Rực rỡ sắc màu chợ phiên vùng cao Mẫu Sơn dịp lễ 2.9
Chợ phiên vùng cao Mẫu Sơn là một trong những hoạt động được tổ chức tại Khu du lịch núi Mẫu Sơn (Lộc Bình, Lạng Sơn) trong dịp nghỉ lễ 2.9. Tại đây, du khách được tận mắt chiêm ngưỡng nhiều sản vật lạ – độc, hiếm khi nhìn thấy.
Đỉnh Mẫu Sơn đang hiện hữu những giá trị về bản sắc văn hóa thuần khiết, đa dạng của đồng bào dân tộc. Đây là nơi tập trung sinh sống lâu đời của đồng bào người Dao. Cuộc sống của họ phụ thuộc nhiều vào sản xuất, chăn nuôi và trồng trọt. Đồng bào Dao ở đây vẫn lưu giữ được nguyên vẹn, không pha trộn những bản sắc riêng về văn hóa, phong tục, tập quán từ cách ăn, nếp ở, trang phục, phong tục thờ cúng cho đến lễ hội…
Mỗi năm cứ vào dịp nghỉ lễ 2.9, tại khu du lịch núi Mẫu Sơn lại diễn ra chợ phiên vùng cao Mẫu Sơn. Tại đây, nhiều sản vật đặc trưng của núi rừng xứ Lạng sẽ được đồng bào các dân tộc người Dao nơi đây bày bán và giới thiệu đến du khách.
Nhiều đặc sản nổi tiếng của Lạng Sơn được bày bán tại phiên chợ.
Kim chỉ thêu thùa tạo ra những bộ trang phục của người dân tộc Dao nơi đây cũng được mang ra bày bán.
Vượt hơn 30km từ thành phố Lạng Sơn, du khách sẽ có những trải nghiệm thú vị tại một phiên chợ vùng cao rực rỡ sắc mà, đặc biệt là từ những bộ trang phục các các chị, các bà người dân tộc Dao của vùng núi đá Mẫu Sơn.
Những người phụ nữ dân tộc Dao bày bán nhiều loại thuốc lá cây để đun nước tắm, tốt cho sức khỏe.
Các cô, các chị nhanh tay chọn cho mình những bộ đồ ưng ý, rực rỡ sắc màu.
Những bộ trang phục rực rỡ sắc màu, tạo điểm nhấn độc đáo, thu hút ánh nhìn của nhiều du khách khi đến đây, làm sáng cả một góc chợ phiên.
Video đang HOT
Bà cụ người Dao tại phiên chợ vùng cao Mẫu Sơn ngại ngùng trước ống kính.
Nhiều sản vật địa phương như rượu ngô, rượu ngâm thuốc, mật ong, quả quất rừng, dứa rừng… và con chim chào mào do con trai bắt được cũng được một phụ nữ mang đến chợ bán.
Bà con nơi đây đến chợ mang theo đủ thứ hàng nông thổ sản, nào là dứa rừng, măng ớt ngâm mắc mật, chanh rừng Mẫu Sơn, những bài thuốc gia truyền của bà con người Dao trên đỉnh Mẫu Sơn, trang phục thổ cẩm, đồ trang sức bạc – những thứ hàng phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của người vùng cao.
Em bé chưa phải đến trường học nên được mẹ cho đi chợ phiên chơi.
Theo mẹ lên chợ phiên.
Không chỉ người lớn, nhiều em nhỏ người dân tộc cũng theo mẹ lên chơi chợ phiên. Những đứa trẻ 3 – 4 tuổi được các mẹ, các bà địu đến nơi đông vui nhộn nhịp này.
Những đứa trẻ được mẹ cõng đi chơi chợ phiên vùng cao Mẫu Sơn.
Bà cụ người Dao lặn lội mang những đặc sản núi rừng xứ Lạng lên bày bán tại phiên chợ.
Theo Danviet
Bánh phồng xứ Lạng vào mùa
Bánh phồng thường được làm vào những tháng cuối năm, như một món quà Tết ý nghĩa của người Tày, Nùng ở Lạng Sơn.
Bánh phồng được người dân gọi theo tiếng địa phương là "pẻng khua", nghĩa là "bánh cười". Đây là món lương khô làm bằng gạo nếp ngâm với tro của cây Trà Dù và một số loại cây khác mọc trên rừng.
Người làm bánh phải giã thủ công thật mịn nếp, sau đó cho một bát rượu trắng pha khoai môn xay vào giã tiếp để tạo độ phồng cho bánh.
Việc giã bột được thực hiện đến khi nào khối bột nếp dai, dẻo, dính vào chày, nhấc chày lên mà bột không đứt mới đạt.
Ông Hoàng Văn Quyết (thị trấn Thất Khê, huyện Tràng Định) cho biết đây là nghề do cha ông truyền lại, trước đây chỉ phục vụ nhu cầu trong gia đình, về sau có người đặt mua thì làm thêm để bán ra ngoài.
Sau khi giã, bột được cán thành những miếng tròn, mỏng để nguội.
Khoảng từ tháng 10 trở đi, người dân Tràng Định mới làm bánh phồng vì trước đó thời tiết quá nóng, bánh sẽ khô nhanh không có độ dẻo.
Công đoạn tiếp theo sau khi cán bột là gấp đôi bánh rồi cắt thành từng sợi to khoảng 2 đốt ngón tay.
Các sợi bánh được cắt thành những miếng nhỏ dài khoảng một ngón tay.
Theo ông Quyết, mỗi ngày nhà ông làm 2 mẻ bánh phồng, vì các công đoạn cần làm tỉ mỉ nên tốn nhiều thời gian. Các hộ làm bánh đều phải dậy từ 3h sáng để kịp nắng lên đem phơi.
Bánh phồng được xếp đều, phơi trên những mành tre chờ nắng lên để chống mốc.
Mỗi mẻ bánh phải phơi 3 nắng mới đủ khô. Chị Nông Thị Chiến (thị trấn Thất Khê, Tràng Định) cho hay, khi bánh khô sẽ đóng túi bán với giá 80.000 đồng/kg.
Thợ làm bánh cho hay, bánh phồng muốn ăn ngon phải chao trong chảo ngập mỡ, sau đó vớt bánh ra ngào với đường đã được thắng lên sẵn. Bánh đạt chuẩn là bên trong không bị rỗng mà có mạng xốp như xơ mướp.
Hồng Vân
Theo VNE
Mẹ đẻ giết 3 con nhỏ rồi trốn vào rừng sâu Sau khi sát hại 3 con đẻ của mình gồm 2 gái và 1 trai, nghi can đốt nhà rồi bỏ trốn vào rừng sâu. Tại hiện trường, nghi can đã đốt 3 người con ruột của mình và đốt cháy một góc nhà (Ảnh minh họa) Theo thông tin ban đầu, đêm 15 rạng sáng 16/8, tại thôn Quang Minh, xã Quảng...