Rủi ro từ điểm trọng tâm trong kế hoạch kinh tế của bà Harris
Các kế hoạch thay đổi phí sinh hoạt của Phó tổng thống Kamala Harris, dù có vẻ thiết thực, song bị cảnh báo sẽ mở ra một giai đoạn đáng lo mới đối với nền kinh tế Mỹ.
Theo tạp chí Economist, hầu hết các cuộc thăm dò đều cho thấy chi phí sinh hoạt là mối quan tâm hàng đầu của người dân Mỹ trước cuộc bầu cử tháng 11 tới. Do đó, dễ hiểu vì sao khẩu hiệu “Chi phí thấp hơn cho các gia đình Mỹ” trở thành trọng tâm trong chương trình nghị sự kinh tế của Phó Tổng thống Harris trong cuộc đua vào Nhà Trắng.
Tuy nhiên, một chiến lược dễ hiểu không có nghĩa là nó sẽ hợp lý. Dù xu hướng trên được theo đuổi bởi lãnh đạo thuộc cả 2 chính đảng lớn nhất Mỹ, trong đó có cựu Tổng thống Donald Trump, kế hoạch của bà Harris có nhiều điểm đáng lo ngại hơn cả. Chúng được dự báo sẽ tạo áp lực lên mức tăng trưởng và đẩy vật giá lên cao, trái với những kỳ vọng ban đầu.
Rắc rối về cung – cầu
Vấn đề đầu tiên mà chiến lược kinh tế trọng tâm của bà Harris hướng đến là nhà ở. Phó tổng thống Mỹ kêu gọi xây mới 3 triệu ngôi nhà trong vòng 4 năm tới, và muốn hiện thực hóa điều này thông qua việc huy động khoảng 40 tỷ USD từ chính phủ liên bang rồi phân bổ số tiền này cho các chính quyền địa phương.
Để có được số tiền trên, bà Harris cam kết sẽ nhắm vào các nhà đầu tư Phố Wall, những người từng bị bà chỉ trích về việc “mua lại và tăng giá nhà với số lượng lớn”. Nhưng trên thực tế, họ chỉ sở hữu chưa đến 1% tổng số nhà của các gia đình ở Mỹ, và chủ yếu tham gia xây mới thay vì mua lại.
Video đang HOT
Khẩu hiệu “Giảm chi phí thuốc kê toa” trong buổi vận động tranh cử của Phó tổng thống Kamala Harris ở trường Cao đẳng Cộng đông Prince George, bang Maryland (Mỹ). Ảnh: AP
Một cam kết khác của phó tổng thống Mỹ là tặng 25.000 USD cho những người mới mua nhà lần đầu để trả trước các khoản thế chấp. Dù được hưởng ứng nhiệt liệt, song trong bối cảnh nhu cầu về nhà vượt xa nguồn cung, số tiền trên có thể đẩy giá nhà lên cao hơn.
Trong khi đó, kế hoạch của bà Harris đối với hàng tạp hóa bị chỉ trích gay gắt nhất. Ứng cử viên tổng thống của đảng Dân chủ muốn thông qua lệnh cấm đầu tiên ở cấp độ liên bang về việc tăng giá thực phẩm và hàng tạp hóa. Phe cấp tiến trong chính giới Mỹ từng cáo buộc các công ty lợi dụng tình trạng khan hiếm hàng hóa thời kỳ đại dịch Covid-19 để tăng giá hàng hóa, góp phần thúc đẩy lạm phát. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) kết luận không có bằng chứng nào về các hành vi tăng giá ở mức độ tổng hợp. Hơn nữa, giá các mặt hàng cao hơn là tín hiệu quan trọng để các công ty sản xuất nhiều hơn và khuyến khích người tiêu dùng hạn chế nhu cầu mua sắm hơn.
Ngoài ra, những hứa hẹn của bà Harris về việc ngăn chặn các vụ mua bán và sáp nhập không công bằng trong ngành thực phẩm, dù có lợi trong việc đảm bảo tính cạnh tranh và bình ổn giá, thực tế chỉ là sự tái khẳng định chính sách chống độc quyền hiện có của chính phủ Mỹ.
