Rửa mũi không đúng cách, viêm xoang nặng hơn
Nếu rửa mũi quá thường xuyên không giúp khỏi bệnh mà còn làm bệnh nặng hơn do mủ chui sâu vào trong xoang.
Rửa mũi có thể làm sạch niêm mạc mũi.
Cảm giác thông thoáng hốc mũi, dễ thở hơn khiến hầu hết bệnh nhân bị viêm xoang thường rỉ tai nhau nên rửa mũi thường xuyên để chữa bệnh. Tại bệnh viện, rửa mũi cũng được các bác sĩ khuyên bệnh nhân viêm mũi xoang nhưng có hướng dẫn cụ thể về cách thức và số lần cần thực hiện. Lý do đơn giản vì nếu rửa mũi quá thường xuyên không giúp khỏi bệnh mà còn làm bệnh nặng hơn do mủ chui sâu vào trong xoang.
Hê thông xoang va cơ chê hinh thanh bênh viêm mui xoang
Xoang là những hốc xương rỗng nằm trong khối xương sọ mặt, ở xung quanh hốc mũi và thông với hốc mũi. Các hốc xương này được lót bởi lớp niêm mạc giống như hốc mũi, đó là niêm mạc đường hô hấp. Ở người trưởng thành, có 5 đôi xoang, được chia làm 2 nhóm. Nhóm xoang trước gồm có: xoang sàng trước, xoang trán, xoang hàm, các xoang này được dẫn lưu qua khe giữa của hốc mũi. Sinh lý của xoang dựa vào sự thông khí và dẫn lưu xoang. Hai chức năng này thực hiện được là nhờ các lỗ thông của xoang. Nếu lỗ thông xoang bị tắc sẽ dẫn đến viêm xoang.
Video đang HOT
Bệnh nhân viêm xoang thương phàn nàn là đau nhức vùng mặt, đau về sáng, đau từng cơn, vùng má, trán, thái dương hai bên hoặc lan xuống răng hay lên nửa đầu, đau tăng lên về sáng do ban đêm dịch tiết và mủ bị ứ đọng. Ngoài cơn chỉ thấy nặng đầu, kèm theo chảy mũi một hoặc hai bên, thường gặp là chảy mũi hai bên, lúc đầu chảy dịch loãng, sau đặc dần, màu xanh hoặc màu vàng, mùi tanh và nồng làm hoen ố khăn tay. Bệnh nhân thường xì mũi ra trước hoặc chảy xuống họng. Ngạt tắc mũi: một hoặc hai bên, thường gặp là ngạt mũi hai bên. Tùy theo tình trạng viêm, ngạt mũi được biểu hiện ở mức độ khác nhau như vừa, nhẹ, từng lúc hoặc liên tục dẫn đến ngửi kém.
Trong viêm xoang cấp hay gặp ngạt tắc mũi từng lúc và trong khi ngạt mũi thường kèm theo ngửi kém. Vùng má hai bên hoặc nửa mặt bị sưng nề, ấn đau. Khi soi mũi trước thấy toàn bộ niêm mạc hốc mũi nề và đỏ, các cuốn mũi, rõ nhất là cuốn dưới nề, đỏ và sưng to, đặt thuốc co mạch co hồi tốt. Khe giữa hai bên có tiết nhầy hoặc mủ. Đây là triệu chứng rất có giá trị trong chẩn đoán viêm xoang trước cấp. Mủ nhầy chảy ra cửa mũi sau và xuống họng. Nếu bệnh nhân không được điều trị kịp thời và hợp lý bệnh sẽ có xu hướng chuyển thành viêm mũi xoang mạn tính. Viêm mũi xoang mạn tính thường gặp ở nhóm xoang sau hơn là nhóm xoang trước, ít khi gặp một xoang đơn thuần mà thường là viêm nhiều xoang một lúc, người ta gọi đó là viêm đa xoang.
Quá trình tiến triển của viêm mũi xoang?
Viêm xoang cấp có thể điều trị khỏi được nếu được loại trừ nguyên nhân và dẫn lưu xoang tốt, tránh ứ đọng trong xoang. Bệnh cũng có thể chuyển thành viêm xoang mạn tính và hay tái phát nếu không được điều trị tốt. Viêm xoang mạn tính tuy không ảnh hưởng đến tính mạng nhưng kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, sinh hoạt và khả năng lao động. Viêm xoang nếu không được điều trị tốt, đều có khả năng dẫn đến các biến chứng tới các cơ quan lân cận như viêm tai, viêm họng, viêm phế quản, viêm thị thần kinh của mắt, đôi khi gây ra mù đột ngột…
Làm gì để chữa được viêm mũi xoang?
Nguyên tắc chung: Đảm bảo dẫn lưu và thông khí xoang tốt. Viêc tim đươc nguyên nhân gây viêm mui xoang co gia tri trong điêu tri viêm mui xoang. Nguyên nhân hay găp cua viêm mui xoang la sau chân thương vung mui xoang, khôi u lanh hoăc ac tinh, di vât mui, đăc biêt hay găp la do viêm mui điêu tri không kip thơi hoăc không đung cach nhất là phương phap bơm rưa mui không đúng.
