Rủ nhau trồng rau “dại” tại nhà
Ngày nay, tự trồng rau sạch để ăn đã phổ biến tại các căn nhà phố bởi vừa tận dụng khoảng không ở sân thượng, ban công, lại vừa có rau để cung cấp cho bữa ăn gia đình. Không những thế, đây còn được xem như thú giải trí của chị em những lúc rảnh rỗi.
Trước đây, người trồng rau thích các giống rau lai cho sản lượng cao, nhưng hiện nay những “nông dân đô thị” thích trồng các giống rau quả dại, hoặc giống rau bản địa mà đặc điểm dễ nhận thấy là lá nhỏ, trái nhỏ, sản lượng cực thấp. Theo bà Nguyễn Thị Đào, Giám đốc Công ty hạt giống Nguyên Nông: “Các giống rau địa phương mới được công ty đưa ra bán hơn hai năm, nhưng lượng khách hàng không ngừng tăng lên, mỗi năm tăng hơn 20%. Năm nay chúng tôi tìm được 5 giống rau mới là rau dền, ớt hiểm, mướp hương… Vẫn không đủ hạt giống để cung cấp cho các vườn rau nội thị”.
Nhiều giống rau mới được trồng trong chậu – Ảnh: Nguyên Trang
Loại rau quả dại được ưa chuộng nhiều vẫn là khổ qua rừng, cho lá nhiều, quả nhỏ bằng ngón tay cái. Điều đặc biệt của giống rau này là ăn ngọn và lá, có thể dùng nấu canh hoặc luộc như các loại ngọn bí, rau lang. Quả rất nhỏ, ăn đắng nên ít được sử dụng. Giá một bịch hạt giống từ 12.000 đồng (60 hạt), sau thời gian trồng khoảng 3 tháng là có thể thu hoạch được lứa đầu tiên.
Học trồng rau ở đâu?
Tại TP.HCM, nếu không nhờ các chuyên gia tư vấn cách trồng rau với chi phí từ 100.000 – 350.000 đồng/2 giờ tư vấn, chị em phụ nữ có thể đến học các lớp kỹ thuật trồng rau tại nhà ở Hội Sinh vật cảnh, Hội Làm vườn, Nhà văn hóa Phụ nữ… với học phí từ 300.000 – 400.000 đồng/khóa.
Mướp hương giống bản địa thường quả nhỏ, mỗi dây trồng chỉ từ 2-3 trái nhưng vẫn được nhiều người tìm giống để trồng. Chị Hoa (Q.2, TP.HCM) cho biết: “Rau nhà trồng nên thích các giống cây từ ngày xưa, mướp giống bản địa dù trái nhỏ nhưng khi nấu trái ngọt hơn, mùi vị thơm hơn mướp lai”.
Mồng tơi dại có thời gian sinh trưởng lâu hơn rau thông thường nhưng điều khác biệt là sau khi thu hoạch 2-3 vụ vẫn chưa bị lụi tàn, không cần thay cây mới. Một điều chị em nên chú ý là rau giống “hoang dại” khả năng kháng bệnh không cao, chính vì thế khi đưa vào trồng với số lượng lớn cần chăm sóc kỹ hơn, hoặc dùng các chế phẩm sinh học để điều trị khi cây bị bệnh.
Video đang HOT
Để giúp chị em trồng nhiều rau hơn trên một diện tích nhỏ hẹp, có thể nâng cấp vườn rau bằng các loại kệ. Những chiếc kệ được thiết kế vừa nhỏ gọn, lại không che chắn ánh sáng hoặc nước của chậu rau phía trên. Mỗi kệ có thể trồng từ 7-12 khay rau trong cùng một diện tích. Giá bán từ 400.000 đồng/cái.
