Rực rỡ những mẻ cá khô dưới nắng những ngày cận Tết
Như thường lệ, cứ đến cận Tết, làng khô biển Cái Đôi Vàm ( huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau) lại rộn ràng vào vụ sản xuất quan trọng nhất trong năm. Những ngày này, đi đến đâu chúng tôi cũng dễ bắt gặp hình ảnh những mẻ cá khô được phơi dưới nắng, tạo nên một khung cảnh rực rỡ sắc màu với đủ các loại khô.
Theo người dân địa phương, không ai biết chính xác làng cá khô Cái Đôi Vàm được hình thành từ khi nào, chỉ biết rằng làng khô này đã có từ rất lâu và gắn liền với nghề đánh bắt thủy sản của người dân nơi đây.
Ông Tô Trường Sơn – Chủ tịch UBND thị trấn Cái Đôi Vàm, thông tin: “Hiện làng khô này trên có từ 50-70 hộ sản xuất. Để phát triển làng nghề, ngành chức năng có chủ trương cho nạo vét sông Cái Đôi Vàm, tạo điều kiện thuận lợi để ghe đánh bắt dễ dàng lưu thông và giao thương hàng hóa. Bên cạnh đó, huyện còn quy hoạch sân phơi tập trung để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân”.
Cũng theo ông Sơn, làng khô không những tạo ra sản lượng cá khô lớn để cung ứng cho thị trường, mà còn tạo việc làm ổn định cho nhiều lao động nhãn rỗi, với thu nhập trung bình từ 150.000-200.000 đồng/người.
Làng khô biển Cái Đôi Vàm rộn ràng vào vụ Tết. Ảnh: Chúc Ly.
Ông Nguyễn Văn Tùng, chủ vựa khô ở khóm 4, thị trấn Cái Đôi Vàm, cho biết: Thông thường vụ khô Tết chỉ kéo dài từ 1-1,5 tháng. Dịp này sản lượng của cơ sở bán ra tăng gấp 2 lần so với các tháng trong năm. Tết này tôi ước tính tôi sẽ bán khoảng 5-6 tấn cá khô các loại và thu lợi khoảng 40-50 triệu.
Trong khi đó, bà Nguyễn Thị Lanh (chủ vựa khô tại khóm 4, thị trấn Cái Đôi Vàm) cho biết: Thời điểm nay bà thuê từ 5-7 nhân công để chuẩn bị hàng hóa phục vụ cho thị trường tết. Trung bình mỗi nhân công kiếm được từ 150.000-300.000 đồng/ngày, nếu ai làm giỏi sẽ kiếm được nhiều hơn.
Chia sẻ với chúng tôi, chị Phạm Thị Biếu (khóm 4, thị trấn Cái Đôi Vàm), cho hay: “Những lúc vô cá nhiều thì mình mần từ hai giờ khuya cho đến 5 giờ chiều mới về. Tuy vất vả nhưng có tiền ổn định, mỗi ngày thu nhập khoảng 150.000-200.000 đồng; vào dịp tết ai làm giỏi thì kiếm được 300.000-400.000 đồng/ngày cũng không khó. Mỗi tháng cá về từ 2-3 lần cá, mỗi lần làm được từ 3-4 ngày”.
Theo người dân địa phương, cá khô biển có hai loại, khô mặn và khô ngọt. Cá khi mua về sẽ làm và rửa sạch, sau đó đem đi muối khoảng hai ngày, rồi đem cá ra phơi khoảng 2 ngày trong điều kiện đủ nắng. Sau đó, mới đem bán cho bạn hàng. Hiện các cơ sở tại đây có các mặt hàng cá khô như: Cá mối, cá đù, cá ba thú… với giá giao động từ 50.000-100.000 đồng/kg tùy loại.
Một số hình ảnh rực rỡ sắc màu tại làng khô Cái Đôi Vàm:
Video đang HOT
Làng khô biển Cái Đôi Vàm đã trải qua hàng chục năm hình thành và phát triển. Ảnh: Chúc Ly.
Vào vụ Tết, các cơ sở phải tăng lượng nhân công. Ảnh: Chúc Ly.
Nhân công làm việc cho các cơ sở có thu nhập từ 150.000-200.000 đồng/người/ngày, người làm giỏi có thể kiếm 200.000-300.000 đồng/ngày. Ảnh: Chúc Ly.
Nhân công làm việc hết công suất để kịp cung ứng sản phẩm cho thị trường. Ảnh: Chúc Ly
Những mẻ cá khô chỉ vàng được tranh thủ phơi dưới nắng tốt để kịp cung ứng cho thị trường. Ảnh: Chúc Ly.
Cá khô ở Cái Đôi Vàm có giá giao động trung bình từ 50.000-100.000 đồng/kg tùy loại. Ảnh: Chúc Ly.
Cá khô đạt chất lượng phải được phơi trong khoảng 2 ngày đủ nắng. Ảnh: Chúc Ly.
Cá khô khoai là một đặc sản nổi tiếng của làng khô Cái Đôi Vàm. Ảnh: Chúc Ly.
Cá khô ở Cái Đôi Vàm có 2 loại, cá khô mặn và cá khô ngọt. Ảnh: Chúc Ly.
