Rửa bát thuê để được gặp chồng
Mỗi ngày, cô Daniel, 57 tuổi, đều đến trung tâm hỗ trợ phục hồi trí nhớ rửa bát, lau sàn và dọn dẹp để được ở bên người chồng mắc bệnh Alzheimer.
Mary Daniel ở Flolida đến thăm chồng là Steve ở trung tâm hỗ trợ phục hồi trí nhớ mỗi ngày cho đến khi bị cấm vì Covid-19 vào tháng 3. Đại dịch đã khiến vợ chồng cô xa cách trong 114 ngày. Daniel cho biết, chính sách phong tỏa đã làm tổn thương người chồng 66 tuổi, mắc bệnh Alzheimer của cô.
Để giúp đỡ vợ chồng Mary, Kelley Withrow, giám đốc điều hành của trung tâm tại Deerwood đã quyết định “có giải pháp sáng tạo”. Viện quyết định tuyển Daniel vào vị trí nhân viên rửa bát theo giờ để có cơ hội gặp chồng.
“Tôi nói với đại diện trung tâm tôi sẽ trở thành người rửa bát tốt nhất họ từng có. Vì tôi muốn ở đây, vì tôi cần ở bên chồng mình”, người vợ nói.
Daneil chấp nhận làm người rửa bát thuê để được gần chồng. Ảnh: CNN.
Video đang HOT
Trước Covid-19, Daniel giúp chồng chuẩn bị đi ngủ mỗi tối. Họ sẽ cùng nhau xem TV trước khi Steve chìm vào giấc ngủ. Đó là thói quen đã định sẵn và sau đó, Daniel bất ngờ không xuất hiện. “Anh ấy không biết tại sao. Anh ấy không thể hiểu”, cô nói.
Cô thử gặp chồng bằng cách đứng nhìn qua cửa sổ, nhưng điều đó khiến Steve buồn lòng. Cô không thể trò chuyện trực tiếp với anh, kết nối qua FaceTime cũng không khiến Steve vui hơn.
Khi đăng ký vào viện dưỡng lão rửa bát, Daniel phải làm các xét nghiệm Covid-19, lao, kiểm tra ma túy và đào tạo bằng video trong vòng 20 giờ.
Ngày 3/7, cô bắt đầu ca làm việc đầu tiên. Dù Daniel đeo khẩu trang, Steve vẫn nhận ra vợ. “Anh ấy gọi tên tôi và chúng tôi ôm nhau, cả hai đều khóc”. người vợ cho biết, được gặp cô, Steve đã vui vẻ hơn. “Ca làm việc gần đây, anh ấy đi từ phía sau đến và vòng tay ra trước mặt để ôm tôi. Thật không thể tin được. Anh ấy biết tôi là ai dù không hỏi câu nào”, cô kể.
Daniel bên người chồng mất trí nhớ. Ảnh: Facebook Mary Daniel.
Ngoài rửa bát, Daniel phải lau sàn, quét dọn nhà bếp. Người vợ dự tính sẽ dùng tiền lương để làm điều gì đó tốt đẹp cho các nhân viên tại trung tâm.
“Chúng tôi rất vui khi biết Mary đã có khởi đầu tuyệt vời trong vai trò mới của mình và chồng cô ấy cũng có tiến triển”, ông Kelley Withrow nói.
Deniel hiểu lý do lệnh phong tỏa ở trung tâm hỗ trợ phục hồi trí nhớ này được ban bố, nhưng cô mong có giải pháp tốt hơn. Người vợ của bệnh nhân Alzheimer kêu gọi thống đốc bang Flolida điều chỉnh việc hạn chế đi lại.
“Thật đáng buồn khi thấy các bệnh nhân như chồng tôi suy yếu nhiều vì cô đơn. Chúng tôi được cách ly với các bệnh nhân này để cứu họ, nhưng sự cô lập đang giết chết họ”, Daneil nói.
Số ca nhiễm nCoV ở Mỹ vượt 100.000
Mỹ hiện ghi nhận trên 100.000 ca nhiễm nCoV, tăng gần 16.000 ca so với một ngày trước đó và là vùng dịch lớn nhất thế giới.
Thống kê của Đại học Johns Hopskins cho thấy số người nhiễm nCoV mới ở Mỹ hôm 27/3 tăng thêm 15.886, nâng tổng số ca nhiễm trên cả nước lên 101.321, số người chết vì Covid-19 cũng tăng thêm 272, nâng tổng số ca tử vong lên 1.544.
Mỹ một ngày trước đó đã vượt qua Trung Quốc và Italy để trở thành vùng dịch lớn nhất thế giới. Tổng số ca nhiễm ở Italy hiện ở mức hơn 86.000, hơn 9.000 ca tử vong, vượt Trung Quốc trở thành vùng dịch lớn thứ hai. Trong khi, Trung Quốc, nơi khởi phát dịch bệnh ghi nhận hơn 81.000 ca nhiễm và hơn 3.200 ca tử vong.
Nhân viên y tế chuẩn bị đưa bệnh nhân ra khỏi viện dưỡng lão Life Care ở Kirkland, bang Washington ngày 6/3. Ảnh: Reuters.
New York là tâm dịch của nước Mỹ, chiếm hơn một nửa số ca nhiễm trên cả nước và hơn 500 ca tử vong. Các bệnh viện bang này phải tăng công suất ít nhất 50%, một số tăng 100% để ứng phó dịch bệnh, song vẫn phải đối mặt tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng giường bệnh, thiết bị bảo hộ và máy thở.
New York hôm qua dựng thêm nhà xác dã chiến bên ngoài bệnh viện Bellevue ở Manhattan, nhằm ứng phó trong trường hợp số ca tử vong do Covid-19 tăng mạnh.
Chính quyền bang này tuyên bố sẽ sử dụng ký túc xá đại học, khách sạn, viện dưỡng lão và tất cả không gian có thể để chuyển đổi thành bệnh viện dã chiến, nếu cần trong tháng 4. Các trường học sẽ tiếp tục đóng cửa thêm hai tuần, từ sau 1/4.
Chủ tịch Hà Nội: 'Nguy cơ kép ở Bệnh viện Bạch Mai' Ông Nguyễn Đức Chung bày tỏ lo ngại trước các ca mắc Covid-19 cũng như nguy cơ "kép" từ Bệnh viện Bạch Mai. Nơi đây hiện cách ly hơn 200 nhân viên y tế và bệnh nhân. Chia sẻ với Zing.vn sáng 25/3, Chủ tịch UBND Hà Nội Nguyễn Đức Chung lo ngại trước diễn biến dịch Covid-19 đang ngày càng trở nên...