Rủ rê nhiều người cùng tham gia đánh bạc
Chỉ cấu thành tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc trái phép khi người vi phạm tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc với quy mô lớn…
Trường hợp một người rủ rê nhiều người cùng tham gia đánh bạc thì có coi là phạm tội Tổ chức đánh bạc hay không?.
Trả lời:
Điều 249 Bộ luật hình sự quy định về tội “Tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc” quy định: “Người nào tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc trái phép với quy mô lớn hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi quy định tại Điều này và Điều 248 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì…”
Tổ chức đánh bạc là hành vi rủ rê, lôi kéo người khác cùng tham gia đánh bạc.
Gá bạc là hành vi dùng nhà ở của mình hoặc các địa điểm thuận lợi khác để chứa đám bạc (để việc đánh bạc được thực hiện). Bản chất của gá bạc là sự trục lợi qua con bạc (lấy tiền vào cửa, mua bán tài sản của các con bạc với giá rẻ, làm các dịch vụ ăn uống, giải trí khác…). Không ít trường hợp người tổ chức đánh bạc, người gá bạc, người đánh bạc là một người.
Theo khái niệm này, chỉ cấu thành tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc trái phép khi người vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau:
- Tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc với quy mô lớn;
- Đã bị xử phạt hành chính về hành vi quy định tại Điều này và Điều 248 của BLHS;
- Đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích.
Video đang HOT
Rủ rê nhiều người đánh bạc với quy mô lớn sẽ cấu thành tội.
Điều 2 Nghị quyết 01/2010/NQ-HĐTP ngày 22/10/2010 của Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao hướng dẫn: “với quy mô lớn” được hiểu là khi thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc trong cùng một lúc cho từ mười người đánh bạc trở lên hoặc cho từ hai chiếu bạc trở lên mà số tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc có giá trị từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng.
b) Có tổ chức nơi cầm cố tài sản cho người tham gia đánh bạc; có lắp đặt trang thiết bị phục vụ cho việc đánh bạc; khi đánh bạc có phân công người canh gác, người phục vụ, có sắp đặt lối thoát khi bị vây bắt, sử dụng phương tiện như ô tô, xe máy, xe đạp, điện thoại…, để trợ giúp cho việc đánh bạc.
c) Tổng số tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc trong cùng một lần có giá trị từ 20.000.000 đồng trở lên. Như vậy, “Quy mô lớn” khi được xác định theo tiêu chí hướng dẫn tạiđiểm a nêu trên có hai trường hợp:
- Tổ chức cho từ mười người đánh bạc trở lên (trường hợp này không cần phải xác định giá trị tổng số tiền hoặc hiện vật dùng để đánh bạc).
- Tổ chức từ hai chiếu bạc trở lên và tổng số tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc của các chiếu bạc phải có giá trị từ 2.000.000đ đến dưới 50.000.000đ.
Tuy nhiên người tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc thuộc trường hợp chưa đến mức hướng dẫn tại các điểm a, b, c nêu trên nhưng nếu tổng số tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc có giá trị từ hai triệu đồng trở lên thì tuy họ không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội tổ chức đánh bạc nhưng họ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội đánh bạc với vai trò đồng phạm, không phân biệt họ có tham gia đánh bạc hay không.
Ths Trần Đức Ninh – Tòa án quân sự khu vực Thủ đô Hà Nội
Theo_Báo Đất Việt
Tăng số tiền đánh bạc có giảm người vi phạm?
Việc tăng số tiền đánh bạc bị xem xét truy cứu hình sự từ 2 triệu lên 5 triệu đồng theo dự thảo Bộ Luật Hình sự (sửa đổi) có giảm người vi phạm hay tạo điều kiện cho người đánh bạc?
Ảnh minh họa
Dự thảo Bộ Luật Hình sự (sửa đổi) đã hết hạn lấy ý kiến người dân và được Bộ Tư pháp hoàn thiện trình Chính phủ nhưng vẫn còn một số ý kiến xung quanh việc này.
Theo dự thảo mới, mức tiền bị truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội đánh bạc nâng từ 2 triệu đồng lên 5 triệu đồng. Không ít người cho rằng tăng mức tiền bị phạt tù sẽ làm gia tăng tội phạm đánh bạc nhưng nhiều người cho rằng điều này là cần thiết.
Về vấn đề này, luật sư Hoàng Minh Hiển (Văn phòng luật sư Bắc Hà Hà Nội) cho rằng, từ trước tới nay, theo quy định, số tiền đánh bạc bị xem xét truy cứu hình sự là toàn bộ số tiền trên sới và trong người của tất cả con bạc. Do vậy, mức tiền 2 triệu đồng là quá thấp. Theo đó, hầu như ai ngồi tham gia chiếu bạc đều có nguy cơ bị truy cứu hình sự.
