Rủi ro từ giao dịch vận tải…miệng
Chỉ một cuộc điện thoại, hoặc một tờ giấy ghi địa chỉ người gửi, người nhận, lập tức các lái xe khách hay taxi tải hăm hở thực hiện giao dịch để nhận cước phí vài chục nghìn đến cả trăm nghìn đồng. Giao dịch hết sức dễ dãi này đang tiềm ẩn nhiều rủi ro lớn.
Nhận và xếp hàng lên xe khách tại bến xe Lương Yên
Thiệt thòi chia đôi
Lâm vào cảnh khóc dở, mếu dở này là anh Phạm Văn Tâm, 41 tuổi, quê Hải Hậu, Nam Định, và chị Dung, nhà ở quận Hoàn Kiếm. Anh Tâm là chủ chiếc xe khách BKS: 18B-003…, chuyên chạy tuyến Hải Hậu (Nam Định) – Giáp Bát (Hà Nội). Gần nhà anh Tâm có một đại lý chuyên doanh mỹ phẩm, tạp hóa, và chủ cửa hàng này thường xuyên giao dịch lấy hàng từ chị Dung ở Hoàn Kiếm, Hà Nội. Định kỳ hàng tháng, anh Tâm nhận thực hiện hợp đồng mang tiền của đại lý mỹ phẩm từ Hải Hậu lên bến xe Giáp Bát, sau đó liên lạc để chị Dung đến bến xe giao hàng, nhận tiền. Mối giao dịch này diễn ra đã được 6 năm, cho đến ngày 30-4 vừa qua…
Video đang HOT
Sáng hôm đó, lái xe của anh Tâm là Đỗ Văn Huynh, 35 tuổi, nhận chuyển 2 chiếc phong bì (về sau, theo trình báo của những người liên quan, số tiền trong 2 chiếc phong bì là 100 triệu đồng) lên Hà Nội. Sau khi nhận 2 phong bì, anh Huynh để ở đầu xe. Tới bến xe Giáp Bát, anh Huynh liên lạc báo người nhận đến lấy tiền. Tuy nhiên khi người nhận đến nơi, anh Huynh phát hiện cả 2 chiếc phong bì đã không cánh mà bay. Qua xác minh, cơ quan chức năng nhận định “tác giả” vụ trộm trên là phụ xe tên Bốn. Nghi can này từng bị đưa đi cơ sở giáo dục về, và mới được nhà xe “tuyển” làm phụ xe được vài ngày. Cơ quan chức năng nhận định, nắm được quy luật vận chuyển tiền quá chủ quan, sơ hở của nhà xe 18B-003…, nên phụ xe Bốn tìm cơ hội để lấy trộm rồi bỏ trốn. “Việc hoàn trả bao nhiêu phần trăm trong số tiền bị mất trộm trên phụ thuộc vào thương thảo dân sự giữa các bên liên quan, nhưng rõ ràng phần thiệt thòi… chia đều cho cả bên gửi tiền lẫn bên vận chuyển”, một cán bộ Trạm CS bến xe Giáp Bát nhận định.
Tang vật vụ vận chuyển hàng lậu trên xe khách bị lực lượng CSKT CATP Hà Nội phát hiện
Từ vô ý đến cố tình tiếp tay hàng lậu
Đường dây buôn lậu thuốc lá liên tỉnh Móng Cái – Hải Phòng – Hà Nội bị lực lượng Chống hàng giả, Phòng CSĐT tội phạm về TTQLKT&CV CATP Hà Nội khám phá hồi cuối tháng 3 vừa qua là một điển hình. Trung tá Hà Thế Hùng – Đội trưởng Đội Chống hàng giả nhớ lại, qua công tác trinh sát, lực lượng công an phát hiện một nữ “đầu nậu” thuốc lá ngoại tạm trú tại quận Hai Bà Trưng. “Đầu nậu” này thường cung cấp số lượng lớn thuốc lá lậu cho nhiều đại lý ở các quận huyện Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hoàng Mai, Thanh Trì. Sau thời gian dài lập chuyên án trinh sát, lực lượng công an phát giác thủ đoạn của “đầu nậu” này là dùng xe khách chất lượng cao đưa thuốc lá về Hà Nội, từ đó tập kết về nhà trọ rồi xé lẻ, chuyển đi tiêu thụ các nơi. Tối 26-3, các trinh sát bắt quả tang nữ “đầu nậu” đang vận chuyển 50 cây thuốc lá ngoại (500 bao) từ bến xe Lương Yên về nhà trọ ở phường Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng. Đó là Trịnh Thị Thu Hằng, 32 tuổi, HKTT huyện Phú Xuyên, Hà Nội. Khám xét nhà trọ của Hằng, lực lượng công an thu giữ thêm hơn 2.600 bao thuốc lá ngoại các loại.
