Rùa biển cực kỳ quý hiếm bị thương khi lên bờ đẻ trứng
Mới đây, một con rùa da đã tìm đến Bãi Dài, thôn Thủy Triều, xã Cam Hải Đông, huyện Cam Lâm (Khánh Hòa) để đẻ trứng và bị thương, mắc cạn. Người dân đã cứu hộ thành công con rùa da nặng hơn 400kg.
Địa điểm rùa da mắc cạn là quán hải sản của anh Nguyễn Ngọc Tân. Hôm đó sau khi bán hàng xong, anh Tân chuẩn bị đi ngủ thì phát hiện con rùa bò lên bờ đẻ 2 ổ trứng rồi mắc cạn, bị thương nằm ngay trước cửa quán. Để bảo vệ an toàn cho rùa, anh Tân đã làm lều che mát cho nó, đồng thời gọi anh em cùng phối hợp cột gầu múc nước cứu rùa biển; báo cơ quan chức năng.
Con rùa dài 2m, rộng 1,25m, trọng lượng ước khoảng hơn 400kg.
Phát hiện con rùa bị mắc cạn và bị thương, anh Nguyễn Ngọc Tân đã tìm cách che chắn, tưới nước liên tục lên mình rùa trong khi chờ cơ quan chức năng đến giải cứu. (Ảnh: Phòng nông nghiệp huyện Cam Lâm cung cấp)
Nhận được tin anh Tân cứu hộ thành công con rùa da bị thương khi lên bãi làm tổ đẻ trứng, Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) đã phối hợp với Viện Tài nguyên Môi trường Biển và Chi cục Khai thác Bảo vệ nguồn lợi Thủy sản Khánh Hòa về Cam Hải Đông trao quà lưu niệm cho anh Tân, đồng thời ghi nhận ý thức bảo vệ rùa biển của anh Tân cũng như cộng đồng dân cư Cam Hải Đông. Theo Viện Tài nguyên và Môi trường Biển, con rùa được cứu hộ là loài rùa cực quý hiếm, còn rất ít trên biển Việt Nam.
Ông Chu Thế Cường – Chuyên gia nghiên cứu về rùa thuộc Viện Tài nguyên Môi trường Biển Việt Nam – cho biết, tập quán của rùa là khi sinh ra ở đâu sẽ về lại nơi đó để đẻ, nếu điều kiện tự nhiên ở đó chưa bị phá hủy. Chính vì bờ biển Bãi Dài còn rất hoang sơ, chưa bị con người tác động nhiều, nên rùa da đã chọn nơi đây để sinh nở. Đây là tín hiệu mừng bởi nếu được bảo tồn tốt, rùa da sẽ quay trở lại và thế hệ con của nó cũng sẽ về lại nơi này.
Cũng theo ông Cường, tại Việt Nam hầu hết các loại rùa đều có nguy cơ tuyệt chủng, riêng rùa da suy giảm đến 99%. Việc rùa biển suy giảm ảnh hưởng rất nhiều đến môi trường sinh thái, bởi rùa biển rất quan trọng trong chuỗi thức ăn. Con rùa da mới phát hiện ở Khánh Hòa là trường hợp đặc biệt vì lần đầu tiên Việt Nam ghi nhận việc rùa da đẻ trứng trong mấy chục năm trở lại đây.
Video đang HOT
Cùng quan điểm, Thạc sĩ Lê Xuân Ái – Giám đốc Vườn quốc gia Côn Đảo – bày tỏ, rùa da trở về đẻ ở Bãi Dài là dấu hiệu tốt, cơ quan chức năng và lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa cần quan tâm, khoanh vùng biển này, giữ vẻ hoang dã để rùa quay về. “Trước đây, Côn Đảo cũng phải từng đặt lên bàn cân giữa phát triển du lịch hiện đại và bảo tồn phát triển du lịch bền vững, chúng tôi đã phải đấu tranh để có được một Côn Đảo như hôm nay. Hàng năm, hàng ngàn lượt du khách quốc tế đến Côn Đảo để xem rùa. Có thể thấy ngay trước mắt, nếu bãi đẻ được giữ tốt, rùa về sinh sản thì Khánh Hòa sẽ tạo được sản phẩm du lịch bền vững và đặc sắc, khác biệt mà cả nước không nơi nào có, đó là tour du lịch xem rùa da sinh sản”, Thạc sĩ Ái nói.
Theo kết quả khảo sát của Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản, Khánh Hòa chỉ còn 2 bãi có rùa lên đẻ trứng là bãi biển khu vực xã Cam Hải Đông và Hòn Mun trong vịnh Nha Trang. Song số lượng rùa lên bãi cũng rất hiếm hoi, mỗi năm chỉ có khoảng 3 – 4 con rùa mẹ lên đẻ trứng tại Hòn Mun. Con rùa da lên Bãi Dài đẻ trứng vừa qua đã để lại bãi cát 2 ổ, chừng 75 trứng, dự kiến đến ngày 25/8 sẽ nở.
