Rực rỡ những sắc hoa trên cao nguyên đá Hà Giang
Mảnh đất Hà Giang- nơi các bạn trẻ thường truyền tai nhau câu nói “nơi nên đến một lần trong đời”.
Hà Giang không chỉ thu hút những người yêu thích mạo hiểm khám phá vẻ đẹp hoang sơ của núi rừng mà nơi đây còn làm lưu luyến các vị khách phương xa bởi những sắc hoa rực rỡ.
Phong cảnh ngoạn mục của những ngọn núi hùng vĩ
Nơi đây giống như một kỳ nghỉ thiên đường dành cho những người yêu thiên nhiên, muốn khám phá những vùng đất mới. Bởi phong cảnh ngoạn mục của những ngọn núi hùng vĩ, sông quanh co, thung lũng hoa, những con đường uốn khúc là nét đặc biệt của Hà Giang.
Hà Giang chớm đông không chỉ mơ màng trong sắc hồng, sắc trắng của loài hoa tam giác mạch mà còn để lại những cảm xúc bâng khuâng khó tả cùng những loài hoa muôn sắc.
Được đắm mình trong những cánh đồng hoa tam giác mạch trải dài như một dòng suối.
Những cánh hoa nhỏ li ti còn đọng những giọt sương sớm như những viên pha lê trong suốt, quyến rũ lòng người.
Sắc hồng quyến rũ của những chùm hoa tam giác mạch
Không chỉ bị hút hồn với những cánh đồng hoa tam giác mạch dài bất tận, len lỏi trong các bản làng, chúng ta sẽ bắt gặp những b ông hoa đào khoe sắc sớm.
Video đang HOT
Lác đác những nhành lê trắng muốt, tinh khiết.
Bạn cũng có thể bắt gặp những khóm hoa cúc cam rực rỡ khoe sắc trong tiết trời chớm lạnh đầu đông.
Hay đơn giản chỉ là những bông hoa dại mọc ven đường cũng đủ để khiến bạn dừng chân
Đến Hà Giang thời gian này vừa đủ để các vị khách miền xuôi cảm nhận được cái lạnh đầu đông đến sớm, đủ để thưởng thức vẻ đẹp nên thơ nhất được dệt nên từ những cảnh vật bình dị nơi đây.
N.Linh
Theo haiquanonline.com.vn
Đà Nẵng: Bao lâu nữa sẽ "xóa sổ" mùa lau trắng dưới chân núi Sơn Trà?
Năm nay, những bông lau trắng dưới chân núi Sơn Trà đã bắt đầu nở sớm hơn mọi năm. Nhưng rồi, với tốc độ đô thị hóa chóng mặt đang diễn ra ở Đà Nẵng, bao lâu nữa sẽ không còn mùa bông lau trắng muốt dưới chân ngọn "núi khỉ" này?
Mọi năm, phải vào độ tháng 11, khi những đợt nắng nóng oi ả "nhường chỗ" cho tiết trời se se cuối thu đầu đông, đấy là lúc vào mùa lau trắng nở rộ dưới chân núi Sơn Trà.
Vậy mà năm nay, mới trung tuần tháng 10, đã thấy nhiều chị em í ới hẹn nhau cuối tuần kéo đến đó check-in, với những cánh đồng bông lau trắng muốt đã trở thành điểm hẹn của người Đà Nẵng.
Năm nay, nhưng bông lau trắng dưới chân núi Sơn Trà đã bắt đầu nở sớm hơn mọi năm (Ảnh: HC)
Không kịp đợi tới cuối tuần, ngay trưa qua 21/10, dù mới là ngày đầu tuần, chúng tôi cũng đã có mặt dưới chân núi Sơn Trà. Quả nhiên, những bông lau trắng đã bắt đầu nở ở khu Hồ Xanh, núi Đá thuộc bán đảo Sơn Trà.
Các khu đất trống trên đường Lê Đức Thọ, Hoàng Sa gần biển Thọ Quang, gần chân cầu Thuận Phước, rồi men theo các bãi biển dưới chân núi Sơn Trà... cũng đầy cỏ lau trắng.