Theo Trung tá Hà Thế Hùng, thủ đoạn của “đầu nậu” Hằng là liên tục thay đổi xe khách chất lượng cao để vận chuyển thuốc lá lậu. Trước khi đưa lên xe, thuốc lá được bọc kín trong các thùng carton. Các đối tượng trong đường dây buôn bán, vận chuyển thuốc lá lậu của Trịnh Thị Thu Hằng ung dung “qua mặt” các nhà xe, bởi quy luật bất thành văn: chỉ nhận chứ không quan tâm khách gửi hàng gì!
Trong những vụ án, đường dây vận chuyển hàng lậu bị lực lượng chức năng phát giác thời gian qua, bên cạnh những nhà xe bất cẩn, có cả đối tượng chủ định tiếp tay cho hàng lậu. Bề ngoài vẫn là xe khách chất lượng cao, nhưng bên trong, chủ xe thiết kế những khoang, hầm để chứa hàng phạm pháp. Hàng sẽ được chất kín từ kho trước khi vào bến xếp khách. Và trên hành trình vận chuyển, nhà xe rất ít khi vi phạm tốc độ hay chở quá số người, để tránh bị lực lượng chức năng dừng xe kiểm tra, phát hiện. Thủ đoạn này được ghi nhận từ vụ xe khách mang BKS: 14B – 000…, chạy tuyến Móng Cái – bến xe Mỹ Đình, cũng bị lực lượng CSKT CATP Hà Nội lật tẩy hồi cuối tháng 3 vừa qua.
Trinh sát kinh tế đeo bám gần 1 tuần trên Móng Cái mới phát hiện được “quy luật” bốc xếp, vận chuyển hàng lậu tinh quái này. Rạng sáng 28-3, khi chiếc xe loại 50 chỗ về đến đường Phạm Văn Đồng, huyện Từ Liêm, lực lượng chức năng triển khai phương án chặn bắt. Trước sự chứng kiến của hàng chục hành khách, lực lượng chức năng lật ra các khoang bí mật dưới gầm ghế xe ô tô, và phát hiện khoảng 100 “cục” hình chữ nhật bọc giấy trắng. Bên trong các “cục” này đựng điện thoại di động “hàng hiệu” như Iphone, Samsung…
Sau các vụ vận chuyển thuốc lá, hàng điện tử lậu bằng xe khách này, trong hai tuần đầu tháng 4, lực lượng Công an – Quản lý thị trường phát hiện, xử lý 2 trường hợp là 2 xe taxi tải chở hàng tấn nội tạng động vật đông lạnh, được ướp bằng dung dịch nghi là hóa chất chống phân hủy. Lái xe và các chủ xe về sau tường trình với cơ quan chức năng, họ nhận hợp đồng vận chuyển hàng qua điện thoại, rồi báo lái xe đến nhận hàng. “Chúng tôi cũng có hỏi khách hàng là loại hàng gì, thì nhận được hồi âm là văn phòng phẩm. Phần vì tin khách, phần vì không có điều kiện kiểm tra, nên hàng cứ thế được chuyển đi”, một chủ xe taxi tải tường trình với cơ quan chức năng
Theo ANTD
Dồn dập trở lại Thủ đô sau kỳ nghỉ dài
Sau kỳ nghỉ lễ kéo dài, chiều tối qua 1-5, người dân khắp các tỉnh đã dồn dập đổ về Hà Nội khiến các bến xe, cửa ngõ Thủ đô rơi vào cảnh đông cứng. Ai cũng mệt mỏi, vì quãng đường dài bị nhồi nhét trên những chuyến xe chật như nêm.
