Rửa xe máy quá thường xuyên có hại không?
Việc vệ sinh xe máy bao lâu một lần còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố, đơn cử như thời tiết, điều kiện đường sá và thời gian sử dụng.
Càng dành nhiều thời gian trên đường, xe của bạn sẽ càng bám nhiều bụi bẩn. Do đó, sau mỗi chuyến đi dài, bạn nên vệ sinh xe (đảm bảo động cơ đã nguội bớt) để loại bỏ bớt các vết bẩn, bùn đất bám trên xe.
Trong trường hợp ít di chuyển, bạn vẫn nên rửa xe 2 tuần một lần hoặc sau 5-6 lần lái xe. Để đảm bảo nước sơn không bị phai màu, người dùng nên sử dụng các dung dịch vệ sinh chuyên dụng (không nên xài bột giặt, nước rửa chén…), 2 chiếc khăn mềm để vệ sinh xe từ trong ra ngoài. Nếu biết cách bảo dưỡng, xe của bạn sẽ luôn hoạt động trong tình trạng tốt và trông như mới.
Thời tiết cũng quyết định tần suất bạn nên rửa xe máy. Sau mỗi lần đi mưa, bạn nên sử dụng vòi nước để xịt toàn bộ xe, đặc biệt chú ý đến phần vỏ xe và má phanh. Nếu cát lọt vào bên trong, chúng sẽ làm xước phần đĩa và tạo ra tiếng kêu kít kít khó chịu.
Thường xuyên làm sạch phần má phanh để tránh cát lọt vào. Ảnh: TIỂU MINH
Dành thời gian để làm sạch xe máy sẽ giúp xe trông đẹp hơn, tuy nhiên, có nhiều chi tiết ở bên trong bạn cần phải đem đến các dịch vụ chăm sóc chuyên nghiệp.
Video đang HOT
Vệ sinh nhông sên dĩa là một trong những yếu tố rất thường bị bỏ qua khi rửa xe ở tiệm. Theo thời gian, bụi bẩn, sình lầy và đất cát sẽ bám vào sợi sên, khiến chúng bị khô và không còn độ bôi trơn, việc này sẽ ảnh hưởng đến hiệu suất của xe, khiến xe sang số không được mượt mà, dễ bị chết mắt sên.
Vệ sinh sên là một trong những phần rất dễ bị bỏ qua. Ảnh: TIỂU MINH
Do đó, khi muốn rửa toàn bộ xe và vệ sinh sên, bạn nên kiếm những cửa hàng vệ sinh xe chuyên nghiệp, hoặc tự rửa tại nhà bằng các dung dịch chuyên dụng.
Vệ sinh xe máy quá thường xuyên có hại không?
Làm sạch xe máy một hoặc hai lần một tháng sẽ không làm hỏng lớp sơn cũng như làm rỉ sét các chi tiết, điều quan trọng là bạn phải sử dụng các sản phẩm chuyên dụng.
Nếu sử dụng máy xịt áp lực, bạn hãy sử dụng lực vừa phải, tránh xịt trực tiếp vào phần công tắc và những chỗ tiếp điện. Để đảm bảo an toàn, bạn chỉ nên sử dụng vòi xịt thông thường, 2 chiếc khăn lau mềm và dung dịch vệ sinh chuyên dụng. Xét cho cùng, xe máy tương đối nhỏ nên việc vệ sinh cũng sẽ không mất nhiều thời gian.
Vệ sinh kĩ càng và vừa đủ sẽ đảm bảo hiệu suất của xe và giảm chi phí bảo trì. Ảnh: TIỂU MINH
Xe máy nếu không được vệ sinh thường xuyên sẽ bị rỉ sét nhanh hơn. Điều này có thể dẫn đến chi phí bảo trì cao hơn và chi phí bổ sung để mua các bộ phận thay thế.
Đi làm sau Tết, chủ xe máy cần làm ngay điều này
Các chủ xe cần lưu ý một số kinh nghiệm dưới đây để khởi động xe máy sau thời gian dài không sử dụng.