Quang Thịnh
Theo Dantri
Nghề 'săn' trái ké và các chiêu làm mật ong giả
Để có một tổ trái ké (nơi chứa mật), thợ săn phải thật tinh mắt, có tầm nhìn xa cả trăm mét và dày công lùng sục, tìm chỗ ong lấy mật, hút nước, đón hướng ong bay.
Thời gian gần đây trên địa bàn Phú Yên bỗng dưng ong ruồi xuất hiện nhiều ở các cánh rừng trồng gần khu dân cư. Khác với trước kia, để có được một tổ ong ruồi vắt lấy mật, cánh thợ chuyên nghiệp phải lùng sục "đỏ mắt" ở các cánh rừng xa mới tìm được.
Chuẩn bị cắt túi mật khỏi tổ ong. Ảnh: Thiên Lộc
Đi trên quốc lộ 1A ngang qua đèo Quán Cau (xã An Hiệp, Tuy An, Phú Yên) du khách rất dễ bắt gặp các tổ ong ruồi tươm mật được nhiều người treo bán lủng lẳng trên giá ven đường với đủ loại kích cỡ. Tổ nhỏ đường kính cỡ gang tay người lớn, giá bán chỉ 80 đến 100 nghìn đồng. Còn tổ lớn đường kính đến 2-3 gang tay được bán với giá từ 200 đến 300 nghìn. Có người bán ắt có người mua, chủ yếu là tài xế lái xe đường dài biển số Hà Nội, Đà Nẵng, TP HCM... "Năm nay ong ruồi xuất hiện nhiều ở khu rừng quanh khu vực gò đồi đèo Quán Cau. Có người mỗi ngày tìm được 2-3 tổ, dùng không hết nên đem bán", ông Trần, một người dân ở lưng chừng đèo Quán Cau cho hay.
Theo cánh thợ săn mật ong chuyên nghiệp, trước đây rất hiếm gặp ong rừng đóng tổ ở các cánh rừng gần khu dân cư. Để có được một tổ mật, thợ săn phải dày công lùng sục, tìm chỗ ong lấy mật, hút nước, đón hướng ong bay. "Người săn ong phải thật tinh mắt và có tầm nhìn xa cả trăm mét. Khi đến chỗ ong lấy mật, hút nước thợ săn phải chọn đúng buổi sáng hoặc buổi chiều khi mặt trời vừa chen chân núi, mắt nheo lại theo dõi đường ong bay", ông Mai Xuân Long, người chuyên đi lấy tổ ong rừng ở xã Xuân Phước (huyện Đồng Xuân) cho hay.
Theo ông Long, nếu thấy con nào hút mật, hút nước no bụng, lúc cất cánh bay lên cao dựng đứng rồi cắt ngang, lao thẳng về một hướng thì tổ ong ở gần đó. Còn con nào bay rà rà sát mặt đất rồi từ từ cất lên cao theo đường xiên thì tổ ong đóng ở xa. Ngoài ra, xác định hướng và vị trí tổ ong gần xa còn phải biết đặc thù của từng loài ong làm tổ ở cụm rừng nào. "Ong ruồi thường làm tổ ở những cụm rừng thấp. Nếu thấy cụm rừng trước mặt hướng ong bay đều là rừng rậm thì tổ ong đó nằm ở trên đỉnh núi. Tuy nhiên có khi cả năm tìm không gặp một tổ ong ruồi. Có người đặt hàng hỏi mua mật ong ruồi giá cao về làm thuốc nhỏ mắt cũng khó có. Cánh thợ săn chủ yếu tìm thấy ong thế, ong lỗ...", ông Long nói.
Thế nhưng thời gian gần đây, ong ruồi bỗng dưng xuất hiện nhiều ở những cánh rừng gần với khu vực dân cư. Không chỉ tại khu vực đèo Quán Cau, mà tại các cánh rừng trồng ở huyện Đồng Xuân (địa phương giáp với 2 tỉnh Gia Lai và Bình Định), ong ruồi cũng xuất hiện nhiều đến bất ngờ.
Ông Nguyễn Ngọc Tân (xã Xuân Quang 3) cho biết, mới đây khi chăn bò ở khu vực Lỗ Da gần nhà, rảo trong đám rừng bạch đàn ông bắt được 3 tổ ong ruồi. Mỗi tổ trái ké (nơi chứa mật) bằng bắp chân người lớn, lấy cả lít mật. "Mấy chục năm qua chưa năm nào ong ruồi xuất hiện nhiều ở khu vực rừng trồng gần nhà như vậy. Trước đây muốn bắt ong ruồi phải lần lên trên núi cao, hiếm lắm mới gặp. Điều này cho thấy các khu rừng già, rừng trên Tây Nguyên bị chặt hạ đến mức không còn chỗ cư ngụ nên ong tìm về xuôi, đến các khu rừng bạch đàn mới trồng hoa đang nở rộ để đóng tổ", ông Tân nhận định.