Các bến xe đều chật ních người
Vé đắt gấp đôi, khách vẫn bị nhồi
Các con đường dẫn vào Thủ đô, mọi bến xe dường như đều quá tải trong buổi chiều qua 1-5. Tại các bến xe như Mỹ Đình, Giáp Bát, Gia Lâm... hàng nghìn chuyến xe đổ về với lượng hành khách đông như nêm, chật cứng. Hàng nghìn người vừa trải qua những quãng đường dài, mướt mải mồ hôi, vạ vật ngồi chờ người nhà hoặc đón xe buýt.
Vừa bước xuống khỏi chiếc xe khách chạy tuyến Thanh Hóa - Hà Nội, Vũ Đại, sinh viên trường ĐH Thương Mại vừa thở hắt ra, tay lau mồ hôi, mặt nhăn nhó vì chiếc balô khá nặng đeo trên vai. Đại cho biết, phải trả 200.000 đồng cho tuyến đường từ Thanh Hóa ra Hà Nội: "Chiều về do đi xe khách dọc đường, em đã phải trả 150.000 đồng/chặng, không ngờ chiều ra còn đắt hơn 50.000 đồng, trong khi ngày thường, giá vé chỉ bằng một nửa". Tuy nhiên, theo Đại, cậu vẫn còn khá may mắn vì rút kinh nghiệm, ngay sau bữa cơm trưa, đã tất tả tìm xe khách ra Hà Nội nên vẫn có ghế để ngồi: "Chiếc xe chỉ có 45 chỗ, nhưng nhà xe chắc phải nhồi tới 60 người. Ngoài các ghế cứng, nhà xe còn kê thêm một hàng ghế nhựa ở giữa".
Không chỉ có vậy, thậm chí, nhiều nhà xe còn thu tiền theo tuyến. Không ít hành khách đi chặng ngắn Phủ Lý - Hà Nội đều phải trả giá vé đồng hạng như Nam Định - Hà Nội, nếu thắc mắc hoặc không đồng ý mức giá này thì nhà xe cũng lắc đầu từ chối khách. Để "câu" khách lên xe, một số nhà xe còn dùng chiêu cố tình để vài chỗ ghế trống, đánh lừa người đi. Bác Trần Thị Lài, quê ở Thanh Sơn, Phú Thọ bức xúc: "Tôi vốn bị say xe, nên cũng cân nhắc rất kỹ, qua vài lượt mới lên xe. Hỏi còn ghế không thì họ bảo còn, tôi nhìn vào xe thì đúng là còn mấy ghế trống, thế là đồng ý. Nhưng khi tôi định ngồi vào ghế trống đó thì một phụ xe bảo, chỗ đó đã có người đặt, rồi chỉ tôi ngồi xuống chiếc ghế nhựa kê giữa lối đi. Quá mệt mỏi, tôi không còn muốn đôi co hay thắc mắc nữa, chỉ hy vọng nhanh đến Hà Nội để thoát quãng đường khổ ải".
Một trong những điểm "nóng" nhất trong buổi chiều 1-5 phải nhắc tới là bến xe Mỹ Đình. Dù đã dành hẳn một đường khá thoáng sát cạnh cho xe vào bến nhưng cũng nhanh chóng tắc cứng vì xe về quá đông, nhiều xe không vào được bến đã đổ khách tại đây. Các bến xe khác như Giáp Bát, Gia Lâm cũng trong cảnh tương tự. Từ ngoài đường vào đến bến xe đều chật như nêm, đặc biệt tại những điểm chờ xe buýt, người người tay xách nách mang ngồi chờ xe.
