Rùa vàng ở Hà Tĩnh: Có quý hiếm tới trăm triệu/con?
Noi vê rua vang vưa băt đươc ơ Ha Tinh, PGS Ha Đinh Đưc khuyên: “Người dân đừng quá ảo tưởng về giá trị loài rùa này. Nó không có giá cao đến mức ấy”…
Mấy ngày gần đây, dư luận đang xôn xao việc một người dân tại Hà Tĩnh bắt được rùa vàng có trị giá hàng trăm triệu đồng, vị trí người dân bắt được rùa vàng cách không xa ngôi đền cổ.
Trước những thông tin trên, PV báo Người Đưa Tin đã có cuộc trao đổi với Phó giáo sư – Tiến sĩ Hà Đình Đức, chuyên gia có nhiều năm nghiên cứu về Rùa đê tim hiêu thưc hư gia tri cua rua vang ma ngươi dân đôn thôi.
Chia se thông tin vê loai rua ma ngươi dân Ha Tinh vưa băt đươc, nha “Rua hoc” cho biêt: “Đây là loài Rùa núi viền. Tên khoa học là Manouria impressa; thuộc Họ Rùa cạn Testudinidae Trong Sách Đỏ Việt Nam 1992; 2000 và 2007 được xếp vào mục V. Có nguy cơ tuyệt chủng.
Loài này sống ở trên núi, chúng quý hiếm ở mức độ tương đối, đang có nguy cơ tuyệt chủng. Thức ăn của chúng là côn trùng như giun, ếch, nhái”.
Rùa vàng được người dân đổ xô đi xem.
Theo tìm hiểu của PV, nhiều người đồn thổi về rùa vàng mang nấu cao có công dụng chữa được bách bệnh, đặc biệt chữa ung thư và chữa bệnh tim. Thậm chí, dư luận còn xôn xao chuyện thương lái trả giá 1kg rùa vàng khoảng 100-200 triệu đồng(!?).
Nói về sự đắt đỏ của các loại rùa và cao rùa hiện nay, Phó giáo sư cho biết: “Khi nghe chuyện này tôi phải bật cười. Tác dụng chữa ung thư và chữa bệnh tim của rùa vàng chỉ là lời đồn thổi vô trách nhiệm, không có cơ sở khoa học nào cả. Nhiều người tin vào công năng của rùa vàng lại bị “qua mặt”, mua nhầm rùa sa nhân vì rất giống rùa vàng nhưng giá thực ra chỉ khoảng 100-200 ngàn đồng/kg”.
Cao rùa chữa được ung thư: “Thông tin nhảm nhí”
Chia sẻ thêm về giống rùa quý, vị Phó giáo sự cho biết: “Rùa sống ở núi có nhiều loại (sơn quy). Loại đặc biệt quý là rùa vàng nhỏ bằng bàn tay, yếm ở giữa có hình chữ vương chéo, mỏng, soi thấy phía trong vàng đậm thường gọi là Kim quy hay Kim tiền quy.
Loại rùa to hơn, yếm màu vàng nhạt, dày là hạng vừa. Song cũng sơn quy nhưng yếm to, màu đen, không dùng làm thuốc. Loại rùa sống ở nước (thủy quy) thường có yếm hoa, dày không dùng làm thuốc. Nói chung dùng yếm rùa làm cao thì phải chọn thứ yếm mỏng còn màng bọc bên ngoài, các miếng yếm còn dính vào nhau là tốt, còn loại yếm vụn nát, đen, mất màng hoặc lẫn lộn thứ yếm rùa khác là xấu”.
Video đang HOT
Phó giáo sư – Tiến sĩ Hà Đình Đức, chuyên gia có nhiều năm nghiên cứu về Rùa trao đổi với PV.