Hiện vẫn chưa phải là thời điểm bông lau nở rộ, phủ trên đầu những cánh đồng lau xanh mướt là bông trắng tinh khôi rũ mềm, dập dìu nhảy múa cùng gió và nắng ấm dọc triền núi Sơn Trà tạo nên khung cảnh đắm say lòng người. Những bông lau mới nở mang những nét đẹp rất riêng, điểm tô thêm sắc màu cho khung cảnh nên thơ nơi đây.
Chỉ tầm một tuần nữa thôi, nơi đây sẽ là những cánh đồng lau trắng muốt, thu hút đông đảo người dân và du khách đến thưởng lãm, chụp ảnh.
Chúng tôi đang chăm chú chụp ảnh thì một người đàn ông chừng 55 - 60 tuổi đến đưa card visit giới thiệu và mời sử dụng dịch vụ ca nô du lịch tham quan bán đảo Sơn Trà, lặn biển ngắm san hô, câu cá cùng ngư dân...
Anh cho biết mình tên Tùng, nhà ở ngay phường Thọ Quang dưới chân núi Sơn Trà. Trước đây anh là ngư dân, nhưng nay tuổi đã cao nên chuyển sang làm dịch vụ phục vụ khách du lịch tham quan Sơn Trà.
Thế là chúng tôi hỏi ngay điều mình đang quan tâm nhất: Có phải năm nay bông lau ở Sơn Trà nở sớm hơn mọi năm? Anh Tùng gật đầu xác nhận, năm nay bông lau nở sớm chừng nửa tháng.
"Tui ở đây từ nhỏ đến lớn, lau nở lúc nào tui biết hết. Năm nay đúng là lau nở sớm hơn mọi năm, bà con ngư dân ở đây thấy vậy thì mừng lắm!" - Anh Tùng nói.
Cùng với lau trắng, dưới chân núi Sơn Trà cũng đang khoác lên mình nhiều màu sắc rực rỡ khác của thảm thực vật tự nhiên.
Rồi anh Tùng giải thích thêm: "Nghề biển trước đây làm gì có điện đài để nghe dự báo thời tiết nên phải "nhìn gió, ngó lau" mà đi, chứ không ra biển thì chết. Năm nào cũng vậy, cứ tới lúc bông lau nở rộ thì coi như năm đó hết mùa bão dữ. Năm nay, mặc dù Đà Nẵng hầu như chưa "nếm" cơn bão lớn nào, nhưng lau nở sớm thế này thì bà con ngư dân có thể yên tâm ra biển sớm rồi!".
Về kinh nghiệm "lau nở, hết bão" thì không ít người Đà Nẵng từng trải nghiệm khi TP này đăng cai Tuần lễ Cấp cao APEC 2017 (tháng 11/2017). Ngay trước khi sự kiện đặc biệt đó diễn ra, Đà Nẵng dù chỉ chịu ảnh hưởng hoàn lưu bão số 12 (bão Damrey) nhưng đã có những thiệt hại đáng kể.
Và theo dự báo thì sẽ có thêm cơn bão số 13 với sức gió cấp 10, giật cấp 12 - 13 ảnh hưởng đến Đà Nẵng đúng vào thời điểm diễn ra Hội nghị thượng đỉnh APEC 2017.
Mùa lau trắng đến sớm, giúp ngư dân yên tâm ra biển
Tuy nhiên vào lúc đó, nhiều người Đà Nẵng "phát hiện" bông lau đã nở rộ dưới chân núi Sơn Trà nên tự tin Đà Nẵng sẽ không bị bão vào dịp nguyên thủ 21 nền kinh tế APEC đến dự Hội nghị thượng đỉnh, và cũng sẽ không còn bão đổ vào Đà Nẵng cho đến cuối năm 2017.
Quả nhiên đến khi diễn ra Hội nghị thượng đỉnh APEC 2017 thì bão số 13 suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Một lần nữa kinh nghiệm đúc kết của dân gian chứng tỏ sức mạnh "mầu nhiệm" của nó.
