Rửa sạch mũi ngăn SARS-CoV-2 xâm nhập đường hô hấp
Việc rửa sạch mũi bằng dung dịch có khả năng sát khuẩn cao giúp ngăn ngừa và hạn chế các virus, vi khuẩn lây nhiễm qua đường hô hấp, trong đó có SARS-CoV-2.
Giám đốc Rochelle Walensky của Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) hồi tháng 7 từng cảnh báo biến chủng Delta của SARS-CoV-2 là một trong các virus gây bệnh hô hấp có sức lây nhiễm khủng khiếp nhất mà các nhà khoa học từng được chứng kiến. Biến chủng Delta có thể phá vỡ sự bảo vệ của vaccine và dẫn đến số ca bệnh nặng nhiều hơn các biến thể khác.
Đáng chú ý, những người đã tiêm vaccine nếu nhiễm biến chủng Delta cũng có tải lượng virus ở mũi và họng nhiều như những người chưa được tiêm vaccine và vẫn có khả năng làm lây lan mầm bệnh dễ dàng. Biến chủng Delta còn có thể gây viêm cơ tim, đông máu và làm tăng nguy cơ tử vong ngay cả với người trẻ tuổi.
Lượng virus ở mũi nhiều hơn ở họng
Mũi họng là con đường lây nhiễm chính của Covid-19 vì đây là nơi tiếp nhận và lan tỏa để virus xâm nhập sâu vào cơ thể. Thực tế xét nghiệm cho thấy tải lượng virus SARS-CoV-2 ở mũi ở luôn cao hơn ở họng. Theo một nghiên cứu của các chuyên gia dịch tễ tại Viện Kiểm soát và Ngăn ngừa Dịch bệnh Quảng Đông, Trung Quốc, những người nhiễm biến chủng Delta có tải lượng virus ở khoang mũi cao gấp 1.000 lần so với những người nhiễm biến chủng khác.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 ở mũi cho người dân ở khu đô thị Linh Đàm, quận Hoàng Mai (Hà Nội) sáng 18/8. Ảnh: Ngọc Thành
Một nghiên cứu đăng trên tờ New England Journal of Medicine vào tháng 3/2020 cho hay có 17 bệnh nhân mắc Covid-19 có triệu chứng được lấy mẫu cùng lúc ở cả mũi và họng. Mẫu bệnh phẩm ở mũi được lấy ở vị trí cuống mũi giữa hay vòm mũi họng. Kết quả là một lượng virus lớn đã được phát hiện ngay sau khi bệnh nhân xuất hiện triệu chứng và tải lượng virus ở mũi của họ cao hơn ở họng.
Trong một nghiên cứu khác đăng trên tờ Nature Medicine vào tháng 4/2020, các nhà khoa học nhận thấy 2 loại tế bào niêm mạc mũi có khả năng là nơi nhiễm đầu tiên của SARS-CoV2, đó là tế bào đài (tế bào tiết nhầy) và tế bào trụ có lông chuyển.
Video đang HOT
Vai trò của việc rửa mũi, súc họng
Bên cạnh việc thực hiện quy tắc 5K và tiêm vaccine để phòng ngừa Covid-19, các biện pháp như che mũi miệng khi hắt hơi, tránh chạm tay vào mắt mũi miệng khi chưa rửa tay, đặc biệt là rửa mũi và súc họng, cũng có vai trò quan trọng. Tuy nhiên, hầu hết mọi người thường chỉ quen súc họng mà không chú ý tới việc rửa mũi. Việc hình thành thói quen rửa mũi góp phần ngăn chặn các loại virus, vi khuẩn xâm nhập đường hô hấp, đặc biệt là biến chủng Delta.
Virus SARS-CoV2 tuy dễ lây nhưng cũng dễ bị loại bỏ hay vô hiệu hóa khi có các tác nhân hóa học hay vật lý. Nguyên tắc đầu tiên khi xử lý một yếu tố gây hại bất kỳ là phải giảm được số lượng của chúng trong thời gian nhanh nhất, không để chúng đạt đến số lượng đủ gây nguy hiểm. Do đó, rửa trôi virus bám trên bề mặt khoang mũi, họng sẽ làm giảm khả năng lây nhiễm và tăng nặng của bệnh.
Theo nhóm tác giả S. Ramalingam, đăng trên tạp chí Nature, với bệnh nhân Covid-19, nước muối có những tác dụng tích cực, giúp làm giảm lượng virus ở mũi họng, giảm các triệu chứng bệnh (cảm giác đau nhức, mệt mỏi) và hạn chế khả năng lây nhiễm sang những người xung quanh.
Bộ sản phẩm rửa mũi Vesim AG .
Hồi tháng 7, Bộ Y tế đã ban hành hướng dẫn chẩn đoán và điều trị Covid-19 và trong các biện pháp theo dõi và điều trị chung có biện pháp vệ sinh mũi họng. Người bệnh được hướng dẫn giữ ẩm mũi bằng dung dịch nước muối sinh lý, rửa mũi, súc miệng và họng thường xuyên bằng các dung dịch vệ sinh mũi họng. Đây là biện pháp giúp cho các F0, F1 giảm bớt nghẹt mũi, hít thở thông thoáng và hạn chế phát tán mầm bệnh ra môi trường xung quanh, giảm thiểu nguy cơ lây lan dịch bệnh cho những người xung quanh. Đồng thời, đây cũng là cách mọi người tự bảo vệ bản thân và gia đình trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp.
Tư vấn của PGS-TS-Bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Dinh về bộ sản phẩm rửa mũi Vesim AG .
