Rủ nhau tắm hồ, hai trẻ em chết đuối thương tâm
Vụ đuối nước khiến hai trẻ em thiệt mạng ở xã Ia Đêr, huyện Ia Grai (Gia Lai) một lần nữa dấy lên hồi chuông cảnh báo về tình trạng trẻ tự do tắm sông, hồ.
Chiều tối ngày 22/8, hai em Puih Yok và Ksor Bonh (đều sinh năm 2006) là người đồng bào dân tộc thiểu số ở xã Ia Đêr, rủ nhau đến hồ nước trong xã tắm. Sau khi xuống tắm, hai em bất ngờ bị đuối nước. Khu vực hồ nước nằm ở nơi vắng vẻ, ít người qua lại nên khi xảy ra sự việc, không ai biết để đến cứu hai em.
Những hồ nước ở Gia Lai luôn luôn tiềm ẩn nguy hiểm về mùa mưa.
Một lúc sau, một người dân trong xã đi làm rẫy ngang qua, phát hiện có tư trang trên bờ, liền gọi người tìm kiếm. Khi phát hiện được hai em Puih Yok và Ksor Bonh dưới hồ thì đã quá muộn. Người dân ngay lập tức đưa thi thể hai em lên bờ.
Phía gia đình và chính quyền địa phương sau đó đã mặt tại hiện trường, làm các thủ tục và đưa thi thể 2 em về nhà làm lễ mai táng.
Ở Gia Lai nói riêng và Tây Nguyên nói chung, những hồ nước dùng để tưới cây cà phê, nuôi trồng thủy sản nằm rải rác trong các khu vực trồng cây công nghiệp. Do đang trong mùa mưa, nên mức nước ở các hồ rất cao, trở thành mối họa tiềm ẩn đối với trẻ em. Nhiều năm qua, trên địa bàn cũng đã xảy ra nhiều vụ chết đuối, nạn nhân chủ yếu là trẻ em.
Theo Nguoiduatin
Vật lộn 2 giờ dưới giếng sâu, bé gái thoát cửa tử thần kỳ
Múc nước không may bị lộn người xuống giếng, một bé gái lớp 4 đã giành giật sự sống suốt 2 giờ đồng hồ dưới giếng sâu.
Khoảng 15h30 ngày 7/6, khu vực xã Diễn Tháp (huyện Diễn Châu, Nghệ An), trời đang nắng bất ngờ có mưa dông khiến lúa thu hoạch bị ướt, cháu Lê Thị Thu Thủy (10 tuổi - trú xóm 6, xã Diễn Tháp, huyện Diễn Châu; học sinh lớp 4 Trường tiểu học Diễn Tháp) ở nhà một mình vội nhóm lúa lại, mang bì ra xúc. Xúc được khoảng 2 bì, cháu Thủy thấy nóng nên bỏ đó đi rửa tay.
Video đang HOT
Vào nhà vặn vòi nhưng nước trên thùng chảy xuống nóng, thường ngày thấy mẹ sử dụng dây gầu múc nước giếng khơi lên rất mát nên cháu chạy ra sau nhà làm theo. Do lần đầu tiên sử dụng dây, sợ gầu múc nước bị rơi, cháu Thủy móc một đầu dây làm bằng cao su vào một chiếc khóa nước bằng nhựa gần đó.
Cháu Thủy thực hiện lại quá trình móc dây vào chiếc khóa nước bằng nhựa
Lúc cúi xuống múc nước, không may cháu Thủy bị chới với rơi người xuống giếng. Cháu bị nước giếng nhồi lên nhồi xuống nhiều lần. Đến lần thứ 3, cháu may mắn vớ được sợi dây, một tay bấu víu vào dây, tay còn lại ôm chặt ống nhựa nối từ máy bơm nước xuống giếng để hút nước lên.
Cuộc "đào thoát" bất thành
Trong lúc hoảng loạn, cháu Thủy liên tục gọi tên những người hàng xóm đến cứu: "Dì Ngân... dì Hường ơi cứu cháu với, cháu bị rớt xuống giếng rồi". Nhưng những tín hiệu cầu cứu của cháu Thủy phát đi kèm những tiếng khóc không được hỗ trợ.
Không phải tiếng hét cầu cứu của cháu không có ai nghe, có người nghe nhưng người ta lại nghĩ mẹ cháu nhốt cháu ở nhà một mình, cháu khóc và bịa ra cái cớ để nhờ người đến mở cửa.
"Giếng đậy nắp chỉ hở một ít (miệng giếng được bít hơn 2/3 diện tích bằng tấm bê tông), cháu ở dưới giếng phải nghiêng miệng theo khe sáng để mong âm thanh lọt ra ngoài cho mọi người nghe thấy" - cháu Thủy nhớ lại.
Chờ đợi một lúc không thấy ai đến cứu, cháu Thủy nghĩ liều đu dây và ống nhựa để lên trên. Tuy nhiên, ống nhựa mỏng và giòn đã bị cháu Thủy kéo đứt. Duy chỉ còn dây mong manh, mỗi lần đu lên thì dây lại giãn ra như đang cố tình "đẩy" cháu xuống giếng.
