nhất của dầu Nga. Tháng 10/2013 Rosneft cũng đã đồng ý thỏa thuận 10 năm trị giá 85 tỷ USD với Tập đoàn hóa dầu Trung Quốc .
Khách hàng lớn sau EU của Nga là TQ
Mặc dù, TQ là được đánh giá là đối tác lớn của kinh tế Nga, song các thỏa thuận khung nhiều khi rơi vào tình trạng bị “đắp chiếu”.
Đơn cử, việc ký kết hợp đồng cung cấp khí đốt giữa Nga và TQ qua tuyến đường ống “Sức mạnh Siberia 2″ đã bị hoãn lại vô thời hạn. Những vướng mắc của hai bên chủ yếu xoay quanh vấn đề giá cả khí đốt và chi phí xây dựng đường ống. Hiện, việc thương lượng vẫn đang được tiến hành và chưa rõ khi nào sẽ hoàn tất.
Năm 2009, Bắc Kinh và Moscow đã ký kết một thảo thuận mà theo đó, Gazprom sẽ cung cấp cho TQ 30 tỷ m3 khí đốt mỗi năm kể từ năm 2015 thông qua đường ống Altai, đưa khí đốt tới vùng Tân Cương. Nhưng, phía Nga đã dừng dự án này vào năm 2013 và ưu tiên phát triển đường ống dẫn “Năng lượng Siberi”.
Thời gian gần đây, nền kinh tế TQ đang tăng trưởng chậm lại, cuộc khủng hoảng của thị trường chứng khoán trong thời gian qua là những yếu tố khiến cho Nga càng tỏ ra thận trọng hơn trong kế hoạch đầu tư vào TQ. Theo số liệu của InvestorIntel, năm nay, xuất khẩu của Nga sang Trung Quốc đã giảm 20% so với năm ngoái.
Trên thực tế, Trung Quốc chỉ đầu tư 1,6 tỷ USD sang thị trường Nga năm 2014, trong khi Nga đầu tư 151,5 tỷ USD trong cùng thời kỳ vào nền kinh tế Trung Quốc.
Video đang HOT
Năm 2007, Putin đã dự đoán rằng Nga sẽ xuất khẩu 35% tổng số dầu thô và 25% khí đốt cho TQ vào năm 2025. Chính quyền Putin thậm chí còn dự đoán rằng TQ sẽ trở thành đối tác thương mại lớn của Nga vượt qua EU đến năm 2030. Tuy nhiên, sự suy giảm kinh tế đang diễn ra của TQ và sự chậm trễ của các dự án dầu mỏ giữa hai nước cho thấy sự kỳ vọng này đã được nâng quá cao.
Ấn Độ không hề kém cạnh
Trước tình thế hiện nay, Nga đang có những kế hoạch chuyển hướng sang Ấn Độ, một nước láng giềng của TQ. Với mức tiêu thụ năng lượng rất lớn hàng năm và kinh tế đang phát triển, Ấn Độ nỗ lực vượt lên TQ vào năm nay và 2016, theo một dự báo của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF).
Sau TQ, Ấn Độ là sự lựa chọn tốt nhất cho Putin nhằm tăng cường sự hiện diện tại các quốc gia châu Á và thoát khỏi lệnh trừng phạt của phương Tây.
Đầu tư vào Ấn Độ có lời hơn so với TQ
Tại New Delhi, trong khuôn khổ hội nghị thượng đỉnh Ấn Độ – Nga tổ chức vào cuối năm 2014, tổng thống Putin của Nga và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã có cuộc thảo luận về nhiều vấn đề hợp tác kinh tế, trong đó cả hai nước đã ký kết nhiều hiệp định song phương quan trọng. Trước đó, nhập khẩu dầu của Ấn Độ từ Nga chỉ dưới mức 1%.
Các thỏa thuận nằm trong kế hoạch song phương nhằm tăng cường hợp tác trong lĩnh vực dầu khí, bao gồm thăm dò dầu khí và sản xuất cùng với nguồn cung cấp LNG trong tương lai và các dự án mới.
Nga sẽ đầu tư vào lĩnh vực dầu mỏ và khí đốt của Ấn Độ. Tập đoàn dầu khí Rosneft của Nga và công ty dầu Essar Oil Limited thuộc Tập đoàn Essar Group của Ấn Độ đã ký một thỏa thuận trị giá hàng triệu USD vào ngày 8/7/215 vừa qua. Theo đó, Tập đoàn Essar Group sẽ bán 49% cổ phần của Essar Oil cho Rosneft của Nga với mức giá hơn 1,5 tỷ USD.