Theo PGS-TS-Bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Dinh, nguyên giám Đốc Bệnh Viện Tai Mũi Họng Trung ương, khi nhiễm virus, đầu tiên chúng sẽ tập trung ở mũi, họng, sau đó mới xuống dưới phổi và phế quản. Vì vậy không chỉ súc họng mà còn cần rửa mũi bằng dung dịch có khả năng sát khuẩn cao để phòng tránh các bệnh lây nhiễm do virus, vi khuẩn.
Bác sĩ đã đánh giá cao bộ sản phẩm rửa mũi Vesim AG với gói pha rửa mũi chứa các thành phẩn nổi bật:
- Nano Ag : Diệt virus, vi khuẩn, chống nấm
- Xylitol: Hạn chế sự phát triển các vi khuẩn có hại, chống nấm
- Bình rửa mũi 300ml thiết kế thông minh chống sặc, an toàn cho người sử dụng, có 2 đầu vòi thích hợp cho người lớn hoặc trẻ em.
Kết hợp rửa mũi VESIM AG với bộ sản phẩm nước muối biển Vesim để rửa sạch mũi xoang hàng ngày có thể loại trừ các tác gây bệnh ra khỏi cơ thể, bảo vệ sức khoẻ cho bản thân, gia đình và cộng đồng góp phần đẩy lùi bệnh dịch.
Bộ Y tế bác bỏ thông tin dùng giun đất chữa được Covid-19
Chiều 29/8, Bộ Y tế khẳng định những thông tin về việc địa long hay giun đất có tác dụng hỗ trợ điều trị Covid-19 là không chính xác, không có căn cứ khoa học và chưa được kiểm chứng.
Theo Bộ Y tế, tại nước ta dịch bệnh Covid-19 do biến chủng Delta gây ra đang diễn biến rất phức tạp. Lợi dụng tâm lý người dân về việc tìm kiếm các sản phẩm có tác dụng phòng, chống Covid-19, một số cá nhân đã đăng tải, chia sẻ những thông tin về tác dụng hỗ trợ, điều trị Covid-19 của dược liệu địa long.
Theo Bộ Y tế, chưa có nghiên cứu nào chứng minh công dụng của dược liệu giun đất với Covid-19.
Bộ Y tế khẳng định đây là những thông tin không chính xác, không có căn cứ khoa học, chưa được kiểm chứng.
Đến thời điểm hiện nay, Bộ Y tế chưa cấp phép lưu hành cho bất kỳ sản phẩm có thành phần địa long nào có tác dụng hỗ trợ, điều trị Covid-19. Đồng thời, cũng chưa nhận được bất kỳ báo cáo khoa học nào chứng minh hiệu quả hỗ trợ điều trị Covid-19 của địa long.
Vì thế, để đảm bảo an toàn, hiệu quả, Bộ Y tế khuyến cáo người dân không tự ý mua, sử dụng dược liệu, các sản phẩm từ dược liệu theo lời quảng cáo trên mạng xã hội khi thông tin chưa được kiểm chứng và chưa được cấp phép của cơ quan có thẩm quyền, để tránh tiền mất tật mang.
Theo Dược điển Việt Nam, dược liệu địa long (tên khác giun đất) là toàn thân đã phơi hay sấy khô của con giun Pheretima aspergillum (E. Perrier), Pheretima vulgaris.Chen., Pheretima gitillelmi (Michaelsen), hay Pheretima pectinifera họ cự dẫn (Megascolecidae). Loại đầu tiên là quảng địa long, 3 loại còn lại là hồ địa long.
Loài quảng địa long được thu hoạch từ mùa xuân đến mùa thu. Hồ địa long được thu hoạch vào mùa hạ. Giun đất sau khi làm sạch nhớt, được kẹp bằng que nứa để loại bỏ phủ tạng, đất, lau sạch sau đó phơi khô hoặc sấy khô ở nhiệt độ thấp.
Địa Long có vị mặn, tính hàn, công năng thanh nhiệt, trấn kinh, thông kinh lạc, bình suyễn, lợi niệu. Nó được chỉ định cho các trường hợp sốt cao bất tỉnh, kinh giản co quắp, đau khớp, chân tay tê bại, bán thân bất toại, trúng phong ho suyễn do phế nhiệt, phù thũng, tiểu ít, cao huyết áp.
Dược liệu này thường phối hợp trong các bài thuốc.
Trước đó, một Fanpage được cho là của nữ diễn viên nổi tiếng tại TPHCM đã liên tục đăng tải các bài viết về công dụng "thần kì" của giun đất trong điều trị Covid-19 và khuyến khích mọi người tự sử dụng để phòng ngừa và điều trị bệnh. Để tăng thêm độ tin cậy, Fanpage này còn chia sẻ câu chuyện về 4 người trong một gia đình ở TPHCM mắc Covid-19 đã dùng loại thuốc có thành phần chính là giun đất và đã hết các triệu chứng, kể cả tình trạng thiếu oxy trong máu.
Thời điểm F0 dễ phát tán nCoV nhất Nhóm chuyên gia của Mỹ và Trung Quốc nghiên cứu thời điểm bệnh nhân COVID-19 có khả năng lây lan nCoV cao nhất. Kết quả được công bố trên tạp chí JAMA Internal Medicine , do nhóm chuyên gia tại Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát dịch bệnh tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc, và Trường Y tế Công cộng Đại học Boston,...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Tắm sáng hay tối tốt hơn? Khoa học đã có câu trả lời

