Rủi ro kinh doanh tiền thật trên mạng ảo
Từ những năm trước, sàn giao dịch vàng “ảo” kiếm tiền nhanh, thu siêu lợi nhuận bằng những cú “luộc” tiền ngoạn mục của chủ sàn với người đầu tư một cách dễ dàng rồi “chạy làng” đã để lại những hậu quả không biết đi đâu mà đòi là bài học cho không ít người. Thế nhưng nay, khi thị trường chứng khoán trở nên ảm đạm, người đầu tư lại một lần nữa “mạo hiểm” khi dùng nguồn vốn của mình để tham gia mua, bán, hoán đổi chính tiền của mình bằng một mệnh giá ngoại tệ khác trên mạng Internet thông qua “trò chơi” có tên “ FOREX” mà rủi ro đến mức trắng tay là hoàn toàn có thể xảy ra.
Bài học đã được đặt tên
Câu chuyện sàn vàng “ảo” – thứ đẻ non, làm ăn chụp giật và “chết” đột ngột đã để lại những hậu quả nặng nề. Đa phần người đầu tư cứ “ngỡ” mình đang “chơi vàng” là giao dịch quốc tế nhưng thực chất đều qua sự giám sát trên hệ thống máy chủ của chủ sàn, các lệnh đặt mua – bán vàng đều được giữ lại để “ăn” chênh lệch hoa hồng nếu có lợi hoặc cho “sập” mạng… vì hệ thống máy chủ, đường truyền đều do chủ sàn vàng lập ra và chi phối. Như vậy trên thực tế rủi ro đã xảy ra và phần thua thiệt luôn thuộc về phía người đầu tư. Lý do là ở chỗ chủ sàn đã “giăng bẫy” người đầu tư ngay từ khâu hợp đồng mở tài khoản như: tài khoản bị hacker tấn công, mất mạng, tài khoản bị phong tỏa để kiểm tra, kiểm soát…; hay những lý do liên quan đến “điều kiện khách quan” mà khi xảy ra người đầu tư mới “ngã ngửa” như: mất điện, lỗi hệ thống, lỗi kết nối với mạng chủ, lệnh bán không được khớp lệnh, giao dịch nhầm lẫn… Trong những trường hợp này, người đầu tư biết mình bị lừa thường bán tống bán tháo để thu hồi vốn mà không biết một lần nữa mình bị chủ sàn hoặc nhà cái tiếp tục “luộc” tiền bằng cách “can thiệp” trắng trợn vào giao dịch của nhà đầu tư, “dìm” giá xuống thấp tránh để người đầu tư “tháo” tiền…
Vết xe đổ
Chuyện lạ ở chỗ, bài học nhãn tiền mang tên sàn vàng “ảo” vẫn còn đó, nhưng nay, vì lợi nhuận, nhà-giới-người đầu tư lại tìm đến “chơi Forex” như một kênh đầu tư mới mà không hề biết rủi ro luôn rình rập chỉ thông qua những cú click chuột trên mạng Internet.
Video đang HOT
Hiện nay để mở và điều hành một sàn “ảo” rất đơn giản. Gồm 3 bước, thứ nhất là phải “chạy” được giấy phép kinh doanh về lĩnh vực tư vấn đầu tư hoặc tư vấn tài chính, thứ hai là “móc vốn” với chi phí tối thiểu trên dưới 100 triệu đồng để mua công nghệ của công ty nước ngoài là có thể bắt đầu “chiến đấu”. Bước thứ ba là thành lập đội “chim ruồi” giống như sàn vàng “ảo” trước đây – tung nhân viên đi khắp nơi “lôi kéo” nhà đầu tư bằng những lời chào mời hấp dẫn.
