Rủi ro khó lường từ lan can trường học, chung cư
Lan can nhiều trường học, chung cư thiết kế khoảng cách giữa các song sắt rất thưa, tiềm ẩn nhiều nguy hiểm đối với học sinh và trẻ nhỏ.
Khi vừa mới vào năm học 2012, cháu Trịnh Thị Thu Vân, học sinh lớp 1 trường tiểu học Kim Đồng, phường Bình Hưng Hòa B, quận Bình Tân, TP.HCM, đã lọt qua lan can, té ngã từ lầu 1 xuống đất chấn thương sọ não.
Tại trường này, vì các phòng chức năng nằm ở tầng trệt nên có đến 9 lớp khối 1 phải học ở tầng lầu. “Khi trường mới đưa vào sử dụng, nhiều phụ huynh đã thấy bất an vì khoảng cách giữa các song lan can quá thưa, các cháu nhỏ chơi đùa có thể lọt xuống đất. Sau đó, nhà trường đã dùng các vỉ lưới để rào lại nhưng chỉ được một nửa nên học sinh vẫn có thể bám vào các thanh ngang để vui đùa” – chị Nguyễn Thị Phượng, phụ huynh học sinh Trường Tiểu học Kim Đồng, cho biết.
Lan can chung cư 346 Phan Văn Trị, quận Bình Thạnh, TP.HCM đã xuống cấp lại hở toác, trẻ chơi đùa rất dễ lọt xuống đất
Theo quan sát của chúng tôi, khoảng cách giữa các song sắt của lan can tại trường này quá rộng so với tiêu chuẩn – khoảng 10 cm, phía trên lại có thêm thanh ngang nên các học sinh hiếu động rất thích bám vào đó đánh đu.
Ông Phạm Văn Tươi, Chủ tịch Công đoàn trường tiểu học Kim Đồng, cho rằng trường mới được quận bàn giao năm 2011 theo dạng công trình thụ hưởng, nhà trường chỉ thực hiện công tác giảng dạy. “Sau khi để xảy ra sự cố đáng tiếc, chúng tôi đã cho lắp thêm các vỉ lưới che lại toàn bộ lan can”, ông Tươi nói.
Tại trường mầm non Rạng Đông trên đường Hồng Bàng, phường 6, quận 6, TP.HCM, lan can cầu thang không đạt yêu cầu, khoảng cách giữa các song sắt rất rộng, có chỗ gần 20 cm. “Nếu không có bảo mẫu đi kèm hay theo dõi, để các cháu tự đi, tự vui chơi thì rất dễ lọt qua các song này” – một phụ huynh e ngại.
Video đang HOT
Mới đây, nhiều hộ dân sống ở chung cư 346 Phan Văn Trị, phường 11, quận Bình Thạnh, TP.HCM đã gọi đến đường dây nóng bức xúc phản ánh về việc lan candọc hành lang ở đây không bảo đảm an toàn cho trẻ nhỏ.
Chung cư này được xây dựng từ năm 1995, hiện có gần 100 hộ dân sinh sống. Gần 20 năm đưa vào sử dụng mà không được sửa chữa nên các chân song sắt lan can đã bị mục gãy từ lâu. Một số người đành dùng thanh tre, nẹp gỗ buộc tạm các thanh lan can, không cho rơi cả mảng xuống đất nhưng vẫn rất nguy hiểm.
“Dọc hành lang, nhiều song sắt lan can đã mục gãy, tạo thành những khe hở rất rộng, không chỉ trẻ em mà người lớn cũng dễ lọt. Gia đình tôi phải mua những chậu cây cảnh đặt che bớt các khe hở này để phòng ngừa trẻ nhỏ hiếu động, có thể rớt xuống đất”, anh Trần Văn Hùng, ngụ lầu 3 chung cư Phan Văn Trị, cho biết.
Té xuống đất như chơi !Lâu nay, nhiều gia đình có con nhỏ ở chung cư Phúc Thịnh, đường Cao Đạt, phường 1, quận 5, TP.HCM không dám cho các cháu ra ban công chơi. Chị Hoàng Thị Thủy, ngụ ở lầu 6, than phiền: “Tôi không dám mở cửa ra ban công khi có con nhỏ ở nhà vì các thanh sắt lan can nằm ngang như cầu thang, bọn trẻ rất dễ leo trèo, té xuống đất như chơi”.Hành lang chung cư 218 Nguyễn Đình Chiểu, phường 6, quận 3 TP.HCM cũng được làm bằng các thanh ngang, khoảng cách giữa các thanh này rất rộng.
Theo Người Lao Động
Thần đồng chưa nói sõi bỗng đọc chữ vanh vách
Một cậu bé lên 4 vẫn chưa nói sõi, nói chuyện ngô ngọng không ai hiểu, bỗng một ngày đọc chữ thành thạo trước sự ngỡ ngàng của mọi người.