Trước đó, tháng 12/2014, Rosneft đã giành được một thỏa thuận cung cấp gần 10 triệu tấn dầu thô mỗi năm đến đến công ty Essar Oil trong thời gian là 10 năm. Quyết định này của Nga được xem là mang tính chiến lược.
Nằm tại trung tâm lọc dầu lớn nhất thế giới, Essar Oil hiện đang hoạt động một nhà máy lọc dầu có khả năng xử lý 20 triệu tấn mỗi năm. Nhà máy này được xem là lớn thứ hai ở Ấn Độ, và là một trong những nhà máy lọc dầu lớn nhất thế giới.
Thỏa thuận này đặc biệt có lợi cho Rosneft vì có được cổ phần tại một nhà máy lọc dầu lớn của Ấn Độ, do gần cầu cảng và có thể mở rộng trong những năm tới mà không cần một khoản đầu tư đáng kể.
Ngoài ra, nhu cầu dầu nội địa của Ấn Độ tăng nhanh từ 224 triệu tấn năm 2014 tới 310 triệu tấn vào năm 2030, nhu cầu về xăng dầu cũng tăng gấp đôi. Hiện, Essar Oil đã có gần 1.600 điểm bán lẻ trên khắp Ấn Độ. Essar và Rosneft có kế hoạch tăng gấp ba lần số trạm xăng bán lẻ trong hai năm tới
TQ đang chịu hậu quả cho sự tăng tưởng quá nóng thời gian qua và tương lai có thể thuộc về Ấn Độ. Đó là lý do tại sao mà Nga đang muốn đặt chân sớm tới thị trường mới này.
Theo_VietNamNet
Thỏa thuận hạt nhân Iran: Giá dầu sẽ giảm trong trung hạn?
Theo báo cáo của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) ngày 13/7, nhu cầu dầu thô toàn cầu trong năm 2015 sẽ tăng khoảng 1,28 triệu thùng/ngày, tương đương với 100.000 thùng/ngày. Theo đó, giá dầu có thể tăng lên tương ứng.
Một nhà máy lọc dầu tại Tehran (Ảnh: NYTimes)
Tuy nhiên, ngay sau khi Iran và Nhóm P5 1 (Mỹ, Nga, Trung Quốc, Pháp, Anh và Đức) đạt thỏa thuận "lịch sử" về vấn đề hạt nhân, thì giá dầu thế giới đã giảm gần 2%. Giới quan sát có những dự báo khác nhau, khiến dư luận quan tâm.
Từ phản ứng của thị trường...
Ngay sau khi thỏa thuận hạt nhân Iran được công bố, giá dầu Brent trên thị trường London giảm 1,10 USD/thùng (1,9%) xuống 56,73 USD/thùng. Tại châu Á, giá dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) giao tháng 8 tới giảm 75 cent xuống còn 51,45 USD/thùng, trong khi giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ hạn cũng giảm 60 cent xuống 57,25 USD/thùng.
Đến phiên ngày 22/7, dầu thô WTI giao kỳ hạn tháng 8 tiếp tục giảm 1,67 USD, xuống 49,19 USD/thùng. Dầu thô Brent giao cùng kỳ cũng giảm 91 cent, xuống 56,13 USD/thùng. Đến ngày 23/7, giá dầu WTI giao tháng 9 trên sàn NYMEX chỉ còn ở mức 49,19 USD/thùng, giảm 1,67 USD, tương đương 3,3%.
Giá dầu giảm đã tác động mạnh đến thị trường tiền tệ, nhất là các đồng tiền của những quốc gia gắn với dầu mỏ như USD, crown, euro, đô la Canada... Theo đó, đồng crown (Na Uy) giảm 1,1%, xuống còn 8,17 crown/USD, đồng đôla Canada giảm 0,4% xuống 1,2796 đôla Canada/USD, đồng euro tăng 0,2% ở mức 1,1021 USD/euro.
Các thị trường chứng khoán đảo chiều đi xuống sau khi sắc xanh đồng loạt vào phiên đầu tuần trước, trong bối cảnh giới đầu tư đã bớt "hưng phấn" trước thỏa thuận đạt được giữa Athens và các chủ nợ.
Chỉ số Euro STOXX 50 của Eurozone đã giảm 0,3% sau khi đạt mức cao trong suốt hai tuần đến ngày 13/7. Chỉ số giá dầu và khí đốt STOXX Europe 600 giảm 0,9% và chỉ số FTSEurofirst 300 liên châu Âu giảm 0,1% sau khi tăng 1,9% trong phiên giao dịch 13/7.
Đến giảm tương đối trong trung hạn...
Các chuyên gia dự báo, hiệu ứng của thỏa thuận giữa nhóm P5 1 và Iran sẽ phải có "độ trễ" ít nhất trong vòng 3 đến 6 tháng, do lực cản của những vấn đề về kỹ thuật của việc xóa cấm vận phải tương ứng với tiến độ "giải giáp" hạt nhân đã được thoả thuận; vấn đề khách hàng và phương thức giao dịch...
