Rủ nhau nhậu nhộng ve sầu, ngộ độc nguyên nhóm
5 người bạn rủ nhau nhậu, một người mang theo món “đặc sản” ve sầu để cùng nhậu và tất cả đều bị ngộ độc thực phẩm, trong đó 3 người phải nhập viện cấp cứu.
Một trong ba người bị ngộ độc, nguy kịch, đang được cấp cứu – Ảnh: TÂM AN
Sáng 4-7, lãnh đạo Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên cho biết bệnh viện vừa tiếp nhận cấp cứu 3 bệnh nhân có triệu chứng ngộ độc sau khi ăn nhộng ve sầu đào trong đất.
Theo thông tin ban đầu, tối 2-7, một nhóm thanh niên 5 người đến nhậu tại một nhà hàng trên đường Cao Thắng, TP Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk và có ăn món nhộng ve sầu do một người đào trong vườn nhà rồi chế biến mang đến.
Sau đó, cả nhóm có triệu chứng nôn ói, chóng mặt, trong đó 3 người bị nặng phải nhập viện.
Theo các bác sĩ khoa hồi sức tích cực – chống độc, khi nhập viện cả 3 bệnh nhân là C.K.L. (48 tuổi, trú phường Tân An, TP Buôn Ma Thuột); V.T.S. (37 tuổi, trú phường Tân Lợi, TP Buôn Ma Thuột) và P.V.T. (46 tuổi, trú xã Cư Suê, huyện Cư M’gar) đều không tỉnh táo, trong đó có 1 bệnh nhân hôn mê và co giật.
Qua thăm khám, bác sĩ chẩn đoán các bệnh nhân bị sốc phản vệ nghi do ăn nhộng ve sầu.
Hiện tại, cả 3 bệnh nhân đã qua cơn nguy kịch nhưng vẫn còn lơ mơ.
2 người còn lại cũng có triệu chứng đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy nhưng tự điều trị tại nhà. Hiện tại tình trạng sức khỏe của 2 người này đã tạm ổn.
Cũng theo bác sĩ, ngộ độc ve sầu có nhiều mức độ, nhẹ thì nổi mề đay, mẩn ngứa, nặng hơn thì khó thở, tụt huyết áp. Do đó, sau khi ăn ấu trùng ve sầu nếu có triệu chứng mệt mỏi, tức ngực, khó thở cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và cấp cứu kịp thời.
Sáng 17/3: Trẻ dưới 5 tuổi là F0 điều trị tại nhà cần liên hệ y tế ngay khi có các dấu hiệu dưới dây
Bộ Y tế cho biết, đến nay hơn 3,5 triệu người mắc COVID-19 ở nước ta đã khỏi bệnh; trong số các ca đang điều trị có 4.210 F0 nặng; theo hướng dẫn cuả Bộ Y tế, trẻ dưới 5 tuổi là F0 điều trị tại nhà cần liên hệ y tế ngay khi có các dấu hiệu dưới đây.
Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam:
Video đang HOT
Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 6.820.458 ca mắc COVID-19, đứng thứ 20/225 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 130/225 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 69.015 ca nhiễm).
Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay): Số ca nhiễm ghi nhận trong nước là 6.812.818 ca, trong đó có 3.547.488 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: Hà Nội (891.145), TP. Hồ Chí Minh (575.229), Bình Dương (349.319), Bắc Ninh (242.371), Nghệ An (297.937).
Bộ Y tế cho biết đến nay hơn 3,5 triệu người mắc COVID-19 ở nước ta đã khỏi bệnh; trong số các ca đang điều trị có 4.210 F0 nặng
Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 168.954 ca/ngày.
Tổng số ca được điều trị khỏi: 3.547.488 ca
Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 4.210 ca, trong đó: Thở ô xy qua mặt nạ: 3.322 ca; Thở ô xy dòng cao HFNC: 458 ca; Thở máy không xâm lấn: 103 ca; Thở máy xâm lấn: 318 ca; ECMO: 9 ca
Số bệnh nhân tử vong: Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua là74 ca.
Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 41.607 ca, chiếm tỷ lệ 0,6% so với tổng số ca nhiễm.
Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/225 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 128/225 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49(xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 23/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).
Tình hình xét nghiệm: Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện xét nghiệm được 36.222.843 mẫu tương đương 81.949.741 lượt người, tăng 243.847 mẫu so với ngày trước đó.
Tình hình tiêm chủng vaccine phòng COVID-19
Tổng số liều vaccine phòng COVID-19 đã được tiêm là 200.729.854 liều, trong đó:
Số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 183.676.893 liều: Mũi 1 là 70.923.138 liều; Mũi 2 là 67.842.586 liều; Mũi 3 là 1.493.307 liều; Mũi bổ sung là 14.581.172 liều; Mũi nhắc lại là 28.836.690 liều.
Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 17.052.961 liều: Mũi 1 là 8.751.020 liều; Mũi 2 là 8.301.941 liều.
Nếu trẻ dưới 5 tuổi là F0 điều trị tại nhà có những dấu hiệu sau cần liên hệ ngay với y tế
Theo "Hướng dẫn quản lý tại nhà đối với người mắc COVID-19" ban hành kèm theo quyết định 604/ QĐ- BYT của Bộ Y tế, đối với F0 điều trị tại nhà là trẻ dưới 5 tuổi cần theo dõi các dấu hiệu: tinh thần, bú/ăn, đo thân nhiệt ít nhất 2 lần/ngày, đếm nhịp thở, mạch, đo SpO2 (nếu có máy đo), mầu sắc da, niêm mạc, rối loạn tiêu hóa.
Khi người chăm sóc, quản lý F0 là trẻ dưới 5 tuổi điều trị tại nhà phát hiện bất cứ một trong các dấu hiệu dưới đây phải thông báo ngay cho cơ sở quản lý người mắc COVID-19 tại nhà: trạm y tế xã, phường; hoặc trạm y tế lưu động, trung tâm vận chuyển cấp cứu... để được khám bệnh, xử trí cấp cứu và chuyển viện kịp thời hoặc đưa trẻ mắc COVID-19 đến các cơ sở y tế để được khám, chữa bệnh.
Có các dấu hiệu mà người theo dõi, chăm sóc F0 điều trị tại nhà là trẻ em cần lưu ý để liên lạc với y tế
Tinh thần: trẻ quấy khóc không chịu chơi, không hóng chuyện hoặc li bì, hoặc co giật.Sốt cao liên tục> 39 oC và khó hạ thân nhiệt bằng các phương pháp như dùng thuốc hạ sốt chườm/lau người bằng nước ấm. Hoặc sốt không cải thiện sau 48 giờ.Trẻ thở nhanh hơn so với tuổi: Trẻ Trẻ thở bất thường: Khó thở, thở phập phồng cánh mũi, co kéo hõm ức, cơ liên sườn.SpO2 Tím táiMất nước: môi se, mắt trũng, khát nước, đái ít.Nôn mọi thứTrẻ không bú được hoặc không ăn, uống đượcTrẻ mắc thêm các bệnh khác như: sốt xuất huyết, tay chân miệng...Bất kỳ tình trạng bất ổn nào của trẻ em mà thấy cần khám, chữa bệnh
Ngày thứ 5 liên tiếp số ca mắc COVID-19 trong ngày ở Hà Nội giảm
Theo thống kê của Bộ Y tế, ngày 16/3, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 180.558 ca mắc mới COVID-19, tăng 5.084 ca so với ngày trước đó tại 62 tỉnh, thành phố (trong đó có 121.201 ca trong cộng đồng).
Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: Hà Nội (26.220), Nghệ An (10.797), Vĩnh Phúc (8.875), Phú Thọ (8.335), Bắc Ninh (5.751), Bình Dương (5.285),
39 tỉnh, thành phố khác có số ca mắc mới COVID-19 từ 1.000- gần 5.000 ca.
