Rủi ro tiềm ẩn
Các nhà nghiên cứu Mỹ đã tạo ra những robot sống đầu tiên trên thế giới bằng cách lắp ráp các tế bào từ ếch móng vuốt châu Phi.
Một con robot sống bốn chân được tạo thành từ tế bào ếch châu Phi. Ảnh: Douglas Blackiston
Michael Levin, Giám đốc Trung tâm Khám phá Allen tại Đại học Tufts ở Medford, Massachusetts, cho biết, đây là những dạng sống hoàn toàn mới “chưa bao giờ tồn tại trên Trái đất”.
Ông Joshua Bongard, chuyên gia Đại học Vermont, Mỹ, đồng chủ trì nghiên cứu mới này, nói thêm rằng: “Đây là những cỗ máy sống lạ thường. Chúng không phải là robot truyền thống cũng không phải là một loài động vật. Chúng là một thứ do con người tạo ra: một sinh vật sống có thể lập trình”. Sinh vật mới này được thiết kế bằng siêu máy tính và sau đó được các nhà sinh học xây dựng.
Robot hiện nay được chế tạo từ kim loại và nhựa vì độ cứng và độ bền của các vật liệu này, nhưng ông Levin và các đồng nghiệp có cách nhìn khác về lợi ích trong việc chế tạo robot từ các mô sinh học. Khi bị hư hại, robot sống có thể chữa lành vết thương của chúng và một khi nhiệm vụ của chúng đã được thực hiện, chúng sẽ tự hủy, giống như các sinh vật tự nhiên phân rã khi chúng chết.
Video đang HOT
Theo nhóm nghiên cứu, các phiên bản tương lai của robot sống này có thể được triển khai để làm sạch ô nhiễm vi mô trong đại dương, xác định vị trí và tiêu hóa các chất độc hại, đưa thuốc vào cơ thể hoặc loại bỏ mảng bám trên thành động mạch. Các robot sống này cực nhỏ, chiều dài chưa đến 1mm, được thiết kế bởi một thuật toán tiến hóa đã được cải tiến, chạy trên siêu máy tính.
Chương trình bắt đầu bằng cách tạo cấu hình 3D ngẫu nhiên từ 500 đến 1.000 tế bào da và tim. Mỗi thiết kế sau đó được kiểm tra trong một môi trường ảo để xem nó di chuyển được bao xa trước khi các tế bào tim ngừng đập. Những mẫu thiết kế tốt nhất được sử dụng để sinh ra nhiều thiết kế tối ưu khác, sau đó các robot được xây dựng và tự di chuyển. Các tế bào tim hoạt động liên tục tạo nguồn năng lượng điều khiển robot sống và giúp các robot này tồn tại từ 7 – 10 ngày trước khi hết năng lượng và tự chết.
Dù mở ra chân trời mới trong nhiều lĩnh vực nhưng các thành viên của nhóm khoa học gia Mỹ cũng thừa nhận rằng, nghiên cứu của họ gây ra các tranh cãi về vấn đề đạo đức, đặc biệt là các biến thể trong tương lai có thể có hệ thống thần kinh và thậm chí là khả năng nhận thức, khiến chúng có thể ảnh hưởng đến quy luật phát triển và cân bằng của tự nhiên. Nếu các hệ thống trở nên phức tạp hơn, robot sẽ có thể phát triển theo cách nào đó mà con người không thể hiểu hay dự báo hành xử của chúng, dẫn tới hậu quả nguy hiểm ngoài mong muốn.
Chính vì vậy, Sam Kriegman, nghiên cứu sinh trong nhóm nghiên cứu tại Đại học Vermont, cho rằng: “Điều quan trọng là tính minh bạch trong phát minh và phát triển các thực thể sống mới, chúng ta phải cân nhắc mọi hành động của mình và các nhà hoạch định chính sách nên quyết định đâu là hướng hành động tốt nhất”.
VIỆT LÊ
Theo sggp.org.vn
Giun ăn thịt khổng lồ hoành hành ở châu Âu, có thể "quét sạch" 20% giun đất bản địa
Sự sinh sôi nảy nở của một loài giun ngoại lai có nguồn gốc từ Argentina đang là mối đe dọa lớn đối với các loài động vật hoang dã bản địa ở châu Âu.
Loài giun dẹp này có tên khoa học Obama nungara, vô tình được nhập vào châu Âu qua việc mua bán cây cảnh và hiện đã có mặt 72 trên 96 vùng đô thị của Pháp, cũng như nhiều nước khác trong khu vực.
Theo các nhà sinh vật học, loài giun khổng lồ, ăn thịt này có thể dài tới 40 cm và đã thâm nhập vào tất cả các khu vườn trên khắp nước Pháp.
Dù kích thước lớn, thế nhưng sinh vật lạ thường này lại không được ai chú ý đến trong nhiều năm qua. Phải đến năm 2013 nhà nhiên học nghiệp dư Pierre Gros mới chú ý và chụp nhiều bức hình về loài vật xâm thực này.
"Những bức ảnh này được gửi qua email của nhiều người rồi mới đến với tôi. Tôi nhìn vào ảnh và ngạc nhiên "Ô, điều này là không thể - chúng ta không có loài động vật này ở Pháp", Giáo sư Jean-Lou Justine, một nhà động vật học tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Quốc gia Pháp nói với tờ The Independent.
Giun đầu búa khổng lồ có thể dài tới 40cm. Ảnh: Internet
Ban đầu, Giáo sư Justine nghĩ những bức ảnh của Gros là một trò đùa, đặc biệt là khi chỉ vài tuần sau Gros lại gửi cho ông hình ảnh của hai loài giun dẹp kỳ lạ khác được cho là tìm thấy trong khu vườn của anh.
Tuy nhiên, bản năng của một nhà khoa học khiến Giáo sư Justine quyết định đánh giá quy mô của vụ xâm thực động vật này. Kết quả là sau 5 năm nghiên cứu, ông đã ghi nhận được hơn 100 trường hợp về việc thấy loài giun ăn thịt nói trên, trên khắp nước Pháp. Đặc biệt, có một nhân chứng cho biết ông đã thấy loài sinh vật này từ năm 1999.
Chúng chuyên ăn thịt ốc sên, giun đất và một số loài động vật không xương sống khác bằng cách nuốt chửng con mồi.
Các nhà sinh vật học Anh cảnh báo loài ngoại lai gây hại này có thể "quét sạch" 20% số lượng giun đất bản địa. Đó sẽ là mất mát lớn đối với ngành nông nghiệp bởi giun làm tăng độ tơi xốp, phì nhiêu cho đất và được sử dụng làm thức ăn cho gia súc, gia cầm. Bên cạnh đó, chúng còn giúp giảm nguy cơ ngập úng vì đào bới đất, hỗ trợ thoát nước.
Vũ Đậu
Theo doisongphapluat.com
Cận cảnh "thợ săn" đào tìm ngà voi ma mút trong lớp băng vĩnh cửu ở Nga Những thợ săn người Nga đang mạo hiểm mạng sống của mình khi khai quật trái phép những chiếc ngà voi ma mút thời tiền sử được bảo quản trong băng vĩnh cửu ở Yakutia và bán thị trường ngà voi châu Á. Các đối tượng này có thể kiếm được bộn tiền bởi ngà voi ma mút và sừng tê giác thời...