Ngoài ra còn phải kể đến việc Iran vẫn coi Mỹ là kẻ thù và Mỹ sẵn sàng tái cấm vận trong vòng 60 ngày nếu Iran có dấu hiệu vi phạm các điều khoản đã ký.
Mặt khác, Iran với tư cách thành viên cảu OPEC họ sẽ không bán ồ ạt, mà tìm cách đạt được một thỏa hiệp về giá cả, để tránh làm giảm giá dầu lửa trên thị trường quốc tế.
Tuy nhiên, theo giới phân tích, mức giảm cũng chỉ tương ứng từ 45 đến 50 USD/thùng. Do mức tăng cung dầu thô của Iran cũng chỉ tương ứng với sự sụt giảm sản lượng dầu mỏ từ nguồn đá phiến tại Mỹ do không bảo đảm mức lợi nhuận của các nhà đầu tư và sức ép của sản lượng dầu mỏ từ OPEC với 30 triệu thùng dầu/ngày cho đến cuối năm 2015.
Và sẽ tăng trở lại trong dài hạn...
Theo dự báo trong năm 2016, nhu cầu dầu sẽ tăng lên 1,34 triệu thùng/ngày tương ứng với mức tăng trưởng GDP toàn cầu khoảng 3,5%, so với mức tăng 3,2% của năm nay. Vì nguồn cung dồi dào nên giá rẻ vẫn được duy trì ở mức hiện nay có thể cho cả năm sau 2016.
Mặt khác, cũng theo dự báo của OPEC thì sự cân bằng cung - cầu còn do Trung Quốc và các nước đang phát triển gia tăng lượng tiêu thụ song song với nguồn khai thác bị giảm bớt ở Mỹ và Nam Mỹ với mức tăng lên tới 30,07 triệu thùng/ngày năm 2016, nhưng lại giảm còn 29,21 triệu thùng/ngày năm 2017.
Theo kết quả khảo sát từ 30 chuyên gia kinh tế và phân tích dự báo (trước thỏa thuận hạt nhân Iran), thì giá dầu Brent sẽ đứng ở mức bình quân 74 USD/thùng trong năm 2015 và 80,30 USD/thùng trong năm 2016, vì giá dầu ở mức 60 USD/thùng là đủ ảnh hưởng đến các nhà khai thác dầu đá phiến tại Mỹ, họ buộc phải cắt giảm sản lượng để tránh thua lỗ. Do đó, giá bình quân ở mức 68,7 USD/thùng trong năm nay và 74,9 USD/thùng trong năm 2016 đối với thị trường Mỹ và toàn cầu.
Tuy nhiên, cũng theo giới quan sát, những nhân tố làm tăng giá dầu vẫn tồn tại đó là sự bất ổn tại Lybia gây gián đoạn nguồn cung khoảng 100.000 thùng/ngày. Vì thế, giới đầu tư dự đoán, lượng dư cung dầu toàn cầu sẽ giảm trong nửa cuối năm nay còn do lượng tồn kho dầu của Mỹ công bố hồi tháng 5, cho thấy tốc độ dự trữ dầu thô đang giảm và gần đạt mức cao nhất.
Như vậy, sau một thời gian dài giá dầu tăng lên với mức gần 70 USD/thùng, giờ đây với kết quả của thỏa thuận hạt nhân Iran với Nhóm P5 1 đã làm cho xu thế giảm lại xuất hiện trở lại.
Tuy nhiên, về tổng thể giá dầu có thể có sự giao động khác nhau, nhưng theo các nhà dự báo thì xu hướng giảm chỉ diễn ra trong nửa đầu của năm 2016 và sẽ tăng trở lại vào nửa cuối năm 2016 và đầu năm 2017. Tuy nhiên, mức giá giao động từ 50 đến 60 USD/thùng cho năm nay và 55 đến 65 USD/thùng năm 2016 là tương đối hiện thực.
Nguyễn Nhâm
Theo Dantri
Triều Tiên vẫn lọc dầu dù Trung Quốc ngưng cấp nguyên liệu Nhà máy lọc dầu của Triều Tiên vẫn tiếp tục chạy bất kể Trung Quốc, nhà cung cấp nguyên liệu dầu thô duy nhất cho Bình Nhưỡng, ngưng cung cấp từ năm ngoái, theo Yonhap. Nhà máy lọc dầu Ponghwa - Ảnh: website 38North Hãng tin Hàn Quốc ngày 11.7 trích nguồn từ trang web 38 North của trường nghiên cứu quốc tế...