Ngoài ra, cửa hàng hạt giống vừa có thêm 11 giống rau xà lách mới đã được “thuần dưỡng” phù hợp với điều kiện trồng trong chậu. Rau xà lách màu xanh nhạt, xanh đậm, tím… giá bán 12.000 đồng/gói, trồng được 15-20 khay thu được hơn 10 kg rau. Và nhất là “rau xà lách nhà trồng ăn thấy vui hơn, ngon và đảm bảo an toàn cho cả nhà”, chị Hoa chia sẻ thêm.
Theo TNO
Sinh viên trồng rau, nuôi vịt
Tự tay cuốc đất, gieo hạt, tưới nước và chăm bẵm các luống rau giúp sinh viên ĐH FPT trải nghiệm thực tế, hiểu ý nghĩa của sức lao động, đồng thời kiếm được khoản tiền nhỏ khi bán thành phẩm cho nhà bếp.
Sau khi chuyển về Khu Công nghệ cao Hòa Lạc, ĐH FPT thí điểm mô hình cho sinh viên trồng rau sạch. Sinh viên được trang bị nông cụ để canh tác và mỗi nhóm được phân 6 - 7 luống đất để bắt đầu đắp luống trồng rau. Kỹ sư nông nghiệp sẽ hướng dẫn cách lên luống, xới đất, xẻ rãnh.
Ý tưởng cho sinh viên trồng rau trên Hòa Lạc được nhen nhóm từ khi xây dựng Campus Hòa Lạc, với mục tiêu tạo điều kiện cho sinh viên đlao động lành mạnh, tự tay trồng được rau. Sau khi thu hoạch, sinh viên có thể bán lại rau cho nhà bếp.
Các bạn trẻ háo hức chăm sóc từng luống rau. Vừa có rau sạch để ăn, vừa hiểu hơn về công việc của những người nông dân giúp đời sống sinh viên thêm sôi động, thú vị. Trước đó, ĐH FPT đã tổ chức nhiều khóa "7 ngày trải nghiệm" cho sinh viên đi đóng gạch, trồng rau, trồng hoa, hái chè... tại các địa phương để tăng thêm trải nghiệm cuộc sống.
Ngoài trồng rau, ĐH FPT còn thả vịt tại hồ. Sinh viên có thể cho chúng ăn vào thời gian rảnh. Nguồn trứng sạch từ đàn vịt giúp bữa ăn của các bạn thêm ngon miệng.
Rau sạch do sinh viên trồng sẽ được nhà bếp thu mua nhằm cung cấp suất ăn đủ đạm, rau xanh, tinh bột. Được trường trợ giá nên một suất ăn hiện có giá 17.000 đồng.
Trường xây dựng siêu thị mini với hơn 2.000 mặt hàng giá cả phải chăng phục vụ sinh viên và cán bộ, giảng viên.
ĐH FPT có nhiều địa điểm cho sinh viên vui chơi, giải trí như khu thể thao, sân băng, sân bóng đá... và nhiều khuôn viên xanh để các em thư giãn, tổ chức hoạt động ngoài trời...
Sân bóng đá cỏ nhân tạo hiện đại rộng 1.200 m2 dành cho sinh viên thi đấu theo các đội 5-7 người.
Hiện nay, ĐH FPT đã hoàn thiện giai đoạn một trên diện tích 9,1 ha. Khi hoàn thành tổng thể 30 ha, trường sẽ có 7 khu công trình lớn, bao gồm: giảng đường và khu nghiên cứu ký túc xá sinh viên nhà ở cho chuyên gia và giảng viên khu hành chính, hiệu bộ khu giáo dục thể chất phòng thí nghiệm, các công trình khác công viên và cây xanh.
Theo VNE
Công nghệ chăn cave đội lốt "rau sạch" của "tú bà" Sài thành "Tú bà" đào tạo các cave "già" phong cách để trở thành gái quê. Trong giới buôn hoa bán phấn ở khu vực Q. 8 (TP. HCM) hầu như chẳng ai là không biết đến cái tên Nguyễn Thị Thu Thủy (SN 1981, quê ở Ô Môn, Châu Thành, Cần Thơ). "Tú bà" này không chỉ nổi tiếng về khoản ôm nhiều "hàng...