Không nản, cháu Thủy tiếp tục nắm chặt tay vào dây và dùng tay, chân để bấu víu và đạp bàn chân vào thành giếng để thoát lên, nhưng lại một lần nữa cháu không làm được bởi thành giếng rêu bám rất trơn.
Ngâm mình dưới nước lâu khiến cơ thể cháu mỗi lúc càng lạnh hơn, lạnh đến buốt cả người, hai bàn tay như mỏi rũ nhưng nghị lực sống khiến cháu cố gắng bấu víu, quyết không thả dây ra.
Vết thương ở hai khuỷa tay do cháu Thủy va quệt vào thành giếng
"Lúc đó cháu lạnh lắm, tay chân toạc hết nhưng cháu không thấy đau, chỉ hơi rát một tí. Không còn sức để kêu cứu nữa, cháu chỉ biết ôm lấy dây đài và nghĩ rằng, nếu chết không được gặp bố mẹ và các anh nên cháu quyết không buông tay" - Thủy kể.
Cho đến khoảng 17h cùng ngày, chị Trần Thị Xuân (mẹ cháu Thủy) đi làm đồng về, thấy lúa để dở dang mà trời như muốn xả cơn mưa, chị Xuân vừa xúc lúa vào bì vừa kêu tên con, miệng còn trách Thủy ham chơi.
"Thủy hay ai đó?"
Xúc xong được sân lúa, lúc này khoảng 17h30, chị đóng bì chở về nhà (sân phơi lúa nằm cách nhà chị cái vườn, đây là chiếc sân của nhà cũ khi chị chưa xây lại nhà mới). Vào nhà chị tiếp tục gọi con, lần này chị nghe tiếng khóc và tiếng kêu nhưng giọng của cháu Thủy không còn được khỏe kết hợp tiếng vọng từ giếng lên khiến chị không nhận ra đó là tiếng kêu cứu của con mình.
Nghĩ rằng con nít hàng xóm chơi bên bờ tường đang kêu, chị ngó sang nhưng không thấy người. Lúc này chị mới chột dạ nghĩ con tắm phía sau, làm hỏng vòi nước nên khóc. Chị đi vào nhà tắm không thấy người, tiếp tục hỏi "Thủy hay ai đó" thì tiếng cháu Thủy đáp lại "con bị rơi xuống giếng mẹ ơi".
Chị Xuân như người mất hồn, khóc lóc, vừa dặn con ôm lấy dây vừa chạy đi gọi hàng xóm đến cứu.
Người dân đến mỗi lúc một đông, tìm cách giải cứu. Một chiếc thang sắt được mang đến thả xuống giếng, mọi người phía trên nói cháu Thủy bám vào để trèo lên. Nhưng hơn 2 tiếng đồng hồ vật lộn dưới giếng, cháu như đã vắt cạn sức, không còn đủ sức chìa tay ra bíu vào thang chứ không nói đến chuyện tự mình trèo lên trên.
Trong lúc đang loay hoay thì có một người thanh niên đi xe máy kéo theo thùng xe phía sau đi ngang qua. Thấy người dân tập trung đông, người này đã dừng xe chạy vào xem và xin nhảy xuống giếng cứu cháu Thủy.
Ngoài khuỷa tay, các ngón tay và ngón chân cháu Thủy cũng bị trầy xước do vật lộn giữa sự sống và cái chết
Như thấy phương án tốt nhất lúc bấy giờ, mọi người gật đầu đồng ý. Người thanh niên cởi bỏ quần áo dài rồi thả mình xuống giếng. Một tiếng "bõm" lớn, cháu Thủy trật tay chìm xuống giếng cùng người thanh niên. Phía trên, chị Xuân không kìm nén được lo lắng, khóc lóc gọi tên con thảm thiết.
Một lúc sau, tiếng mọi người hò hét, cháu Thủy trồi lên khỏi mặt nước trong trạng thái bất tỉnh cùng đôi bàn tay người thanh niên nhấc cháu Thủy lên khỏi mặt nước. Chiếc thang sắt vội vã được thả xuống để 2 chú cháu lên.
"Lúc ấy tôi như người mất hồn, còn không kịp hỏi ân nhân cứu con mình tên gì, quê ở đâu. Chỉ biết ôm con vào lòng sưởi ấm do cháu nó lạnh và run cầm cập. Lúc cháu Thủy tỉnh dậy thì người thanh niên đã đi từ khi nào.
Có thể đó là người đi kéo hàng thuê xã khác đến chứ người trong làng tôi nhận ra ngay. Tôi còn nghe hàng xóm kể, người đó còn bị con chó mẹ nhà tôi cắn một miếng vào chân" - chị Xuân áy náy.
Hồng Thắng
Theo Vietbao
Triều cường ổn định ở mức thấp Người dân thành phố Hồ Chí Minh sẽ được đón Giáng sinh trong bầu không khí khá mát mẻ, thời tiết tốt và triều cường ổn định. Đỉnh triều trên sông Sài Gòn phổ biến ở mức thấp (Ảnh minh họa) Mực nước tại các trạm ngày 22/12/2013 Trạm Sông Đỉnh triều (m) Chân triều (m) Mực nước Giờ x.hiện Mực nước Giờ...