Những thói quen ăn uống gây hại không ngờ của người Việt

Loại rau mùa hè rẻ tiền giúp bổ thận, mát gan, người Việt nên tận dụng ngay để phòng bệnh

Xót xa bé 2 tuổi bị chó nhà nuôi tấn công phải nhập viện với nhiều vết thương phức tạp

Cắt giảm calo có giúp giảm mỡ bụng?

Không chủ quan khi mắc bệnh basedow trong thai kỳ

7 lý do để thêm gạo lứt vào chế độ ăn uống

Nước ép cần tây có tác dụng phụ không?

Lần đầu tiên phát triển thuốc trị chứng rối loạn gây cảm giác đói không kiểm soát ở trẻ em

Đồng Nai ghi nhận ca tử vong do sởi đầu tiên trong năm 2025

Người đàn ông cùng lúc mắc 2 loại ung thư dạ dày, thực quản

Hà Nội thúc đẩy ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong lĩnh vực y tế
Có thể bạn quan tâm

Vợ Justin Bieber tiết lộ cuộc sống sau khi sinh con
Sao âu mỹ
1 phút trước
Bạn trai đòi tôi hàng tháng chuyển lương vào tài khoản để... anh giữ hộ
Góc tâm tình
2 phút trước
Hai học sinh thiệt mạng do đuối nước
Tin nổi bật
4 phút trước
Google tích hợp AI vào công cụ tìm kiếm, trình duyệt web Chrome...
Thế giới số
5 phút trước
Ngoại trưởng Mỹ nêu lý do chưa áp thêm trừng phạt lên Nga
Thế giới
9 phút trước
Dàn sao châu Á tại Cannes: Người được tung hô, người bị đuổi khỏi thảm đỏ
Phong cách sao
38 phút trước
Ali Hoàng Dương trở lại với EP đầu tay: "Mất cái tôi nhưng 'lãi' được 30 Anh Trai"
Nhạc việt
50 phút trước
Phim The Secret Agent: Phim xuất sắc lấy bối cảnh u ám tại Brazil những năm 1970
Hậu trường phim
58 phút trước
Thành viên "team châu Phi" tiết lộ hoàn cảnh hiện tại sống chật vật
Netizen
1 giờ trước
Xúc phạm chủ cơ sở thẩm mỹ ở TPHCM, "Mr Lee" lĩnh án
Pháp luật
1 giờ trước