Lành ít, dữ nhiều
Một số yếu tố y tế trong kế hoạch của bà Harris, như giảm chi phí điều trị y tế vốn cực kỳ cao trong nước, về mặt lý thuyết đáng được hoan nghênh. Nhưng cũng như bất kỳ biện pháp kiểm soát giá cả nào khác, giới hạn chi phí insulin (ở mức 35 USD/tháng) và chi phí tự trả cho thuốc kê theo toa (ở mức 2.000 USD/năm) có nguy cơ tạo ra những hậu quả không mong muốn. Những biện pháp tương tự của Tổng thống Joe Biden nhằm giới hạn chi phí thuốc cho người cao tuổi đang có nguy cơ khiến phí bảo hiểm của họ tăng mạnh.
Đề xuất làm việc với các tiểu bang để xóa nợ y tế của phó tổng thống Mỹ cũng bị đánh giá chưa thể đưa người dân thoát khỏi các khoản nợ khác khi chăm sóc sức khỏe. “Tại sao ngay từ đầu chi phí chăm sóc sức khỏe lại cao như vậy? Đó là một câu hỏi chính đáng nhưng bản thân nó khó có thể được giải quyết nhanh chóng”, nhà kinh tế Glenn Hubbard từ Đại học Columbia (Mỹ) cho biết. “Tôi cho rằng các bên đang tập trung vào những lĩnh vực mà họ không muốn suy tính và lập kế hoạch dài hạn, nên họ đưa ra những giải pháp ngắn hạn, thứ dĩ nhiên sẽ sớm thất bại”.
Yếu tố cuối cùng trong chiến lược kinh tế của Phó Tổng thống Kamala Harris liên quan đến việc cắt giảm thuế có mục tiêu. Đối với các gia đình thu nhập thấp và trung bình, tín dụng thuế cho trẻ em sẽ tăng lên, chẳng hạn từ 2.000 USD lên 6.000 USD trong những năm đầu đời của trẻ. Bên cạnh đó, phạm vi tín dụng thuế thu nhập khoản trợ cấp quan trọng cho những người Mỹ thu nhập thấp và không có con cái, cũng được mở rộng. Dựa trên số liệu cho thấy tỷ lệ nghèo ở trẻ em Mỹ giảm gần 50% khi tín dụng thuế cho trẻ được tăng đáng kể trong thời kỳ đại dịch Covid-19, bà Harris khẳng định đó là khoản đầu tư cho tương lai của nước Mỹ.
Để có đù chi phí cho kế hoạch này, phó tổng thống Mỹ khẳng định sẽ tuân theo các kế hoạch trước đó của Tổng thống Joe Biden nhằm tăng thuế suất doanh nghiệp từ 21 lên 28%, nhưng chỉ tăng thuế thu nhập đối với những cá nhân kiếm về hơn 400.000 USD/năm. Biện pháp này được dự báo sẽ không tạo ra đủ doanh thu để trang trải toàn bộ chi phí cho các chương trình cắt giảm thuế của bà. Thậm chí, theo ngân hàng đầu tư Piper Sandler, nó có thể khiến nước Mỹ thâm hụt 1,4 nghìn tỷ USD trong thập kỷ tới. Đây là con số rất lớn, dù nó thấp hơn chi phí cho kế hoạch cắt giảm thuế của cựu Tổng thống Trump, ước tính gây thâm hụt khoảng 4,5 nghìn tỷ USD trong thập kỷ tới.
“Không tệ bằng người kia”
Theo Economist, một trong những điều tốt nhất về chương trình nghị sự kinh tế của bà Harris chỉ là việc nó sẽ ít gây thiệt hại hơn chương trình nghị sự của ông Trump.
Nhiều đề xuất của bà chỉ nhằm mục đích điều chỉnh các chính sách hiện có, thay vì đại diện cho việc tái cấu trúc toàn bộ hệ thống kinh tế Mỹ. Hơn nữa, chúng khó có khả năng được Quốc hội Mỹ thông qua
“Điều gây quan ngại nữa từ bà Harris là việc bà ấy góp phần thúc đẩy các chính sách công nghiệp với những điều khoản ưu tiên sản phẩm từ Mỹ”, nhà kinh tế học Greg Mankiw từ Đại học Havard (Mỹ) nhận định. “Cho nên, bà ấy dường như đã tham gia vào các hoạt động chống toàn cầu hóa ở một mức độ nào đó”.
“Không tệ bằng ứng cử viên còn lại” có vẻ là một khẩu hiệu tranh cử kém hấp dấn. Tuy nhiên, đây là sự tóm lược chính xác nhất về các kế hoạch kinh tế từ ứng cử viên tổng thống tương lai của đảng Dân chủ.
