Rục rịch dồn quân tới gần Nga, NATO sắp trả lời “tối hậu thư” từ Moscow
NATO cho biết vẫn cân nhắc phương án giải quyết căng thẳng với Nga thông qua ngoại giao và sẽ gửi cho Moscow các đề xuất sau khi Nga phát đi “tối hậu thư” với khối liên minh quân sự này.
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg (Ảnh: Reuters).
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg ngày 25/1 cho biết, khối liên minh sẽ gửi các đề xuất bằng văn bản tới Kremlin vào cuối tuần này để cố gắng tìm ra cách tháo gỡ căng thẳng với Nga leo thang dồn dập suốt thời gian qua.
“Chúng tôi sẽ nói rằng chúng tôi sẵn sàng ngồi xuống và đàm phán về kiểm soát, giải trừ vũ khí, minh bạch về các hoạt động quân sự, các cơ chế hạn chế rủi ro và các vấn đề khác liên quan tới an ninh châu Âu. Và chúng tôi sẽ ngồi lại để lắng nghe quan ngại từ Nga”, ông Stoltenberg cho biết.
Từ giữa tháng trước, Bộ Ngoại giao Nga đã công bố dự thảo thỏa thuận với Mỹ về các cam kết an ninh và một dự thảo khác về các biện pháp nhằm đảm bảo an ninh cho Nga và các thành viên NATO. Theo đó, trong số các đề xuất an ninh mà Nga đưa ra có: Không mở rộng liên minh về phía Đông, không triển khai quân đội hoặc vũ khí tới các nước gia nhập khối sau năm 1997, hạn chế triển khai tên lửa tầm ngắn và tầm trung, chia sẻ thông tin nhiều hơn về các cuộc tập trận quân sự.
Video đang HOT
Tuần trước, Nga cho rằng, phương Tây cần phải chấp nhận các đề xuất của họ hoặc tìm cách để đảm bảo an ninh của Moscow và cảnh báo thời gian cho các bên sắp hết.
Bình luận của ông Stoltenberg được đưa ra một ngày sau khi NATO thông báo một số nước thành viên của họ đang đặt lực lượng ở chế độ sẵn sàng triển khai và bắt đầu điều tàu và tiêm kích tới Đông Âu. NATO thông báo, Đan Mạch cử một tàu hộ vệ đến Biển Baltic và 4 máy bay chiến đấu F-16 đến Lithuania; Hà Lan triển khai 2 tiêm kích F-35 đến Bulgaria; Pháp bày tỏ sẵn sàng đưa quân đến Romania; và Mỹ đang cân nhắc tăng cường hiện diện quân sự ở Đông Âu.
Động thái này được thực hiện do những lo ngại về việc Nga đưa quân tới gần Ukraine và có thể động binh với nước láng giềng. Nga đã bác bỏ những cáo buộc từ NATO và bày tỏ lo ngại cho an ninh sườn phía tây của họ trước các động thái điều quân của NATO.
Ông Stoltenberg nói rằng, “vẫn còn lối thoát thông qua ngoại giao” cho khủng hoảng an ninh Nga-Ukraine, nhưng “điều đó yêu cầu Nga phải hạ nhiệt căng thẳng và sẵn sàng tham gia một cách thiện chí vào các cuộc đàm phán chính trị với NATO và các đồng minh NATO”.
Mỹ "mở đường mới" để chuyển vũ khí cho Ukraine
Quốc hội Mỹ đã phê chuẩn giấy phép xuất khẩu vũ khí cho Estonia, Latvia và Lithuania, động thái sẽ mở đường cho phép các quốc gia này chuyển giao vũ khí có xuất xứ từ Mỹ cho Ukraine.
Binh sĩ Ukraine với tên lửa chống hạm Javelin do Mỹ sản xuất (Ảnh: Reuters).
CNN ngày 20/1 dẫn lời một quan chức Nhà Trắng, một quan chức Bộ Ngoại giao và một phụ tá Quốc hội xác nhận thông tin trên.
Động thái này diễn ra trong bối cảnh chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden cảnh báo Nga có thể "động binh" với Ukraine, dù Moscow liên tục bác bỏ, và Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cảnh báo rằng Điện Kremlin có kế hoạch điều thêm binh sĩ đến khu vực ngay gần biên giới Ukraine.
Theo giới quan sát, việc Quốc hội Mỹ thông qua việc cấp phép vũ khí là tín hiệu cho thấy Washington đang muốn gây áp lực mạnh hơn nữa và cảnh báo Moscow sẽ phải trả giá đắt nếu tấn công Ukraine.
Trong một tuyên bố về động thái này, Bộ Ngoại giao Mỹ viện dẫn "sự phối hợp chặt chẽ với các nước châu Âu và Ukraine". "Các đồng minh châu Âu đã có những gì họ cần để có thể hỗ trợ an ninh cho Ukraine trong những ngày và tuần tới", một người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ cho hay.
Theo người phát ngôn trên, Mỹ đã liên hệ chặt chẽ với các đối tác Ukraine và các đồng minh trong khối NATO về vấn đề này, cũng như sử dụng tất cả các công cụ hợp tác an ninh bao gồm xúc tiến việc chuyển giao ủy quyền thiết bị xuất xứ Mỹ từ các đồng minh và đối tác khác thông qua quy trình chuyển giao bên thứ ba.
Hiện chưa rõ khi nào vũ khí Mỹ sẽ được chuyển giao đến Ukraine.
Đầu tuần này, Ngoại trưởng Mỹ Blinken đã đến thăm Ukraine, nơi các quan chức nước chủ nhà đã cảm ơn về sự hỗ trợ an ninh của Washington.
Vào cuối tháng 12/2021, chính quyền ông Biden cũng đã thông qua khoản hỗ trợ an ninh bổ sung 200 triệu USD cho Ukraine, cho phép vận chuyển các thiết bị phòng thủ bao gồm vũ khí nhỏ và đạn dược đến cho Kiev.
Nhưng sau khi nhiều cuộc họp giữa Mỹ, NATO, các quan chức châu Âu và quan chức Nga kết thúc vào tuần trước mà không có bất kỳ đột phá đáng kể nào, Nhà Trắng bắt đầu cân nhắc hỗ trợ quân sự nhiều hơn cho Kiev, trong bối cảnh lo ngại nguy cơ bùng nổ chiến tranh.
Tuy nhiên, Tổng thống Biden đã loại trừ việc điều lực lượng quân đội đến Ukraine nếu Nga hành động quân sự với nước này.
NATO đề xuất tiếp tục đàm phán với Nga Theo phóng viên TTXVN tại Đức, Tổng Thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Jens Stoltenberg đã mời Nga và các nước thành viên NATO tham gia vòng đàm phán tiếp theo sau vòng đàm phán đầu tiên được tổ chức hồi tuần trước ở Brussels (Bỉ). Từ trái sang: Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Wendy Sherman, Tổng thư...