Rực rỡ hoa ban giữa lòng Hà Nội
Có lẽ tháng 3 hàng năm là “mùa hoa” đẹp nhất ở Hà Nội
Tháng 3, trên các con phố Hà Nội trắng xóa màu hoa sưa, lộc vừng rải lá vàng, con đường làng ngoại thành ngợp màu đỏ hoa gạo hay sắc trắng tinh khôi của hoa bưởi… Góp thêm vào bức tranh rực rỡ đó là sắc màu của một loài hoa quen thuộc miền Tây Bắc – hoa ban.
Vào cuối tháng 3, đầu tháng 4, hoa ban nở rộ trên khắp phố phường Hà Nội. Nơi tập trung nhiều cây hoa ban đẹp nhất là khu vực Bắc Sơn – Hoàng Diệu, ngoài ra còn có đường Thanh Niên, Nghĩa Tân,…
Hoa ban soi bóng tượng đài chiến công …
… hay nổi bật trên nền những ngôi nhà cổ kính
Ban thường có năm cánh, nhị hoa có vị ngọt nên mới có tên “ban” (hoa ngọt – tiếng Thái). Ngoài vẻ đẹp dịu dàng, hoa ban cùng với lá có thể được chế biến thành những món ăn độc đáo như: xôi, xào, nấu canh, làm nộm, đồ lên chấm với dấm ớt măng chua…
Video đang HOT
Nhưng cũng có vài cây nở hoa trắng tinh khôi
Hoa ban nở nhanh nhưng cũng tàn nhanh, lẫn trong những chiếc lá đã vàng úa vẫn có những nụ hoa đang chớm nở.
Ngày cuối tuần, hàng ban bên cạnh vườn Hồng đối diện Lăng Bác tràn ngập sắc tím của hoa và đông đúc những người đến thưởng hoa
Những “tay máy” cả nghiệp dư và chuyên nghiệp đều bị thu hút bởi sắc hoa.
Đôi bạn trẻ chụp ảnh cưới trong mùa hoa
Bé gái nhí nhảnh nhờ mẹ chụp ảnh dưới bóng hoa
Theo giadinh.net.vn
Kỳ thú chơi ngược (2): Chơi chim kiểu độc nhất vô nhị
Thú vui chơi chim giờ không còn định ở lứa tuổi nào, vùng miền nào mà nó ùa vào mọi giới già, trẻ, gái, trai, miền xuôi, miền ngược.
"Chim vào lồng biết thuở nào ra"
Trước đây, ở những phiên chợ nơi cửa rừng họa hoằn mới có một người xách lồng chim ra ven đường bán thì bây giờ hoàn toàn khác. Bất cứ nơi nào có đường cái đi qua, hay điểm xe khách hay dừng đỗ có thể dễ dàng bắt gặp những người bán chim. Vùng cao Mường Khương, Lào Cai xưa kia chỉ đơn thuần là phiên chợ nông sản của bà con dân tộc trao đổi hàng hóa tiêu dùng, mấy năm gần đây có góc riêng để người họp chuyên bán mua chim rừng.
Góc chợ chim nơi cửa rừng Mường Khương, Lào Cai
Ban đầu họa mi là loại chim duy nhất được bán thì giờ có đủ loại: từ chim chích cho đến bìm bịp, cu gáy... Những tiếng chim thánh thót nhớ rừng hót lên ở một góc chợ miền núi vừa là nét riêng, lại vừa là lời cầu xin oán trách của những chú chim đã bị vào lồng để thỏa chí đam mê cho nét chơi sinh vật thánh thót.
Câu chuyện về việc chơi chim ở miền ngược này cũng có nhiều điều khác lạ với miền xuôi đô thị. Ở miền xuôi có người bỏ tiền vài chục triệu thậm chí cả trăm triệu đồng ra mua một chú chim vành khuyên nho nhỏ về chơi, chăm sóc, nghe tiếng hót thì ở miền núi lại có người chơi không muốn chăm sóc mà vẫn muốn nghe chim hót. Để làm việc này, một gia đình ở xã Cao Sơn, huyện Mường Khương đã nhốt những chú chim non chưa kịp chuyền cành vào chiếc lồng nhỏ để mặc cho cặp chim trống mái tự kiếm mồi nuôi cho đến khi lớn biết hót và mãi mãi bị người chơi nhốt đàn chim như vậy để chúng không thể bay được đi đâu nữa.
Giờ phiên chợ Mường Khương bán đủ thứ chim
Khi được hỏi sao lại làm thế thì chủ nhân nói rằng, như thế không cần chăm sóc gì cả mà vẫn được nghe cả bầy hót suốt ngày. Bởi theo quy luật tự nhiên, cũng như "tình mẫu tử" của sinh vật bé bỏng này thì chim trống mái sẽ kiếm mồi nuôi đến khi thấy con mình chuyền cành và biết kiếm mồi mới thôi. Trong trường hợp này thì chúng sẽ mãi mãi không bao giờ có cơ hội chuyền cành, và như thế chim trống mái sẽ nuôi con mình mài mãi.