Sau thời gian dài nghỉ Tết, nhiều người dân bắt đầu quay lại các thành phố lớn để làm việc trở lại. Theo đó, việc không sử dụng xe máy trong một khoảng thời gian dài và thiếu đi các biện pháp chăm sóc xe đúng cách có thể khiến chiếc xe bị hỏng hoặc hoạt động không ổn định.
Do đó, các chủ xe cần lưu ý một số kinh nghiệm dưới đây để khởi động xe máy sau thời gian dài không sử dụng.
Khởi động xe
Để xe máy không sử dụng một thời gian, nhiều người có thói quen ngắt kết nối thiết bị với bình điện để hạn chế tình trạng hết điện bình ắc-quy. Thông thường khi xe không sử dụng, lượng điện trong bình ắc-quy cũng sẽ tự động giảm dần. Tốc độ giảm điện của bình ắc-quy tỷ lệ thuận với tuổi thọ bình.
Trường hợp không khởi động được xe, các chủ xe nên kiểm tra bình ắc-quy xe. Ảnh: TN
Những xe để lâu ngày không thể khởi động được thường là do xăng lắng đọng trong kim phun hoặc chế hòa khí, buồng đốt động cơ không có đủ không khí, bơm xăng bị hụt, hết ắc-quy... Thường thì bộ chế hòa khí chiếm đến 80% nguyên nhân gây ra hiện tượng này và chủ yếu là ở các loại xe sử dụng bộ chế hòa khí cũ. Đối với các dòng xe đời mới sử dụng bộ phun xăng điện tử thì ít bị tình trạng này hơn.
Đối với trường hợp bình ắc-quy cạn điện và xe không thể đề nổ, có thể khởi động xe bằng cách đạp nổ đối với xe được trang bị cần đạp hoặc đẩy nổ đối với xe số. Trường hợp xe tay ga không có cần đạp bị hết bình, cách duy nhất để khởi động xe là sạc lại bình ắc-quy.
Nếu chủ xe không thể tự khởi động tại nhà thì có thể mang bình đến các cửa hàng sửa xe để sạc với chi phí khoảng 50.000 đồng/lần. Hoặc thậm chí để bình ắc-quy quá lâu thì có thể thay thế bình mới với chi phí từ 500.000 đồng.
Vệ sinh sạch sẽ
Trước khi để xe nằm "kho", nhiều chủ xe đã không kịp làm sạch xe, vệ sịnh bụi cát cho xe. Do đó, các chủ xe cần vệ sinh sạch sẽ trước khi bắt đầu sử dụng nó cho ngày làm việc đầu năm. Việc rửa xe có thể tự làm tại nhà nếu có đủ không gian và dụng cụ, chủ xe cần vệ sinh kỹ các vị trí như hốc bánh, bên dưới động cơ cũng như bên trong hộc chứa đồ. Cần lựa chọn dung dịch rửa xe hợp lý, không nên dùng các loại có tính tẩy quá cao vì có thể gây tổn hại bề mặt sơn.
Nhiều người dân về quê bằng tàu hoả, máy bay nên để xe tại các hầm xe. Ảnh: TN
Giải pháp tốt nhất là chủ xe ra tiệm rửa với chi phí chỉ khoảng 30.000-45.000 đồng, để đảm bảo sạch sẽ, vừa tiện lợi.
Sau khi rửa, chủ phương tiện cần lau xe khô ráo, hạn chế được tình trạng ăn mòn, gỉ sét về lâu dài.
Kiểm tra lốp và các loại dầu, nhớt
Trong quá trình để xe không sử dụng một thời gian, có thể nhiều chủ xe cũng không quan tâm đến lượng dầu, nhớt hay nước mát, áp suất lốp xe. Do đó, chủ xe nên đưa xe của mình đến các trung tâm chăm sóc xe để kiểm tra, bổ sung các dung dịch và thay thế nếu cần thiết.
Về quê nghỉ Tết, xe máy không sử dụng bảo quản như thế nào? Không sử dụng xe máy trong thời gian dài có thể khiến cho phương tiện gặp các vấn đề như không thể khởi động hay mềm lốp. Người dân có quê cách xa nơi làm việc, sinh sống thường lựa chọn phương tiện công cộng như máy bay, tàu hỏa để di chuyển về nhà dịp Tết, điều này đồng nghĩa với việc...