Rủ rê trẻ vị thành niên bỏ nhà đi rồi đòi tiền chuộc
Chiều 18/3, phòng Phòng chống tội phạm ma tuý và tội phạm khác (Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng Đà Nẵng) cho hay đang khẩn trương điều tra làm rõ vụ một trẻ vị thành niên bị rủ rê từ Nam Định vào Đà Nẵng rồi đòi tiền chuộc.
Cầu trên sông Hàn, Đà Nẵng
Trước đó, lúc 10g30 sáng 18/3, ông Đinh Văn Hiệp (trú tại xã Mỹ Xá, TP Nam Định, tỉnh Nam Định) gọi điện vào đường dây nóng, báo tin cho Đội chống cướp giật (Bộ đội Biên phòng Đà Nẵng) về việc con gái của ông là Đinh Thị Thu Hương (sinh năm 1996) bị một số đối tượng xấu rủ rê bỏ nhà đi từ hôm 16/3. Các đối tượng này đưa cháu Thu Hương vào TP Vinh (Nghệ An), sau đó vào TP Đà Nẵng rồi gọi điện yêu cầu gia đình cháu phải đưa tiền chuộc.
Ngay sau khi nhận được tin báo, phòng Phòng chống tội phạm ma tuý và tội phạm khác đã triển khai lực lượng điều tra xác minh. Đến 11g cùng ngày, các trinh sát của Bộ đội Biên phòng Đà Nẵng phát hiện các đối tượng trên đang thuê nhà nghỉ Phú Lộc (128 Điện Biên Phủ, quận Thanh Khê, Đà Nẵng).
Lớn nhất trong bọn là Hoàng Văn Hoàng (sinh năm 1992), 4 đối tượng còn lại đều ở tuổi vị thành niên là Nguyễn Trọng Đức, Đan Việt Anh, Nguyễn Thanh Tùng, Đặng Hoài Thanh (sinh năm 1996). Cả 5 đối tượng này đều trú tại thôn Mỹ Dương, xã Mỹ Xá, TP Nam Định). Hiện Bộ đội Biên phòng Đà Nẵng đã thông báo về cho gia đình các đối tượng trên và đang tiếp tục xác minh, điều tra làm rõ.
Theo Infonet
Cầm đồ - rất dễ "tiếp tay" cho tội phạm!
Hoạt động biến tướng như trên của các cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ đang nảy sinh nhiều yếu tố pháp lý phức tạp. Người cầm đồ luôn đối mặt với nguy cơ rủi ro bị mất tài sản vì phải trả lãi quá cao, không có tiền chuộc lại.
Mới đây, Đà Nẵng đưa ra quy định "tạm dừng đăng ký mới đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ" và "áp dụng hình thức phạt bổ sung tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh đối với những cơ sở cầm đồ vi phạm pháp luật", và bị Bộ Tư pháp "tuýt còi" vì cho rằng những qui định này trái với qui định chung. Dù điều này đúng là trái qui định chung, nhưng lại rất đáng quan tâm.
Lý do Đà Nẵng đưa ra là dịch vụ cầm đồ là loại hình kinh doanh rất nhạy cảm, thời gian qua, số lượng cơ sở kinh doanh loại hình dịch vụ này tăng nhanh về số lượng, và xuất hiện nhiều cơ sở núp dưới danh nghĩa dịch vụ cầm đồ, nhưng bên trong đã trở thành những địa chỉ tiêu thụ tài sản trộm cắp, cá cược, đánh bạc... ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình trật tự. Đây là thực tế không riêng ở Đà Nẵng, mà rất nhiều nơi, các cửa hiệu cầm đồ đang trở thành "sân sau" của tội phạm, chuyên tiêu thụ đồ trộm cắp được.
Cầm đồ, một dịch vụ nhạy cảm. Ảnh: Quỳnh Anh
Thực tế, những kẻ trộm, cướp thường không biết giá trị thực của tài sản mà chúng trộm, cướp và cũng không có nhiều thời gian đi "thẩm định giá", bán ở chợ thì dễ bị phát hiện, nên chúng thường đem đến tiệm cầm đồ và cầm "hết giá" để nhanh chóng có tiền. Thực ra, một chủ hiệu cầm đồ cho biết, không khó để phát hiện ra tài sản cầm cố có phải là đồ gian hay không, và nhiều chủ tiệm cầm đồ xem đây là "mồi ngon" vì người cầm hiếm khi chuộc lại, tài sản lại bị định giá thấp, nên bán được lợi nhuận rất cao. Dẫn đến, nhiều vụ án trộm cướp bị phá, khi lấy lời khai, kẻ phạm tội đã khai ra những tiệm cầm đồ thường xuyên tiêu thụ đồ chúng trộm cắp được. Tuy nhiên, số lượng tiệm cầm đồ bị bắt quả tang cầm đồ tài sản trộm cắp rất hiếm.
Các điều từ 326 đến 341 Bộ luật Dân sự đã quy định quyền, nghĩa vụ của bên cầm cố và bên nhận cầm cố liên quan đến việc thực hiện hợp đồng và thanh lý hợp đồng hoặc tài sản. Còn theo Thông tư số 33/2010-TT-BCA thì khi thực hiện dịch vụ cầm đồ, chủ cơ sở kinh doanh phải lập hợp đồng theo quy định. Người đến cầm đồ, thế chấp phải xuất trình chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn giá trị sử dụng để chủ cơ sở kiểm tra, đối chiếu và photocopy lưu lại tại cơ sở. Không được nhận cầm đồ đối với hàng hóa, tài sản không rõ nguồn gốc hoặc tài sản do các hành vi vi phạm pháp luật mà có. Khi có nghi ngờ hàng hóa, tài sản do phạm tội mà có phải thông báo ngay với CQCA có thẩm quyền kiểm tra, xử lý...".