Nếu phát hiện vi phạm sẽ đình tài
Theo ông Nguyễn Như Trúc, Giám đốc Bến xe Gia Lâm, sau đợt nghỉ lễ kéo dài, người dân từ các tỉnh đổ về các bến khá đông, cao điểm nhất từ 15h-18h ngày 1-5. "Lượng khách về bến vào cùng một thời điểm và vượt tới 170 - 180% so với ngày thường", ông Trúc cho biết. Bởi lượng khách dồn về cục bộ, quá đông nên xe buýt dù đã được tăng cường nhưng vẫn không giải tỏa kịp lượng người về bến. Đề cập đến việc hành khách bị nhà xe nhồi nhét, "chặt chém" giá vé, ông Trúc khẳng định, người dân đi xe nếu gặp tình trạng đó thì có thể điện về đường dây "nóng" của bến xe 04. 38.271.529- 0913.234.684, lãnh đạo bến xe sẽ thực hiện đình tài xe, đồng thời yêu cầu nhà xe khắc phục vi phạm và hoàn tiền cho khách. Song, đến thời điểm này, lãnh đạo bến xe Gia Lâm, bến xe Giáp Bát vẫn chưa nhận được phản ánh về tình trạng thu vé cao hơn so với quy định của các xe khách.
Đồng tình quan điểm trên, ông Nguyễn Hoàng Trung, Giám đốc Công ty Quản lý bến xe Hà Nội cho biết, Công ty đã lập các đường dây "nóng" của bến xe và Giám đốc một số bến xe tại Hà Nội để khi hành khách bị "bắt chẹt" có thể phản ánh. Bến xe nhận được phản ánh sẽ có phương án xử lý theo quy định. "Trong quá trình đi lại bằng xe khách, người dân phát hiện doanh nghiệp, xe khách nào thu giá vé sai so với niêm yết, đồng thời "nhồi nhét" hãy phản ánh ngay đến lãnh đạo bến xe qua đường dây "nóng", chúng tôi sẽ có biện pháp xử lý nghiêm khắc", ông Trung khẳng định.
CSGT phân luồng mọi tuyến đường
Sau 5 ngày nghỉ lễ liên tiếp, trong sáng qua 1-5, người dân ở khắp các tỉnh thành nối tiếp nhau trở về Thủ đô. Từ 16h, lượng phương tiện gia tăng đột biến trên các tuyến đường cửa ngõ ra vào thành phố. 100% quân số lực lượng CSGT Thủ đô đã ứng trực tại hơn 240 nút, ngã tư trọng điểm, đảm bảo tuyệt đối an toàn cho người dân.
Được bố trí dọc tuyến đường Phạm Văn Đồng từ cầu Thăng Long đến bến xe Mỹ Đình, Đội CSGT số 6 được chia thành các tổ công tác liên hoàn tham gia phân luồng chống ùn tắc. Đặc biệt, khu vực xung quanh bến xe Mỹ Đình, hai bên đầu cầu Thăng Long, các nút giao thông lớn ngoài chốt CSGT cố định còn có các tổ CSGT dùng mô tô tuần lưu hỗ trợ xử lý vi phạm và tập trung hướng dẫn phân luồng giao thông. Tại Quốc lộ 5, Đội CSGT số 5 cũng tăng cường bố trí thêm CBCS ở các nút giao thông "nhạy cảm" để điều tiết giao thông nên tình trạng ùn tắc kéo dài không xảy ra. Áp lực giao thông lớn nhất phải kể tới đường cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ. Tất cả 100 CBCS của Đội CSGT số 8 đều được lệnh bám đường, chống ùn tắc. Bằng sự chủ động, cho tới 21h cùng ngày, tình hình ATGT trên các tuyến đường huyết mạch và nút giao thông khắp Thủ đô vẫn được đảm bảo an toàn, không xảy ra ùn tắc và TNGT.
Theo ANTD
"Tải" không xuể, khó "thông" Trước mỗi dịp cận Tết, các lực lượng CSGT, CSTT và Thanh tra GTVT Hà Nội đều phải tổ chức triển khai kế hoạch tuần tra kiểm soát, xử lý xe khách vi phạm trên các tuyến đường ra vào nội đô. Chạy vòng vo, chở quá tải, không đăng ký tuyến cố định và chạy không đúng lộ trình đăng ký... hàng...