Về số ca mắc mới của Hà Nội, trong số 26.220 F0 mớ, có 8.854 ca cộng đồng, 17.366 ca đã cách ly.
Các bệnh nhân phân bố tại 522 xã, phường, thị trấn thuộc 30/30 quận, huyện, thị xã. Một số quận, huyện ghi nhận nhiều bệnh nhân trong ngày như: Hai Bà Trưng (1.702); Hoàng Mai (1.694); Hà Đông (1.584); Cầu Giấy (1.437); Long Biên (1.408); Ba Đình (1.386).
Như vậy, đây là ngày thứ 5 liên tiếp số ca mắc COVID-19 trong ngày ở Hà Nội giảm.
TPHCM: Có F0 trở nặng hoặc nhóm nguy cơ cao, có thể gọi 2 số hotline để hỗ trợ
Trước tình hình dịch bệnh đang gia tăng do biến chủng Omicron, việc bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ cao vẫn là biện pháp rất quan trọng. TP HCM tiếp tục triển khai chiến dịch bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ mở rộng cho người trên 50 tuổi và người có bệnh nền ở mọi lứa tuổi.
Khi trong nhà có người thuộc nhóm nguy cơ cao nghi mắc COVID-19 hoặc F0 trở nặng, có dấu hiệu suy hô hấp (thở nhanh, hoặc khó thở hoặc SpO2 dưới 96%) thì người nhà cần liên hệ đến trạm y tế/trạm y tế lưu động nơi cư trú để được hỗ trợ xử trí cấp cứu và chuyển người bệnh đến bệnh viện gần nhất.
Nếu gọi không được thì có thể liên hệ tiếp tổng đài 1022 nhấn phím 3, hotline của HCDC (08 6957 7133), Sở Y tế TP (096 7771 010) để được hỗ trợ.
Theo trang mạng worldometer.info, trong vòng 24 giờ qua, thế giới ghi nhận trên 1,5 triệu ca mắc COVID-19 và trên 4.300 ca tử vong. Tổng số ca mắc từ đầu dịch tới nay đã vượt 463 triệu ca, trong đó trên 6,07 triệu ca tử vong.
Ba quốc gia có số ca mắc trong 24 giờ qua cao nhất thế giới là Hàn Quốc (400.741 ca), Đức (275.807 ca) và Pháp (108.832 ca).
Ba quốc gia có số ca tử vong trong 24 giờ qua cao nhất thế giới là Nga (576 ca), Mỹ (570 ca) và Đức (298 ca).
Tính từ đầu đại dịch, Mỹ là quốc gia có tổng số ca mắc nhiều nhất thế giới với trên 81,2 triệu ca mắc COVID-19 và trên 993.000 ca tử vong. Tiếp đó là Ấn Độ với trên 43 triệu ca mắc và trên 516.000 ca tử vong. Đứng thứ ba là Brazil với trên 29,4 triệu ca mắc và trên 655.000 ca tử vong.
Trung tâm Phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh (CDC) Mỹ cho biết dòng phụ BA.2 của biến chủng Omicron đang là biến chủng lây lan chủ đạo gây bệnh COVID-19 tại nước này, chiếm 25% số ca mắc mới, tăng mạnh so với mức 10% của một tuần trước đó. Kể từ tháng 1 vừa qua, Omicron dường như là biến chủng chủ đạo tại Mỹ. Tuy nhiên, trong vài tuần trở lại đây, dòng phụ BA.2 đang dần nổi lên.
Đa dạng các hình thức hỗ trợ F0 điều trị tại nhà ở Vĩnh Phúc Nhờ đa dạng các hình thức hỗ trợ chăm sóc bệnh nhân điều trị tại nhà đến nay tỉnh Vĩnh Phúc không ghi nhận trường hợp nào chuyển nặng hoặc bệnh nhân bị bỏ quên, không được chăm sóc y tế. Theo báo cáo của Sở Y tế tỉnh Vĩnh Phúc, trong ngày 9/3, trên địa bàn ghi nhận thêm 2.729 trường hợp...