Theo tìm hiểu, hộ gia đình này ở miền xuôi Thái Bình lên làm ăn kinh tế ở trên Cao Sơn, Mường Khương, Lào Cai. Và từ "ý tưởng" của người miền xuôi đi khai phá vùng kinh tế mang lên, từ bận rộn bờ bãi nương rẫy không muốn chăm nuôi chim mà vẫn được nghe tiếng hót theo ý muốn, họ đã làm như vậy. Thương thay cho những con chim nhỏ, từ một người chơi lạ kỳ đã được nhiều người dân bản địa "học được" rất nhanh và nhân rộng thành phong trào ở góc núi. Giờ ở Mường Khương đến mùa chim sinh nở đã xuất hiện nhiều cách chơi chim như thế...
Một mẻ ụp bẫy có thể "hót" được cả đàn chim hàng chục con
Những tiếng chim nhớ rừng
Người không đam mê nhìn chú chim vành khuyên nhỏ xíu cũng chỉ cảm nhận thấy vẻ xinh xinh đáng yêu, chứ mấy ai nghĩ sinh vật nhỏ nhắn ấy lại có giá cao ngoài sức tưởng tượng như vậy.
"Có con vành khuyên được trả tới cả trăm triệu mà chưa chắc đã mua được của chủ nhân. Có con cũng chỉ vài trăm nghìn, thậm chí vài chục nghìn là cùng"- khi hỏi về giá của con chim vành khuyên đang nhảy nhót trong lồng của anh Nguyễn Vinh Nhật ở Nghĩa Tân, treo ở trước cửa quán cà phê trên phố Tô Hiệu, Nghĩa Tân, Hà Nội thì anh thủng thẳng nói như thế chứ anh cũng không khẳng định con chim đang nhốt trong lồng là chim đắt giá. Bởi theo lý giải của anh Nhật, giá nó cao hay thấp thì cũng không bán bởi người có nó đã thích và dồn công chăm sóc như chăm vợ đẻ rồi thì đâu có còn là chuyện bán mua nữa. Chuyện mua bán chỉ có ở giới kinh doanh chứ đã vào tay người chơi đam mê rồi thì chẳng mấy ai nghĩ đến chuyện "tỷ giá".
Người đam mê thì thường nâng niu, chăm bẵm cho thú chơi hoàn hảo hơn
Ở Hà Nội, trong mấy năm gần đây đã xuất hiện nhiều "câu lạc bộ" chơi chim khuyên, chích chòe, chào mào, cùng thú chơi ấy cũng đã xuất hiện những nhóm thanh niên trẻ thường tụ họp vào ngày cuối tuần mang theo chim để cùng nghe tiếng hót. Cũng có người đã mất nhiều tiền, thậm chí đánh đổi cả tài sản lớn như ô tô, xe máy chỉ để sắm một chú chim vành khuyên nho nhỏ treo trong nhà và mang theo mỗi khi đi hội tụ vào ngày nghỉ.
Chợ chim trên đường Hoàng Hoa Thám, Hà Nội- nơi hội tụ của chim rừng
Trong lòng thành phố ồn ào, những cảnh chơi, thú chơi như thế cũng tạo nên được nét riêng, một phong thái tĩnh tại để làm giảm stress những phút căng thẳng trong nhịp sống hối hả. Song, bao giờ cũng vậy, tính 2 mặt của nó cũng không phải là không có bởi từ góc nhìn nhận hay cách thức của một ai đó chơi theo phong trào, hoặc của người săn tìm để mang đến sự lựa chọn cho thú chơi.
Đó là thời gian gần đây, xuất phát từ nhu cầu thú chơi chim khuyên, chào mào, chích chòe... thì người cung cấp đã ụp những mẻ lưới bẫy tận diệt để mang về thành phố bán. Nhiều loại chim được bán đồng nghĩa với việc ở trên rừng người bẫy tìm cách bắt tất cả những con chim đang thánh thót làm nên phần hồn của đại ngàn thiên nhiên. Chim trời, cá nước...chẳng ai trách người đam mê, song để thỏa chí mà vẫn hài hòa giữa con người và thiên nhiên thì quả là đỉnh cao của nghề chơi sinh vật cảnh.
Theo ANTD
Về miền Tây Bắc nghe chuyện tình hoa ban Độc giả Giang Vương chia sẻ những cảm xúc và hình ảnh tuyệt đẹp trong một chuyến đi tới miền Tây Bắc rộng lớn. Tư Ha Nôi, ngươc Quôc lô 6, ban chi mât hơn hai giơ đông hô chay xe la đa co măt ơ Hoa Binh. Vươt qua con dôc Cun, đâu đo trên sươn nui, ven đương đa thây xuât...