Thế nhưng, thực tế tại nhiều cửa hàng cầm đồ trên đường Láng, Đặng Dung... cho thấy, số khách hàng có thể chứng minh được quyền sở hữu với tài sản cầm đồ không nhiều, và nhiều hiệu cầm đồ cũng chẳng đòi hỏi, quan tâm xem khách có quyền sở hữu, sử dụng hay định đoạt với tài sản mà họ mang cầm đồ không. Họ chẳng cần khách xuất trình chứng minh nhân dân, hộ chiếu, hay lập hợp đồng. Thậm chí còn không ghi tên người cầm mà chỉ có tờ biên nhận, ghi loại tài sản, số tiền và thời gian cầm đồ. Khả năng trả nợ của khách cũng không thành vấn đề, để "nắm đằng chuôi", các chủ cơ sở này chỉ quan tâm đến việc định giá giá trị của tài sản cầm cố. Thường, họ định giá những tài sản này rất thấp, chỉ bằng 20-70% giá trị thực, tùy thuộc vào mức độ tin cậy với khách hàng. Sau đó hai bên thỏa thuận số tiền khách được vay chỉ bằng 50-60% mức định giá đó, thế nên, khách không chuộc vẫn vô tư.
Cầm cố hay cầm đồ tài sản là một giải pháp tài chính có hợp đồng và có kỳ hạn, qua việc thế chấp tài sản phi tiền mặt (vàng, bạc, đá quý và các vật dụng có giá trị khác) để nhận tiền mặt. Khi cầm đồ, quyền sở hữu hợp pháp đối với tài sản đó vẫn thuộc người đi cầm đồ. Đến kỳ hạn thanh toán, người đi cầm đồ phải trả cho chủ nợ cả vốn và lãi để chuộc lại tài sản của mình, nếu không, tài sản sẽ thuộc về người nhận cầm đồ. Vì vậy, cầm đồ cũng chính là một hình thức đơn giản của việc vay thế chấp và trên thực tế, cầm đồ cũng chẳng khác mấy so với cho vay nặng lãi vì lãi suất bao giờ cũng cao gấp cả chục lần lãi suất ngân hàng. Đối tượng vay từ cầm đồ không chỉ là người dân mà còn nhiều doanh nghiệp cũng phải tìm đến vì các khoản vay từ ngân hàng khó tiếp cận. Thế nhưng, rất khó xử lý các tiệm cầm đồ về tội cho vay nặng lãi bởi việc chứng minh tội phạm này không đơn giản!
Hoạt động biến tướng như trên của các cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ đang nảy sinh nhiều yếu tố pháp lý phức tạp. Người cầm đồ luôn đối mặt với nguy cơ rủi ro bị mất tài sản vì phải trả lãi quá cao, không có tiền chuộc lại, trong khi đó việc định giá tài sản lại quá thấp nhưng không có cơ sở pháp lý để đòi quyền lợi? Hay số tài sản là tang vật vụ án được tẩu tán qua cách cầm đồ sẽ rất khó thu hồi được, gây khó khăn cho hoạt động tố tụng... đồng thời không có cơ sở để xử lý về hành vi tiêu thụ của gian. Chưa kể, rất nhiều cơ sở cầm đồ sử dụng lực lượng "anh chị" bảo kê và sẵn sàng "giải quyết mọi chuyện" bằng vũ lực, gây mất trật tự an ninh xã hội.
Tại Nghị định số 73/2010/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực ANTT, an toàn xã hội, hành vi nhận cầm cố tài sản mà theo quy định tài sản đó phải có giấy tờ sở hữu hoặc đăng ký nhưng không có các giấy tờ đó; cầm cố, thế chấp tài sản mà không có hợp đồng theo quy định chỉ bị phạt tiền từ 2 triệu đến 5 triệu đồng; hành vi cầm cố tài sản do trộm cắp, lừa đảo, chiếm đoạt hoặc do các hành vi vi phạm pháp luật khác mà có bị phạt từ 5 đến 15 triệu đồng; hành vi nhận gửi tiền, cầm đồ, cho vay tại sòng bạc, nơi đánh bạc khác bị phạt từ 2 đến 5 triệu đồng...
So với lợi nhuận thu được của việc cầm đồ gian, nếu vi phạm bị phát hiện và bị xử lý thì mức tiền phạt có tăng gấp 10 lần cũng chẳng "ăn thua" gì. Trong khi đó, điều kiện để mở cơ sở kinh doanh dịch vụ nhạy cảm này lại khá đơn giản. Hành lang pháp lý khá "lỏng" này đang khiến dịch vụ cầm đồ hoạt động biến tướng, gây khó cho quản lý, và dó đó, việc Đà Nẵng đề xuất tạm dừng cấp phép mới với dịch này là sự cảnh báo "có lý"!
Theo PLXH
Tây Ninh: Lừa đưa lao động sang Trung Quốc trái phép Vẫn chiêu cũ: May quần áo mới, hứa hẹn thu nhập 15-20 triệu đồng/tháng... Ngày 25-2, chín thanh niên gồm ba nữ, sáu nam (ngụ huyện Gò Dầu, Tây Ninh) sau bốn tháng đi xuất khẩu lao động Trung Quốc đã được gia đình gửi tiền chuộc về nhà. Những lao động này vẫn chưa hết sợ sau một tuần được một người...