Vụ sập cầu ở Mỹ: Lo ngại tác động lan rộng ra toàn bộ nền kinh tế Mỹ
Ngày 31/3, các quan chức Mỹ cảnh báo vụ sập cầu Francis Scott Key ở Baltimore có thể gây tác động lan rộng đối với toàn bộ nền kinh tế Mỹ khi mà tuyến vận tải đường thủy chính chuyên lưu thông một số hàng hóa quan trọng vẫn sẽ ách tắc trong ngắn hạn.
Hiện trường vụ sập cầu Francis Scott Key ở thành phố Baltimore, bang Maryland (Mỹ), sau khi bị tàu chở hàng đâm trúng, ngày 31/3/2024. Ảnh: AFP/TTXVN
Trả lời phỏng vấn hãng tin CNN ngày 31/3, Thống đốc bang Maryland, Wes Moore, cho rằng đây không chỉ là thảm họa kinh tế của riêng thành phố Baltimore hay bang Maryland mà là của cả nền kinh tế quốc gia. Tuyến đường sông đang bị ách tắc vì thân cầu đổ sập vốn là điểm đầu tiên dẫn vào cảng Baltimore, một trong những cảng bận rộn và hoạt động thường xuyên nhất trên cả nước Mỹ.
Nhiều lĩnh vực và hàng hóa chịu tác động khi cảng Baltimore không được lưu thông, có thể kể đến như các nông dân ở bang Kentucky, các nhà sản xuất ô tô ở Ohio, các chủ nhà hàng ở Tennessee.
Tương tự, trả lời trên kênh truyền hình CBS, Bộ trưởng Giao thông Mỹ Pete Buttigieg cho biết việc sớm đưa cảng biển này hoạt động trở lại không chỉ quan trọng với người dân và người lao động ở Baltimore mà còn với các chuỗi cung ứng của đất nước. Bộ trưởng Pete Buttigieg khẳng định công tác dọn dẹp, khơi thông tuyến đường sông này đã bắt đầu từ ngày 30/3 và đang được tiến hành khẩn trương nhưng chưa biết khi nào sẽ hoàn thành. Trong khi đó, khung thời gian để xây dựng lại cây cầu cũng chưa thể ước tính được. Các quan chức liên bang và giới chức địa phương đều lo ngại chiến dịch giải phóng hiện trường và tái thiết cầu sập sẽ kéo dài và phức tạp.
Theo dữ liệu của bang Maryland, năm 2023, cảng Baltimore tiếp nhận và điều phối khoảng 1,1 triệu container hàng hóa, là cảng bận rộn thứ 9 trên cả nước xét về khối lượng trao đổi thương mại. Với việc xử lý hơn 850.000 lô hàng ô tô và xe tải hạng nhẹ trong năm 2023, cảng Baltimore đứng đầu cả nước năm thứ 13 liên tiếp trong lĩnh vực này. Thị trưởng Baltimore khẳng định cảng này là số 1 về vận chuyển ô tô và thiết bị nông nghiệp. Do đó, người nông dân ở North Carolina, Kansas và Iowa đều sẽ có thể chịu ảnh hưởng.
Với chiều dài gần 3 km, Francis Scott Key là cây cầu dài nhất ở khu vực đô thị Baltimore và là một trong những tuyến giao thông vận tải huyết mạch đông đúc nhất của Mỹ. Cây cầu được khánh thành vào tháng 3/1977. Mỗi năm có khoảng 11,5 triệu lượt phương tiện lưu thông qua cầu. Francis Scott Key bị sập khi tàu container Dali mang cờ Singapore bất ngờ chết máy và đâm thẳng vào trụ cầu. Ít nhất 6 người thiệt mạng trong vụ sập cầu này, đến nay mới chỉ tìm thấy 2 thi thể nạn nhân.
Ẩn ý sau bộ vest nâu vàng gây sốt của bà Harris tại Đại hội đảng Dân chủ Phó Tổng thống Kamala Harris, ứng cử viên tổng thống của đảng Dân chủ, đã gây bất ngờ với người hâm mộ khi xuất hiện trong đêm đầu tiên của Đại hội toàn quốc trong bộ vest màu nâu nàng (màu tan). Ứng cử viên Tổng thống của đảng Dân chủ, Phó Tổng thống Kamala Harris tại Đại hội Toàn quốc của đảng...