Ong ruồi xuất hiện nhiều ở Đồng Xuân nên gần đây người ở Tuy An, Sông Cầu... đổ xô lên các cánh rừng ở đây tìm tổ. Trung bình mỗi mùa ong họ "thu hoạch" hàng trăm tổ, lớn nhỏ đủ cỡ. "Năm ngoái tại cánh rừng Lỗ Chảo (La Hai, Đồng Xuân), nhóm tôi bắt được gần 50 tổ ong ruồi. Năm nay đi bắt các khu rừng lân cận cũng trúng to", anh Trần Ngọc Tiến (xã Xuân Thọ 1, TX Sông Cầu), một người chuyên săn tổ ong rừng cho hay.
Theo anh Tiến, bắt tổ ong ruồi rất dễ. Chỉ cần dùng cái rựa bén chặt cành cây có tổ ong rồi cầm chạy đi chỗ khác vắt lấy mật. Nếu có con ong nào bay theo thì dùng chà lá mà đập. "Ong ruồi có chích một vài mũi cũng không ăn nhằm gì vì nọc của nó... hiền khô hà", anh Tiến cười tươi nói.
Nhiều người đi đường bị hấp dẫn bởi những tổ ong rừng tươm mật. Ảnh: Chí Phan.
Tuy nhiên, khác với việc bày bán tổ ong ở đèo Quán Cau, tại một số vùng nông thôn của tỉnh Phú Yên gần đây hay xuất hiện một vài người mặc quần áo giống như vừa đi rừng về, tay xách thùng chứa mật có cả sáp ong ruồi, ong thế lẫn lộn và có cả một vài con ong đu bám. Nhiều người thấy vậy không hề nghi ngờ, sẵn sàng bỏ tiền ra mua khi được họ chào bán. Nhưng khi đem "mật ong" về nhà để một thời gian mới tá hỏa, phát hiện ra đã mua phải mật ong rừng giả.
Như trường hợp chị Trần Thị Thủy, ở xã Xuân Phước (Đồng Xuân) mấy hôm trước chị thấy người đàn ông xách nửa thùng "mật ong vừa lấy trên rừng về" đi bán dạo với giá 80.000 đồng/lít nên chị và một số người đã mua hết. Hôm sau chị lại gặp người này bán "mật ong" ở nơi khác, cách thức cũng như hôm trước. "Tôi nghi ngờ người này bán mật ong giả nên về nhà lấy mật mới mua đem đến người sành kiểm định lại thì phát hiện chỉ một ít mật ong nuôi, phần lớn là mật đường", chị Thủy cho hay.
Hiện tượng ong ruồi xuất hiện nhiều thời gian gần đây ở các cánh rừng bạch đàn, rừng trồng ở Phú Yên là có thật. Tuy nhiên, tổ ong, mật ong rừng được rao bán với nhiều cách thức khác nhau thì thật giả lẫn lộn. Có người bán cầm nguyên cả cành cây có tổ ong đu bám, lá còn tươi để "chứng minh" là ong rừng vừa bắt. Hoặc có người bê nguyên thùng đựng mật bên trên có có sáp ong, ong non, ong thợ đeo bám... Tuy nhiên, gặp những trường hợp như thế này người mua cần cẩn trọng vì có thể "tổ ong thật nhưng mật thì giả".
"Nhiều người sau khi lấy được tổ ong mang về dùng kim tiêm hút phần lớn lượng mật nguyên chất ở trái ké ra rồi bơm mật đường vào thay thế. Mật nguyên chất hút ra tiếp tục đem pha trộn với mật đường. Vì vậy, đừng thấy rẻ mà ham", anh Trần Quang Dũng, người từng bán mật giả nhưng nay đã "hoàn lương" cho hay.
Theo kinh nghiệm của nhiều người trong nghề săn tổ ong, có một cách đơn giản để thử là nhỏ giọt mật vào ly nước lạnh. Nếu là mật ong nguyên chất sẽ không tan, còn mật pha đường thì hòa tan trong nước.
Theo VNE
Tận mắt ngắm 59 rùa biển chào đời ở Bình Định Vừa khi nở ra, những cô cậu rùa này đã tự tìm đường về với biển; lúc mới nở, chúng có màu đen pha lẫn trắng xám, với chiều dài khoảng 8 cm, ngang khoảng 5 cm. Chi cục Bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh Bình Định cho biết: khoảng 21 giờ ngày 26/7, thêm một ổ trứng rùa biển tại thôn...