Theo Danviet
Đặc sản Tết: Vào vựa phật thủ khủng nhất miền Bắc, tư thương "cân" cả vườn
Mỗi cây có 50 - 60 quả, cây "đẻ" nhiều lên tới hàng trăm quả khiến những vườn phật thủ của người dân Đắc Sở (Hoài Đức, Hà Nội) cho thu nhập hàng trăm triệu đồng một vụ, nhất là dịp cận Tết Nguyên Đán.
Còn gần 1 tháng nữa mới đến Tết Nguyên Đán, nhưng 90% những vườn phật thủ đều được thương lái mua buôn, giữ chỗ hết. Đa số các nhà buôn đổ tại chợ đầu mối Long Biên để phân phối đi khắp các tỉnh thành trên cả nước.
Phật thủ đến năm thứ hai là cho ra quả và bắt đầu thu hoạch. Người dân Đắc Sở cho biết, giống cây này chỉ có thể trồng 1 lần trên một diện tích đất trong vòng 5 năm. Do đó, sau mỗi lứa phật thủ, người dân phải đi thuê đất ở các huyện kế bên như Đan Phượng, Phúc Thọ để tiếp tục canh tác. Hiện tại, toàn bộ diện tích đất ở Đắc Sở không còn trồng phật thủ nữa.
Phật thủ phát triển tốt nhất ở đất cát. Loại đất này dễ dàng vun xới, thoáng khí, giảm thiểu được sâu bọ làm hại rễ cây. Ảnh: KC
Ông Nguyễn Văn Hùng, chủ vườn phật thủ rộng 3.600m2 cho biết: giống quả này đắt tiền, sai quả, mỗi cây cho từ 50 - 60 quả, thậm chí hàng trăm quả. Tuy nhiên ông Hùng khẳng định, chỉ có người dân Đắc Sở mới dám trồng phật thủ bởi cây này rất khó chăm sóc. Nhện đỏ, nấm trắng là hai loại bệnh dế mắc khó chữa ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cây trồng. Chính vì thế, chỉ có nông dân Đắc Sở trồng phật thủ lâu năm mới đủ kinh nghiệm canh tác giống cây này.
Một quả phật thủ đẹp là trái có nhiều ngón, to, đều. Có quả phật thủ trị giá lên tới 1 - 2 triệu đồng. Những trái thông thường có giá từ 100.000 - 500.000 đồng. Ngoài ra, vẫn có những trái từ 50.000 - 90.000 đồng phù hợp với đủ mọi khách hàng.
Nhà bà Thịnh có hơn một mẫu phật thủ, đây là năm thứ năm cũng là năm cuối cho thu hoạch. Bà cho biết, mặc dù sản lượng ít hơn, chất lượng cũng không được bằng những năm trước nhưng giá phật thủ năm nay cao hơn nên bán buôn cả vườn cho thương lái cũng được 250 triệu.
Phật thủ đã đem lại nguồn thu nhập cao cho nhiều hộ dân ở Đắc Sở. Ảnh: KC
Chị Dung cũng là dân Đắc Sở sang Bãi Tháp (Đan Phượng) thuê đất trồng phật thủ cho biết: Đây là năm đầu vườn phật thủ có diện tích 1 mẫu của chị cho thu hoạch, cây xanh, trái nhiều, đều và đẹp. Nhiều quả trị giá 500.000 đồng.
Phật thủ ra quả quanh năm, nhiều nhất là vụ cận Tết, tỷ lệ đậu từ 70 - 80%. Người dân phải tỉa bớt để cây sinh trưởng và phát triển tốt
Để đảm bảo có thu nhập hàng năm, người dân Đắc Sở phải tìm thuê vựa đất mới để trồng trước khi vườn cũ kết thúc chu kỳ 5 năm. Ông Hùng cho biết, giá thuê đất ở đây khoảng 2 triệu/năm/sào Bắc Bộ. Giống cây có thể tự chiết để nhân bản hoặc mua cây con đẹp với giá 50.000 đồng/cây. Khi phật thủ trồng được 5 tháng, người dân bắt đầu mua cọc tre làm giàn. Tổng kinh phí từ khi mua giống, thuê nhân công đến thuốc cho cây cho tới khi thu hoạch là 200 triệu/mẫu.
Gia đình ông Hùng thu nhập hàng trăm triệu mỗi năm từ phật thủ. Ảnh: KC
Phật thủ Đắc Sở có giá trị kinh tế cao, bắt đầu từ năm 2016, những trái phật thủ đầu tiên đã có mặt tại thị trường Singapore. Ngoài ý nghĩa thờ cúng linh thiêng, quả phật thủ còn được điều chế làm các loại thuốc chữa ho, ngâm rượu hay mứt Tết...
Nhiều năm trở lại đây, người chơi cây cảnh còn ghép được quả phật thủ lên trên thân bưởi để chơi Tết. Mỗi cây phật thủ ghép có thể chơi được 4 - 5 tháng đáp ứng sở thích trưng Tết độc - lạ của nhiều đại gia.
Theo Danviet
Ảnh: Chợ phiên Sìn Hồ có bạc trắng, thịt chuột khô, chơi trò bắt vịt Chỉ còn gần tháng nữa là đến Tết nguyên đán 2019, người dân vùng cao gùi trên lưng các sản vật núi rừng cùng các mặt hàng nông sản đến chợ phiên xã Phìn Hồ (huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu) buôn bán và trao đổi hàng hóa, tạo nên 1 bầu không khí sôi động nơi rẻo cao. Xã Sìn Hồ, huyện...