Vậy Forex là gì? Theo cách lý giải đơn giản nhất đó chính là kinh doanh, giao dịch ngoại tệ, ngoại hối trên Internet. Đây là một mảng kinh doanh đặc thù của các ngân hàng, công ty tài chính khi tham gia mua – bán, trao đổi tiền tệ trên thị trường ngoại hối. “Chơi Forex… ảo” trên thị trường tự do thông qua Internet hiện nay mà bất kỳ ai cũng có thể tham gia được hiểu đó chính là việc giao dịch mà tiền là mặt hàng được mua, bán hoặc hoán đổi hàng hóa. Người chơi sẽ kiếm lợi nhuận bằng việc mua các “cặp” tiền tệ được dự đoán là có thể tăng, bán những “cặp” tiền tệ có thể sẽ giảm, lợi nhuận chênh lệch chắc chắn là có bởi tỉ giá trao đổi giữa các loại mệnh giá tiền của các quốc gia khác nhau trên thị trường tiền tệ luôn dao động và khi giao dịch hoàn thành số dư đó sẽ được “đổ” vào tài khoản của người chơi…
Trên lý thuyết là vậy, nhưng thực tế tiền chênh lệch có được thuộc về người đầu tư hay không lại là một câu chuyện khác. Những “chiêu trò” trong “trò chơi Forex” online cũng giống như sàn vàng “ảo” trước đây, với lợi nhuận quảng cáo mà bất kỳ một sàn Forex online nào mới mở tung ra thu hút rất đông người quan tâm. Khi đã có người chơi, chủ sàn chỉ ngồi đó “rung đùi” trục lợi mà không phải đổ một giọt mồ hôi. Nhẹ nhàng thì ăn hoa hồng trung gian và thu phí giao dịch với mức phí vài chục USD cho 1 lần giao dịch, làm một phép tính đơn giản thì 1 người 1 ngày vài giao dịch chủ sàn cũng đút túi được rất nhiều tiền. Nặng hơn thì họ sẵn sàng “chọc vòi bạch tuộc” vào cuộc chơi và bắt đầu hút vốn của người đầu tư bằng cách xóa lịch sử giao dịch nếu người đầu tư có lãi lớn trong việc mua bán để từ chối thanh toán tiền; dùng công nghệ phần mềm để nâng giá lúc người đầu tư mua, hạ giá lúc họ bán; lập “đội cò” mua vào ồ ạt để tạo nhu cầu ảo, đẩy mệnh giá tiền lên cao tạo “sốt ảo” hút người đầu tư mua khiến họ “cháy vốn”…
Với những rủi ro được báo trước, vậy tại sao nhiều người vẫn lao vào tham gia trò chơi này? Câu trả lời là vì các kênh đầu tư trên thực tế đều bị “khóa gọng kìm”: bất động sản đóng băng, chứng khoán u ám, lãi suất tiền gửi ngân hàng thấp, giá vàng lên xuống bất thường… mà giới đầu tư thì không bao giờ chịu để nguồn vốn của mình “ngủ yên” nên họ thường xoay sở các kiểu. Bởi thế “chơi Forex” trở thành sự lựa chọn của các nhà đầu tư.
Trò chơi này cũng có những ưu điểm hấp dẫn giới đầu tư khi chỉ phải bỏ ra một khoản tiền khiêm tốn nhưng mức lợi nhuận lại rất cao. Không giống như sàn vàng, chứng khoán với những điều kiện về khả năng tài chính, quy định pháp lý hay những phiên chốt cần sự chính xác về thời gian, kinh doanh tiền thông qua sàn Forex nổi lên với những lợi thế như số tiền lưu thông lớn, có thể đặt lệnh giao dịch khống, gấp 500 lần số tiền ký quỹ, lợi nhuận chuyển về nhanh, phù hợp với việc “đánh nhanh, hạ màn sớm”…
Cần cảnh giác
Hiện nay, “chơi Forex” phổ biến đến mức trên mạng Internet tồn tại rất nhiều các website từ trong nước đến quốc tế hướng dẫn chi tiết cách tham gia, mời chào, môi giới đầu tư, hỗ trợ từ A đến Z, liên kết link tới “cuộc chơi… ảo”… kinh doanh tiền “thật”. Rất đơn giản khi bất kỳ ai muốn “chơi Forex”, chỉ cần lên Internet, có một ít tiền làm vốn ban đầu là có thể tham gia giao dịch 24/24h với những phần mềm kinh doanh Forex được các nhà môi giới cung cấp miễn phí, và điểm “hút” đó chính là người đầu tư có thể nhìn thấy ngay lợi nhuận sau giao dịch. Nhưng không phải ai cũng biết họ đang bị các “broker” (người môi giới) dẫn dụ bằng những dự đoán tưởng chừng như khách quan, có lợi cho người đầu tư rồi sa đà và “cháy vốn” với những dòng ngoại tệ đang mất giá…