Cao rùa nấu đúng phương pháp, sử dụng đúng cách được coi như một vị thuốc, song coi cao rùa vàng như “thần dược” chữa ung thư, vị chuyên gia phản bác: “Đó là chuyện nhảm nhí. Nếu cao rùa vàng mà chữa được ung thư thì thế giới cũng phải tặng thưởng giải Nobel cho người nấu cao. Ung thư có hơn 500 nguyên nhân, để chữa ung thư chỉ có thể dùng xạ trị, phẫu thuật… Thế nhưng người dân lại mộng mị tin theo những tin đồn. Vì tin đồn này khiến cho loài rùa bị săn lùng và chết một cách oan uổng”.
Trước đó, khoảng 13h ngày 10/01, trong lúc câu cá, anh Trần Văn Trung (SN 1985), trú tại xóm 5, xã Xuân Phổ, huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) bất ngờ phát hiện một con rùa có màu vàng đang nằm cạnh bờ đê. Nghĩ đây là rùa quý hiếm nên anh bắt mang về nhà mình. Con rùa nặng 3,1kg, toàn thân màu vàng rất đẹp mắt. Vị trí bắt anh bắt được rùa vàng cách một ngôi đền cổ khoảng 50m.
Cù Hiền
Theo_Người Đưa Tin
Bắt được cặp rùa vàng 800 triệu ở Huế
Bây giờ ở A Lưới, những chiếc bẫy rùa dưới khe suối ít đi, nhưng ở đâu đó vẫn có chuyện vô tình nhìn thấy và bắt được rùa vàng.
"Vận may" dưới khe suối
Suối A Lin nằm sâu dưới ngọn núi, uốn lượn giữa đại ngàn Trường Sơn tạo nên bức tranh tuyệt đẹp.
Đây không chỉ là địa điểm hoang sơ thu hút khá nhiều lữ khách mà từ lâu là nơi mưu sinh của người dân A Lưới. Và cũng chính ở con suối này, đằng sau mẻ cá, ốc của dân bản là những lần họ thấy được rùa vàng.
Ảnh minh họa.
Lúc chưa đặt vấn đề về câu chuyện rùa vàng mà chỉ tỏ ý muốn khám phá con suối, chàng thanh niên trẻ N.H.L (xã Hồng Trung) chẳng ngần ngại băng rừng dẫn đến chân suối.
Nhưng khi ngỏ ý về chuyện bắt rùa vàng ở đây thì L ngập ngừng kể: "Ở khe suối này, ngoài việc soi ếch, bắt cá, chỗ này trước đây có nhiều người hay đến tìm rùa vàng, thậm chí còn đặt bẫy. Hiện nay, rùa vàng rất hiếm, khó tìm thấy nên ít người đặt bẫy như trước".
Chính L cũng thừa nhận nhiều lần đến nơi đây để thử tìm nhưng vận may chưa một lần mỉm cười với anh.
Trò chuyện với người dân thôn bản xung quanh con rùa vàng, chúng tôi thuyết phục được anh L.T.H dẫn đến gặp anh H.V.M (xã Hồng Trung), người từng vô tình tìm thấy rùa vàng trong năm nay.
Khe suối A Lin, nơi người dân vô tình tìm thấy rùa vàng
Anh M tỏ vẻ cảnh giác trước những câu hỏi của chúng tôi nhưng khi nghe tôi bảo: "Chuyện bắt rùa vàng ở A Lưới thì ai cũng biết và đây là động vật cấm săn bắt ai cũng rõ", lúc đó, anh M mới chia sẻ:
"Vào khoảng tháng 3, trong một đêm đi soi ếch cùng những người bạn, tui vô tình thấy và bắt được 2 con rùa vàng.
Mang về xác minh rồi bán cho thương lái với giá 800 triệu đồng. Chia nhau mỗi người được 400 triệu đồng. Tụi tui không chủ định đi bắt mà chỉ tình cờ nhìn thấy rồi bắt được".
Không phải ai cũng may mắn thấy được rùa vàng như anh H.V.M. Chỉ những người vô tình, gặp vận may mới nhìn thấy được rùa. "Đặt bẫy mà trời không cho cũng chịu.
Đó như "món quà" của tự nhiên nên trời cho ai thì người đó mới thấy được", anh M nói.