"Cộng số tiền của cả 4 người ngồi trên chiếu bạc mà chưa đủ 2 triệu đồng là điều nghe rất kỳ cục", ông Hiển nói.
Theo luật sư Hiển, nâng mức tiền bị truy cứu lên 5 triệu đồng là cần thiết. Đối với những trường hợp đánh bạc dưới 5 triệu đồng, không bị truy cứu hình sự, theo luật sư Hiển, có thể tăng mức xử phạt hành chính để đảm bảo tính răn đe.
Theo Luật sư Hà Huy Phong (Giám đốc Công ty luật Inteco Hà Nội), mức tiền 5 triệu hay 2 triệu không phải là điều quan trọng. Điều đáng lưu tâm ở đây là cách tính số tiền trên chiếu bạc khi các con bạc bị bắt.
"Khi bị bắt, các con bạc có thể chỉ có dăm bảy trăm nghìn đồng. Nhưng họ còn mang theo điện thoại, nhẫn vàng có giá trị lớn. Nếu tính tổng chung thì sẽ thành số tiền rất lớn. Vô hình chung, các con bạc chơi không nhiều tiền nhưng trở thành người phạm tội", ông Phong lấy ví dụ.
Do đó, theo ông Phong, luật cần làm rõ cách xác định số tiền đánh bạc. "Số tiền đánh bạc là tiền dưới chiếu hay cộng cả tiền trong người hay toàn bộ tài sản mang theo?" .
Cũng như ông Hiển, ông Phong cho rằng việc nâng mức tiền lên 5 triệu đồng sẽ hợp lý hơn. Bởi người Việt Nam từ xưa vẫn có thói quen chơi bài, đánh cờ và cá cược may rủi. Mặt khác, ra đường, hầu như ai cũng mang trong người ít nhất dăm bảy trăm nghìn đồng.
Việc nâng mức tiền cũng hạn chế những trường hợp oan sai hoặc xử lý quá nặng. Nhiều người chơi bài ăn tiền chỉ để cho vui nhưng không may bị bắt. Họ đang là công dân hiền lành bỗng dưng bị truy tố và thành kẻ phạm tội.
Cũng theo ông Phong, những người chủ ý đánh bạc sát phạt thường mang nhiều tiền ngồi vào sới. Còn người chơi vui, ít khi mang theo đến 5 triệu đồng. Nhưng nếu để mức 2 triệu đồng, với điều kiện kinh tế ngày nay, hầu như ai bị bắt quả tang đánh bạc cũng đều có nguy cơ bị truy tố.
Trả lời câu hỏi, hiện Nhà nước đang tính toán để cho phép mở các trung tâm các cược hợp pháp do nhà nước quản lý. Tuy nhiên, mức tiền cá cược cũng chỉ giới hạn mỗi người một vài triệu đồng. Nếu nâng mức tiền đối với tội đánh bạc, vậy các con bạc sẽ không nhất thiết phải đặt cược ở trung tâm nữa mà sẽ sát phạt ở ngoài?
Luật sư Phong cho rằng việc nhà nước mở trung tâm cá cược là để phục vụ nhu cầu vui chơi của người dân. Còn đối với các con bạc, nếu họ muốn sát phạt, dù có trung tâm cá cược hay không, họ vẫn cứ sạt phạt. Vì vậy hai vấn đề không ảnh hưởng đến nhau.
Theo dự thảo BLHS, Điều 319. Tội đánh bạc (sửa đổi) quy định: 1. Người nào đánh bạc dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật có giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 320 và Điều 321 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 03 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm: a) Có tính chất chuyên nghiệp; b) Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc có giá trị từ 50.000.000 đồng trở lên; c) Tái phạm nguy hiểm; d) Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, thiết bị số để phạm tội. 3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 triệu đồng.
Phương Mai
Theo_VnMedia
Triệt phá hai ổ nhóm đánh bạc quy mô lớn Công an tỉnh Lạng Sơn vừa cho biết, Cơ quan CSĐT Công an huyện Hữu Lũng, Lạng Sơn vừa tiến hành triệt phá thành công hai ổ nhóm đánh bạc, tạm giữ 16 đối tượng, thu giữ hàng chục triệu đồng cùng nhiều vật chứng liên quan. Khoảng 17h ngày 24/5, từ nguồn tin báo của quần chúng nhân dân cung cấp, Công...