Rùa bỗng chốc hóa khủng long nhờ điều đáng yêu này
Những con bướm khi gặp rùa đang bò lên bờ liền dang rộng đôi cánh bay đến và đậu trên lưng rùa, làm con rùa hóa khủng long ngay lập tức, thành phiên bản khủng long phiến sừng Stegosaurus thời tiền sử.
Mới đây, khi đi du lịch đến khu bảo tồn trò chơi Mabu Azerhube ở Botswana, nhiếp ảnh gia Hubert Janiszewski, 43 tuổi, ghi được những hình ảnh rất thú vị. Một con rùa trèo lên bờ rất nhàn nhã, bất ngờ gặp một đàn bướm đến nghỉ ngơi.
Ảnh minh họa.
Những con bướm khi gặp rùa đang bò lên bờ liền dang rộng đôi cánh bay đến và đậu trên lưng rùa, làm rùa hóa khủng long ngay lập tức.
Đàn bướm biến con rùa nhỏ trở thành khủng long phiến sừng Stegosaurus thời tiền sử.
Theo thông tin đăng tải, Stegosaurus là một loài khủng long ăn cỏ khổng lồ nổi tiếng với hàng xương khổng lồ trên lưng và một cái đuôi vô cùng nguy hiểm.
Điểm đặc biệt của loài khủng long dài tới 9m này là chúng có hai bộ não lớn bằng quả táo, một ở trên đầu và một nằm ở phần chính của đuôi.
Chiếc đuôi của chúng có tới 4 gai lớn rất cứng và nguy hiểm, dùng để phòng ngự khi khủng long ăn thịt tấn công.
Video đang HOT
Trong loạt hình ảnh này, vô tình khi những con bướm đậu trên lưng, trên đầu của con rùa, đã tạo ra sự kết hợp ngoạn mục, cánh bướm giống như những chiếc gai trên lưng rùa, khiến rùa nhỏ “hóa hình” thành khủng long ngoạn mục.
Kiều Dụ
Theo Kiến thức
Những điều thú vị ngoài không gian khiến bạn ngỡ ngàng
Bên ngoài không gian còn rất nhiều điều kỳ lạ và bí ẩn mà con người chưa khám phá.
Hành trình 1 chiều đi từ Trái Đất tới Alpha-Centauri - ngôi sao gần Mặt Trời nhất là khoảng 70 triệu năm.
Hố đen nhỏ nhất từng được phát hiện có đường kính chỉ 24km. Tuy nhiên, hố đen càng nhỏ thì lực hấp dẫn của nó lại càng lớn.
Tuy nhiên, hố đen không thể "nuốt chửng" mọi thứ trong vũ trụ. Mỗi hố đen có một trường hấp dẫn giới hạn của riêng nó. Chỉ vật chất gần đường chân trời của nó mới bị hố đen nuốt vào.
Khi chúng ta nhìn những ngôi sao trên bầu trời, chúng ta thực sự đang nhìn về quá khứ bởi chúng cách Trái Đất hàng triệu năm ánh sáng.
Mỗi ngày có khoảng 275 triệu ngôi sao ra đời. Điều ấy cho thấy vũ trụ thực sự "đông đúc" như thế nào.
Trái Đất từng có một vành đai xung quanh giống như sao Thổ bao gồm bụi và những mảnh đá nóng màu đỏ nhưng sau đó vành đai này đã biến mất khi Mặt Trăng hình thành.
Sao Mộc lớn tới mỗi nó có thể nhét vừa tất cả các hành tinh khác trong Hệ Mặt trời.
Vết Đỏ Lớn trên sao Mộc trải dài 400 năm. Điều ấy tức là nó lớn hơn gấp 2 lần hành tinh của chúng ta.
Được hình thành cách đây 350 triệu năm và chỉ cách Trái Đất 318.000 km, Mặt Trăng đang cách xa hành tinh của chúng ta 3cm mỗi năm.
Khủng long tuyệt chủng là do một sao băng va vào Trái Đất cách đây hàng triệu năm.
Có khoảng 2.900 vệ tinh đang quay quanh Trái Đất.
Một điều lạ lùng là bề mặt của Mặt Trời còn nóng hơn phần phía trong của nó.
Nơi lạnh nhất trong Hệ Mặt trời là Triton - vệ tinh của sao Hải Vương với nhiệt độ xuống tới âm 240 độ C.
Các nhà khoa học tin rằng trên sao Hải Vương có những trận mưa kim cương.
Mặt Trời của chúng ta chỉ là 1 trong 100 tỷ ngôi sao trong Dải Ngân hà./.
Kiều Anh/VOV.VN
Theo vov.vn/Stars Insider
Đây là khủng long bạo chúa vĩ đại nhất thế giới Khủng long bạo chúa Scotty được tìm thấy từ năm 1991, nằm trong một khối sa thạch lớn và cực kỳ cứng. Nó nặng 8,8 tấn khi còn sống. Các nhà cổ sinh vật học từ Đại học Alberta (Canada) vừa trình làng báo cáo về sinh vật đặc biệt mà họ khôi phục được: Scotty - một "bạo chúa của các khủng...