Cuộc sống đổi thay
Căn nhà tuềnh toàng của anh H.V.M nằm lọt thỏm giữa cánh đồng, muốn vào nhà phải đi qua con đường nhỏ sụt lún đầy bùn.
Trong căn nhà, ngoài vợ con M còn có người mẹ già mắc bệnh nặng. Bắt được rùa cũng là lúc cuộc sống của gia đình anh như bước sang trang mới. Anh M cho biết: "Vợ chồng có 4 sào ruộng nhưng chỉ trồng được một vụ với năng suất hơn 2 tạ.
Bố đã mất, mẹ mắc bệnh nặng, không có tiền đi bệnh viện. Từ khi tìm được rùa bán được 400 triệu đồng thì lúc đó cuộc sống bớt khổ hơn. Có tiền, tui mua được một miếng đất mới ở chỗ khác để xây nhà và có tiền thuốc thang cho mẹ".
Như anh M, đầu năm nay, anh H.C.L (xã Hồng Trung) cũng được "trời cho" khi 2 lần tìm thấy rùa vàng.
Bán rùa được hơn 500 triệu đồng, vợ chồng anh bàn bạc với nhau giúp đỡ bà con nội ngoại một phần của số tiền. Phần còn lại, anh chị sắm sửa những vật dụng trong gia đình và nuôi con ăn học.
"Trước đây, gia đình gặp khó khăn về kinh tế. Vợ chồng hầu như không có chi hết, chỉ sống với 2 sào ruộng kết hợp vài con gà.
Đầu năm vừa rồi, được "trời cho" tìm thấy rùa vàng, gia đình đỡ lo lắng về tài chính. Sau đó, vợ chồng đồng thuận với nhau cho tất cả anh em nội ngoại 100 triệu đồng, mua xe máy 40 triệu và mua xe đạp điện cho con hết 8 triệu.
Số còn lại gửi ngân hàng để sau này thực hiện dự định sửa lại nhà và mở một cửa hàng nhỏ để kinh doanh", anh L chia sẻ.
Theo lời kể của những người dân ở A Lưới, thời điểm săn rùa vàng nở rộ cũng là lúc có những gia đình nảy sinh mâu thuẩn, nghi kỵ lẫn nhau.
Lý do mà họ đưa ra là bởi giá trị quá cao của loài động vật này nên sau khi bắt được rùa đem bán cho lái buôn, các thành viên trong gia đình không tin tưởng mức giá của người thân mang đi bán dẫn đến bất hòa.
Nhưng nay, những câu chuyện đó đã được đẩy lùi vào dĩ vãng.
"Bây giờ còn chuyện người dân đổ xô đi tìm rùa vàng nữa không?". Một người dân ở A Lưới chắc nịch: "Rùa vàng có nữa mô mà đi tìm. Tụi tui cũng được tuyên truyền đây là loài vật quý hiếm nên không ai đi "săn" nữa".
Ông Lê Nhân Đức, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm A Lưới cho biết: "Rùa vàng là loài động vật quý hiếm thuộc nhóm IB, nguy hiểm cần được bảo tồn nên cấm săn bắt, buôn bán dưới mọi hình thức.
Hàng năm, thông qua chính quyền địa phương, người dân, các chủ quán, nhà hàng trên địa bàn đều ký cam kết bảo vệ, không săn bắt, tiêu thụ động vật trái phép, vi phạm các quy định về bảo vệ rừng.
Theo Báo Thừa Thiên Huế
Rùa biển 62kg mắc lưới ngư dân Bạc Liêu là loài rùa nào? Trong lúc đánh bắt hải sản ngoài khơi cảng cá Gành Hào (Bạc Liêu), tàu cá của một ngư dân đã bắt được con rùa biển quý hiếm nặng 62kg. Chiều cùng ngày, ông Hồ Văn Điều đã bàn giao rùa cho ngành Nông nghiệp huyện Đông Hải Chiều ngày 20/4, theo tin tức tin từ Phòng Nông nghiệp - Phát triển nông...