Nguyên ly đê điêu tri viêm xoang la tra lai thông khi va dân lưu tư mui ra xoang. Khi thưc hiên bơm rưa mui se cam giac lam cho hôc mui sach, thông thoang tuy nhiên đông tac bơm rưa lai lam niêm mac mui thêm phu nê do nhiêt đô dich bơm rưa thương không phu hơp vơi nhiêt đô cua niêm mac mui, ap lưc dich bơm rưa tac đông lên bê măt niêm mac mui lam cho niêm mac mui nê lên, điêu nay lam cho lô thông mui xoang hep dân, giư mu năm lai trong long xoang va lam cho qua trinh điêu tri viêm xoang bi can trơ. Nhiêu bênh nhân mui sach nên rât hay bơm rưa ma không biêt mu lai tôn tai trong long xoang. Chinh vi nhưng ly do đo ma nên han bơm rưa mui xoang nêu không co hương dân đung cua thây thuôc tai mũi họng.
Theo Gia đình
Tránh lạm dụng thuốc chống ngạt mũi oxymetazolin
Oxymetazolin thường dùng trong điều trị các bệnh tai mũi họng - những bệnh khá phổ biến đặc biệt là thời tiết giao mùa, thuốc gây co mạch tại chỗ. Oxymetazolin là tên thuốc gốc, hiện có tới hơn 50 tên thương mại (biệt dược) đang lưu hành.
Khi mua thuốc nên lưu ý bên dưới hoặc bên cạnh tên biệt dược (ghi chữ to và đậm) thường có ghi tên thuốc gốc oxymetazolin với hàng chữ nhỏ hơn. Thuốc được chỉ định dùng trong các trường hợp niêm mạc mũi cương tụ, viêm xoang cấp, bán cấp và mạn tính, viêm mũi dị ứng, viêm mũi họng, viêm thanh quản, tắc mũi sau phẫu thuật, tăng tiết dịch mũi do một số thuốc hạ huyết áp, viêm tai chảy nước... Thuốc không được dùng cho trẻ em dưới 6 tuổi, người mẫn cảm với thuốc, người đang dùng thuốc IMAO (làm tăng huyết áp), glocom góc đóng.
Sử dụng oxymetazolin thường có hiệu quả ngay, tuy nhiên không nên dùng thuốc lâu dài vì có thể gây sung huyết hoặc viêm mũi do phản ứng. Ngoài ra, thuốc có thể gây một số tác dụng không mong muốn như: đau rát tại chỗ, hắt hơi, khô miệng họng, đau đầu, hồi hộp...
Oxymetazolin thường được bào chế dưới hai dạng dùng: thuốc nhỏ giọt vào mũi và thuốc xịt mũi. Lọ thuốc nhỏ giọt 10ml dung dịch 0,05% và 0,025%.
Lọ thuốc bào chế dưới dạng xịt mũi 10 - 15ml, tuy có đắt tiền hơn nhưng dùng thuận tiện hơn. Khi dùng, mở nắp bảo vệ, đặt lọ thuốc hướng thẳng vào mũi xịt dứt khoát, đồng thời hít nhẹ để thuốc đi sâu vào trong khoang mũi. Thuốc được xịt dưới dạng phun mù, ở ống xịt có van phân liều tự động một chiều chính xác, có thể sử dụng đưa thuốc vào trong khoang mũi ngay cả ở tư thế ngồi hoặc đứng. Khi niêm mạc mũi cương tụ gây tắc mũi nghẹt thở thì xịt 1 - 3 lần vào mỗi bên lỗ mũi là dễ thở ngay.
Thuốc xịt có ưu điểm hơn thuốc nhỏ mũi, vì các phần tử oxymetazolin được phân chia cực kỳ nhỏ, xịt dưới dạng phun mù thuốc rất dễ xâm nhập vào khoang mũi nên có thể phân tán đều và bám dính tốt lên niêm mạc mũi, thuốc tác dụng được nhanh và kéo dài. Khi dùng thuốc nếu có nhiều mũi nhầy cần xì mũi sạch cho thông thoáng tạo điều kiện cho thuốc bám dính tốt rồi hãy xịt thuốc. Tuy nhiên, vẫn không nên dùng thuốc liên tục dài ngày để tránh các tác dụng phụ có thể xảy ra.
Hiện nay, có một vài biệt dược ngoài oxymetazolin, người ta còn cho thêm dexamethason vào thuốc xịt để tăng khả năng chống viêm mũi dị ứng, nhưng cũng vì thế cần dè chừng các chống chỉ định của dexamethason như viêm do virut, nấm... và cần tránh lạm dụng thuốc.
Theo Sức khỏe đời sống
Ngừa biến chứng viêm mũi xoang trong mùa lạnh Những đợt không khí lạnh kèm theo sự thay đổi nhiệt độ giữa ngày và đêm trong thời gian qua khiến số người bị viêm nhiêm đương hô hâp, trong đo co viêm mui xoang gia tăng. Môt sô bênh nhân đên kham vi nhưng biên chưng cua viêm mui xoang, thương găp la viêm tai giưa câp va viêm phê quan viêm...