Rủi ro hệ thống tài chính Ả Rập Xê Út tăng cao vì giá dầu
Giá dầu thấp tiếp tục gây thêm khó khăn cho cường quốc Trung Đông. Cơ quan xếp hạng tín nhiệm Moody’s mới đây cảnh báo “rủi ro tín dụng” trên toàn hệ thống ngân hàng nước này đang lên cao.
Đường phố Jeddah (Ả Rập Xê Út) – Ảnh: AFP
Hãng Moody’s vừa hạ xếp hạng hệ thống ngân hàng của Ả Rập Xê Út từ mức “ổn định” xuống “tiêu cực”, cho hay triển vọng được thay đổi để phản ánh “dự báo rằng giá dầu thấp lâu dài và chuyện chi tiêu chính phủ sụt giảm cuối cùng sẽ đè nặng lên khu vực ngân hàng”, theo CNBC.
“Chúng tôi dự báo môi trường hoạt động dành cho các nhà băng Ả Rập Xê Út sẽ yếu đi trong vòng 12 đến 18 tháng tới. Với giá dầu rẻ lâu dài và mức giảm 14% trong chi tiêu công năm 2014, chúng tôi cho rằng những rủi ro tín dụng trong toàn hệ thống đang tăng”, chuyên gia tín dụng cao cấp Olivier Panis của Moody’s cho hay.
Ả Rập Xê Út là một trong những nhà xuất khẩu dầu lớn nhất thế giới, có nhiều của cải và ngân sách chính phủ phụ thuộc vào dầu mỏ. Nước này đã chịu đựng tình hình giá dầu Brent lao dốc trong thời gian qua, từ mức 114 USD/thùng hồi tháng 6.2014 xuống còn 38 USD/thùng hiện nay.
Video đang HOT
Moody’s dự báo GDP Ả Rập Xê Út tăng chậm 1,6% trong năm nay, thấp hơn nhiều so với mức 3,4% năm 2015. Giá dầu trung bình sẽ dừng ở 33 USD/thùng năm nay và 38 USD/thùng năm sau.
Vì thế, dự kiến tăng trưởng tín dụng của Ả Rập Xê Út chậm lại còn 3% – 5% năm 2016, từ mức 8% năm 2015 và 12% năm 2014. Nguy cơ tài sản có thể tăng lên vì các hoạt động môi trường xấu đi.
Dù vậy, Moody’s vẫn cho biết lợi nhuận trong lĩnh vực ngân hàng của quốc gia Trung Đông “vẫn mạnh” vì chi phí nguồn vốn thấp, cơ cấu ngân hàng và chuyện không có thuế doanh nghiệp ở nước này.
Thu Thảo
Theo Thanhnien
Thỏa thuận dầu Nga - Ả Rập Xê Út là 'chiến lược truyền thông rực rỡ'
Thỏa thuận đóng băng sản lượng dầu giữa Nga và Ả Rập Xê Út là một "chiến lược truyền thông rực rỡ" để hỗ trợ giá cả. Song tất cả có thể chỉ dừng ở mức đó, theo Bloomberg.
Tổng thống Nga và Thái tử Salman bin Abdulaziz Al Saud trò chuyện thông qua phiên dịch viên tại cuộc họp nhà lãnh đạo các nước có nền kinh tế lớn G20 tháng 11.2014 - Ảnh: Reuters
"Thị trường đang chứng kiến sự hỗ trợ đến từ thỏa thuận đóng băng sản lượng giữa các thành viên Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và các nước ngoài OPEC. Điều này không phù hợp nhiều với thực tế và tôi không tin rằng có một nước nào đó sẽ giảm sản lượng", Johannes Benigni - giám đốc quản lý hãng tư vấn JBC Energy nói.
Giá dầu đã và đang đi lên lại từ mức đáy 12 năm sau khi Ả Rập Xê Út, Nga, Qatar và Venezuela đồng ý đóng băng sản lượng dầu nếu các nhà sản xuất khác cũng làm điều tương tự.
Thông tin trên gia tăng suy đoán rằng OPEC và một số nước không phải thành viên tổ chức này có thể đồng ý bơm dầu ít hơn để hạn chế lượng cung toàn cầu. Ngân hàng Goldman Sachs nhận định đây là dấu hiệu tích cực đang có trong thị trường, còn Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho hay đã nhìn thấy "ánh sáng cuối đường hầm" dành cho dầu thô - mặt hàng đã giảm giá ba năm.
"Tôi không nghĩ rằng giả định Ả Rập Xê Út và Nga giảm hạn ngạch là hợp lý. Thỏa thuận nói trên, trước hết, là một chiến lược truyền thông nổi bật, rực rỡ từ Ả Rập Xê Út và tôi không nghĩ rằng hiện có niềm tin đứng giữa Ả Rập Xê Út và Nga để đảm bảo cơ sở cho một đợt giảm sản lượng", ông Benigni nói.
Các nhà sản xuất dầu lớn thế giới có thể họp bàn trong tuần tới về việc đóng băng hạn ngạch ở mức tháng 1. Bộ trưởng Năng lượng Nga Alexander Novak hôm 14.3 sau cuộc gặp với người đồng cấp phía Iran cho hay Iran là chìa khóa cho sự thành công của bất cứ thỏa thuận sản lượng nào.
Quốc gia Trung Đông trước đó đã công bố kế hoạch tăng sản xuất lên 1 triệu thùng/ngày trong một năm tới trong nỗ lực giành lại thị phần trên thị trường dầu mỏ. Chuyên gia Benigni cho rằng Iran sẽ phải mất từ một đến hai năm để đạt mốc sản lượng từng có trước khi chịu lệnh trừng phạt quốc tế.
Giá dầu Brent giao tháng 5 giảm xuống còn 39,18 USD/thùng ở London (Anh) hôm 15.3. Ông Benigni cho biết giá cả có thể lên đến 50 USD/thùng trong ba đến bốn tháng tới khi thị trường tái cân bằng vì cung cao hơn theo mùa và lượng cầu giảm.
Thu Thảo
Theo Thanhnien
Nga dẫn đầu các nước sản xuất dầu có thể bị hạ xếp hạng tín nhiệm Hãng xếp hạng tín nhiệm Moody's cân nhắc hạ xếp hạng tín nhiệm 10 nước sản xuất dầu thô trong nhóm các nước đang phát triển vì giá dầu thấp. Nga đứng đầu danh sách này. Hoạt động bơm dầu ở làng Dyurtyuli (Nga) - Ảnh: Bloomberg Theo Bloomberg, danh sách 10 nước nói trên có mặt Nga, Kazakhstan, Nigeria, Angola, Gabon, Trinidad...