Pháp lệnh ngoại hối số 28/2005/PL-UBTVQH11 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành ngày 13-12-2005 và các Nghị định, hướng dẫn kèm theo nêu rõ việc kinh doanh trao đổi ngoại tệ chỉ được thực hiện bởi các tổ chức tín dụng và tổ chức được phép giao dịch. Đối với cá nhân, Thông tư 20/2011/TT-NHNN ngày 29-8-2011 quy định việc mua, bán ngoại tệ tiền mặt của cá nhân với tổ chức tín dụng được phép bắt buộc phải có giấy tờ chứng minh với các mục đích sử dụng như: học tập, chữa bệnh, đi công tác, du lịch nước ngoài…
Luật sư Hoàng Văn Dũng, Công ty Luật Hợp danh Bros và cộng sự: Người Việt “chơi Forex” là vi phạm các quy định của pháp luật
Thực tế, việc kinh doanh ngoại tệ qua sàn giao dịch “ảo” luôn thường trực những rủi ro cả về mặt kinh tế lẫn pháp lý mà thiệt hại đầu tiên luôn thuộc về người đầu tư. Khác với nhiều quốc gia trên thế giới khi họ “nới rộng vành đai” cho các công ty giao dịch trung gian tham gia thị trường, trong đó có cả những giao dịch mà nhà đầu tư là cá nhân thì ở nước ta lại ngược lại khi Ngân hàng Nhà nước chưa cấp phép cho cá nhân tham gia, mà chỉ đáp ứng nhu cầu tiền tệ khác nhau của các ngân hàng, tổ chức tài chính, tín dụng lớn của trong nước và quốc tế. Chính vì vậy, về mặt pháp luật có thể khẳng định tham gia “chơi Forex” là vi phạm các quy định của pháp luật. Trong giai đoạn hiện nay, loại tội phạm lợi dụng hoạt động tư vấn, kêu gọi đầu tư, mua bán ngoại tệ thông qua mạng Internet cực kỳ phức tạp. Đã có không ít nạn nhân bị lôi kéo tham gia vào loại hình đầu tư này cứ tăng theo cấp số nhân với số tiền bị chiếm đoạt rất lớn. Hầu hết bọn tội phạm núp bóng một công ty hay doanh nghiệp có giấy phép kinh doanh tư vấn hoặc môi giới, có trụ sở giao dịch cố định, tự tạo ra website có nguồn gốc nước ngoài in thư mời, quảng cáo và cho nhân viên đi tiếp thị. Tuy nhiên, người chơi vẫn bị hấp dẫn bởi hình thức đơn giản, tham gia dễ dàng, thủ tục nhanh gọn, ít tốn chi phí cộng với những lời chào mời hấp dẫn từ các tổ chức cung cấp dịch vụ đầu tư Forex không được cấp phép, không ít cá nhân, nhà đầu tư đã tham gia giao dịch trên thị trường này mà không biết vô số những rủi ro đang chờ đón họ.
THeo ANTD
Đổi tiền, phát hành tiền 1 triệu đồng là tin bịa đặt
Ông Nguyễn Chí Thành - Cục trưởng Cục Phát hành và Kho quỹ Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam khẳng định, tin đồn phát hành tiền mệnh giá 1 triệu đồng và đổi tiền trong thời gian tới là bịa đặt.
Trao đổi với báo chí, ông Thành cho biết: "Có thể thông tin này xuất phát từ việc góp ý hiến pháp về thay đổi tên nước. Từ đó một số người suy diễn rằng sẽ phải in lại đồng tiền, như thế là NHNN sẽ đổi tiền".
NHNN khẳng định: Không có bất kỳ một sự thay đổi nào với đồng tiền đang lưu hành hiện nay
"NHNN khẳng định lại là không có chuyện đổi tiền trong thời điểm hiện nay. NHNN cũng khuyến cáo người dân bình tĩnh, yên tâm sử dụng đồng tiền do NHNN phát hành. Không có bất kỳ một sự thay đổi nào với đồng tiền đang lưu hành hiện nay", ông Thành nói.
Mỗi cuộc đổi tiền nếu có sẽ có ảnh hưởng rất lớn tới nền kinh tế, đòi hỏi một sự chuẩn bị kỹ càng và công phu, với sự đồng ý của cơ quan lãnh đạo cao nhất cùng với sự tham gia của nhiều cơ quan chức năng. Một đề án như vậy sẽ đòi hỏi thời gian chuẩn bị, triển khai rất dài.
Ông Thành cũng khẳng định, hiện NHNN chưa có chủ trương phát hành tiền mệnh giá 1 triệu đồng như người dân đồn thổi bấy lâu nay. "Tờ mệnh giá 500.000 đồng cao nhất là hợp lý. Từ phía cơ quan tham mưu phát hành tiền thì chúng tôi thấy tờ tiền có mệnh giá cao nhất là 500.000 đồng là hợp lý. Việc phát hành tờ tiền 1 triệu đồng sẽ không hợp lý, thậm chí còn làm mất giá đồng tiền của chúng ta", ông Thành cho biết.
Theo ANTD
"Không có chuyện đổi tiền ở thời điểm này" Đó là khẳng định của ông Nguyễn Chí Thành - Cục trưởng Cục Phát hành và Kho quỹ Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam khi có tin đồn NHNN sẽ đổi tiền trong thời gian tới. Tin đồn thất thiệt này được xác định là một trong những nguyên nhân khiến tỉ giá USD "nhảy múa" mấy ngày gần đây, trong đó...