Cậu bé đó là Nguyễn Thành Phát, sinh ngày 16/3/2008, nhà ở số 65 tổ 1, khu 1, thị trấn Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang, hiện mới vào học mẫu giáo được hơn 1 tuần tại trường Mẫu Giáo xã Tân Bình, huyện Cai Lậy.
4 tuổi nói chuyện không ai hiểu
Mẹ của cháu Phát là chị Nguyễn Thị Như Nguyên kể: "Cháu 4 tuổi rồi mà phát âm không rõ, nói chuyện không ai hiểu gì nên gia đình cũng sợ. Tui định bụng đưa cháu lên BV Nhi Đồng để khám, xem cháu có phát triển bình thường không".
Nhưng thời gian gần Tết năm ngoái, do công việc buôn bán bận rộn nên chị vẫn chưa đưa con đi khám được. Một hôm, Bé Phát theo các cháu hàng xóm qua tiệm tạp hóa chơi, nhìn thấy chiếc ghế đá có viết tên cửa hàng vật liệu xây dựng, Phát chỉ tên từng chữ và đọc vanh vách.
Ngạc nhiên, chủ cửa hàng tạp hóa "thử tài" cháu bằng cách chỉ vào bảng tính tiền ghi tên các mặt hàng, Phát cũng đọc làu làu. Anh chủ cửa hàng tạp hóa Hai Thao liền chạy qua báo cho vợ chồng chị Nguyên biết.
Từ một cậu bé nói không sõi, Phát bỗng đọc sách báo vanh vách
Không dám tin, vợ chồng chị Như Nguyên lấy một tờ báo ra, chỉ ngẫu nhiên từng chữ, từng đoạn để con đọc thử, không ngờ cháu đọc ngay và đọc đúng không sai chữ nào. Từ đó hễ đi đâu, gặp các khẩu hiệu, bảng tên chỉ đường,... cháu đều đọc cho cha mẹ nghe. Cháu Phát rất thích xem tivi, nhất là chương trình "Ai là triệu phú", mỗi lần có câu hỏi được đặt ra, cháu đọc rành mạch từng đáp án.
Theo quan sát của phóng viên, nhìn vẻ ngoài nhỏ hơn so với các bạn cùng trang lứa, đã hơn 4 tuổi nhưng chỉ nặng 14kg. Ngoài việc chậm nói ra, những biểu hiện khác của cháu Phát đều bình thường, cháu khá hiếu động, nghịch ngợm. Đầu năm học này gia đình mới đăng ký cho cháu đi học mẫu giáo.
Bà con hàng xóm đến thử tài cháu Phát
Nói về khả năng đọc của cháu Phát, cô Thúy - phụ trách lớp chồi 4 trường Mầm non Tân Bình - xác nhận cháu đã đọc cho cô nghe từng chữ trên bảng thông báo của nhà trường, không sai sót từ nào. Điều này khiến cô và các cô giáo khác trong trường rất ngạc nhiên.
Cha mẹ miền Nam, con đọc giọng miền Bắc
Gia đình cho biết, trước Tết Nguyên đán 2012 cháu Phát vẫn phát âm kiểu "không ai hiểu gì". Từ sau Tết đến nay thì phát âm tương đối chuẩn và đọc được tất cả các từ mà không cần đánh vần. Đặc biệt cha mẹ cháu đều là người miền Nam nhưng cháu Phát lại phát âm giọng miền Bắc.
Để kiểm chứng khả năng của cháu Phát, chúng tôi thử cho cháu đọc bài thơ "Câu cá mùa thu" của nhà thơ Nguyễn Khuyến trong sách Ngữ Văn lớp 11, cháu đọc không sai chữ nào. Sau đó chúng tôi đưa tiếp đoạn trích "Vào phủ chúa Trịnh", cháu cũng đọc rành mạch, mặc dù đoạn trích này có những từ cổ rất khó đọc. Giọng cháu là giọng Bắc chuẩn, trong trẻo, đúng ngữ điệu.
Riêng về con số, cháu Phát nhận biết và đọc được hết từ 0 đến 1.000. Được biết, ba của cháu Phát là anh Nguyễn Thành Út chạy xe ôm, còn chị Nguyên bận buôn bán suốt ngày nên không có điều kiện dạy con học.
Theo dân trí
Vì sĩ diện anh muốn em phá thai? Chỉ vì giữ sĩ diện, anh bắt em bỏ thai mà không màng tới sức khỏe và danh dự của em. Hiện giờ em đang vô cùng băn khoăn, không biết phải hiểu mọi chuyện như thế nào khi anh muốn em phá thai để giữ sĩ diện. Mong chị hãy cho em một lời khuyên. Em là một cô gái 24 tuổi,...