"Vậy theo anh từ nay đến cuối năm không còn bão đổ vô Đà Nẵng?" - Tôi hỏi. Anh Tùng đáp không chút ngần ngại: "Từ nhỏ tôi đã nghe ông bà truyền lại, bông lau nở thì hết bão, và mấy chục năm nay tôi đều thấy đúng như vậy. Bông lau dưới chân Sơn Trà đã nở, nếu có bão thì cũng đi chệch qua hướng khác chứ không đổ trực tiếp vô nữa!".
Nhưng cùng với tốc độ đô thị hóa...
nhà cửa cũng mọc lên như những "cái gai" trên cánh đồng đầy màu sắc dưới chân núi Sơn Trà...
Liệu những cánh đồng bông lau như này có còn trong nay mai?
Anh Tùng cũng cho biết, mùa lau trắng nở rộ dưới chân núi Sơn Trà kéo dài tầm một tháng. Và chỉ cuối tuần này thôi, nơi đây sẽ tràn ngập người dân và du khách. Đặc biệt giới trẻ đến đây rất đông để ghi lại những hình ảnh khó quên trên cánh đồng bông lau trắng muốt, đẹp cứ như chỉ có trên phim ảnh nhưng lại đang có thật tại Đà Nẵng...
Người ngư dân dạn dày ấy kể thêm, trước đây cả vùng rộng lớn dưới chân núi Sơn Trà bạt ngàn bông lau, cứ đến mùa nở rộ là trắng muốt, nhìn đến ngút mắt, đẹp không thể tả.
"Nhưng rồi cùng với đường sá, nhà cửa mọc lên ngày càng nhiều thì những cánh đồng bông lau cũng ngày càng bị thu hẹp. Đến mùa lau nở rộ mà nhìn cứ bị vướng nhà cửa, các công trình xây dựng rất khó chịu", ông Tùng chia sẻ.
Và bao lâu nữa, những bức tường này sẽ xóa xổ hoàn toàn mùa lau trắng dưới chân núi Sơn Trà?
Lời người ngư dân khiến chúng tôi không khỏi giật mình. Ngay những đám lau chúng tôi vừa chụp ảnh cũng nằm trong những khu đất phân lô mà chủ đất đang xây dựng, hoặc đang rao bán. Ít lâu nữa, nhà cửa mọc đầy lên trên đó thì sẽ còn đâu khung cảnh lãng mạn của những cánh đồng lau trắng, còn đâu chỉ dấu của thiên nhiên báo tin kết thúc mùa bão dữ cho ngư dân Đà Nẵng yên tâm ra biển?
Hay với kết quả vừa được ghi nhận qua cuộc tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019 vừa được công bố - Đà Nẵng là địa phương có tỉ lệ dân cư sống ở khu vực thành thị cao nhất nước - thì trên những cánh đồng lau trắng dưới chân núi Sơn Trà sẽ lổn nhổn nhà cửa, như những gì đã và đang xảy ra với khu danh thắng (mà giờ chỉ còn như "hòn non bộ") Ngũ Hành Sơn?
Chợt nhớ có dịp tôi sang thăm đảo Nami - phim trường "Bản tình ca mùa đông" nổi tiếng của Hàn Quốc. Rồi nhìn lại Sơn Trà. Với núi, với biển, với những cánh đồng lau trắng, Sơn Trà đâu thiếu khung cảnh hoành tráng, lãng mạn cho những bộ phim làm say đắm lòng người và tạo thêm sức hút cho thương hiệu du lịch Đà Nẵng. Thiếu chăng, chỉ là một tầm nhìn quy hoạch, quản lý mà thôi!
Bao lâu nữa những mùa bông lau trắng muốt dưới chân núi Sơn Trà sẽ bị xóa sổ? Tôi mường tượng mà không dám tự... trả lời!
Theo infonet.vn
Đập Đồng Cam - báu vật của xứ "hoa vàng trên cỏ xanh" Không chỉ đơn giản là dẫn nước, đập Đồng Cam (huyện Phú Hòa) còn được đánh giá cao về mặt thẩm mỹ, kỹ thuật xây dựng và được xem là báu vật của tỉnh Phú Yên. Đập Đồng Cam là công trình thủy lợi trên sông Ba, do người Pháp xây dựng. Công trình được khởi công vào năm 1924 và đến năm...