Rủ nhau lên phố cổ nếm đặc sản biển
Hà Nội đang “vào mùa” sứa đỏ. Sứa đỏ là đặc sản của vùng biển Thuỷ Nguyên (Hải Phòng), một vài năm trở lại đây, sứa đỏ dần trở nên phổ biến với người Hà Nội từ các quán ăn sang trọng ra đến những gánh hàng vỉa hè bình dân.
‘Chợ sứa’ trên biển Hải Hòa một buổi sớm maiĐược ví như ‘nhân sâm trắng’ chỉ 3 – 5 nghìn đồng/kg ở Hà Nội nhưng cực tốtNhững món ăn vặt gây sốt ở Hà Nội năm 2016
Sứa đỏ là món ăn chơi quen thuộc ở Hà Nội. Giống như rươi, sứa đỏ cũng chỉ có mùa chứ không phải có quanh năm. Mùa sứa đỏ thường diễn ra vào khoảng 25, 26 tháng Giêng đến tháng 5 Âm lịch.
Với người sành ăn, sứa có nhiều loại, sứa tươi hoặc sứa đã ngâm. Sứa tươi đã cạo bỏ nhớt, rửa sạch, cho vào ngâm trong nước lá sung hay đinh lăng, mỏ vẹt, đun sôi để nguội cùng chút muối trong khoảng 4 – 5 ngày sứa sẽ tự chuyển sang màu đỏ.
Mỗi miếng sứa lớn được ngâm cùng quất hoặc chanh để bớt mùi tanh, sau đó sẽ được cắt thành miếng vừa ăn. Sứa đỏ phải ăn kèm với tía tô, đậu nướng, cùi dừa cắt miếng và mắm tôm.
Là món ăn nổi tiếng vào những tháng giao mùa Xuân – Hạ ở Hà Nội, sứa đỏ là món kén người ăn. Người thì mê mẩn cái vị mát bùi của sứa và những thức ăn kèm. Người ăn sứa bị dị ứng. Có người lại trông sắc đỏ lịm mà ngần ngại không dám thưởng thức.
Video đang HOT
Để cảm nhận hết hương vị đậm đà vùng biển, người ta thường ăn sứa đỏ kèm đủ đậu phụ, dừa tươi, rau thơm và mắm tôm. Hay đơn giản hơn, chỉ cần gọi riêng sứa đỏ với rau thơm, mắm tôm là đủ thỏa mãn vị giác của những người con vùng biển xa quê.
Theo Ngaynay
Sự thật về cam Cao Phong giá rẻ tràn lan trên phố
Cam Cao Phong là loại cam đặc sản của vùng Cao Phong Hòa Bình, với những giá trị về kinh tế và chất lượng thì giá bán của loại cam này dao động từ 30.000/kg trở lên khi mua tại vườn.
Tuy nhiên, trên những vỉa hè hay những khu chợ dân sinh tại thành phố Hà Nội, nó lại có giá rẻ đến bất ngờ, chỉ 15.000 đồng/ kg.
Cam gắn mác Cao Phong Hòa Bình giá rẻ được chào bán khắp các tuyến phố Hà Nội
Quả quý được chứng nhận chỉ dẫn địa lý
Từ nhiều năm nay, cam Cao Phong đã trở thành một thương hiệu của Hòa Bình. Cam vỏ mọng nhiều nước có vị ngọt chua đặc trưng. Đây là nông sản đem lại sản lượng cao cho người dân nơi đây. Tại Cao Phong hiện nay đang phát triển 4 giống cam chính là cam lòng vàng, cam Xã Đoài, cam canh, cam V2. Bốn giống cam này lần lượt ra trái từ tháng 9 dương lịch đến khoảng tháng 2-3, mùa chín rộ ước chừng vào Tết Nguyên đán.
Năm 2014, Bộ Khoa học và Công nghệ đã trao Giấy chứng nhận Chỉ dẫn địa lý Cao Phong cho sản phẩm cam của huyện Cao Phong. Chỉ dẫn địa lý "Cao Phong" bước đầu bảo hộ cho bốn giống cam là CS1, Xã Đoài lùn, Xã Đoài cao và cam Canh. Đây là những giống cam được di thực ở các địa phương khác về huyện Cao Phong từ những năm 1960. Đây cũng là chỉ dẫn địa lý đầu tiên được cấp cho tỉnh Hòa Bình.
Cam tại đây được hướng dẫn trồng và phát triển theo mô hình trồng cam sạch theo tiêu chuẩn VietGap. Vì là loại quả tươi ngon và có chất lượng tốt nên hiện nay cam không chỉ bày bán ở thị trường trong nước mà còn hướng tới xuất khẩu ra nước ngoài.
Các cấp chính quyền tại đây cũng tạo mọi điều kiện để giúp đỡ người dân trồng cam theo mô hình sạch, và có những hướng phát triển cho mỗi năm để phù hợp với tình hình phát triển của địa phương, hướng tới đem cam Cao Phong xuất khẩu ra nước ngoài. Hàng năm, tại đây còn tổ chức lễ hội Cam Cao Phong để quảng bá hình ảnh cam Cao Phong và khẳng định thương hiệu cam số một hiện nay.
Chị Tường Anh, chủ vườn tại đây cho biết: " Trồng và chăm sóc theo mô hình VietGap đã làm cho chất lượng cam ngày càng tăng lên, năng suất hàng năm cũng tăng lên rất nhiều. Mỗi năm vào ngày lễ hội thì cũng được tổ chức để nhằm quảng bá hình ảnh của cam Cao Phong ra rộng rãi hơn".
Trung bình giá cam tại vườn được bán với giá từ 25.000-30.000 đồng/kg và giá này, theo người trồng còn có thể tăng lên tùy vào nhu cầu của thị trường, tùy thuộc từng loại cam,ví dụ như cam V2 thường ra quả vào dịp Tết Nguyên đán nên rất được ưa chuộng, vì thế giá cũng cao hơn những loại cam khác.
Giá cam tại vườn còn đắt hơn khi xuống phố
Theo chị Tường Anh cho biết: "Giá tại vườn là 25.000-30.000 đồng/kg thì nếu đem ra thị trường, đặc biệt là đưa đến các thành phố lớn như Hà Nội thì giá ước chừng khoảng từ 45.000 đồng/kg trở lên".
Thế nhưng, tại các cung đường Hà Nội như Nguyễn Xiễn, Hồ Tùng Mậu... hay tại một số chợ dân sinh, "Cao Phong" lại chỉ có 10.000-15000 đồng/kg. Giá mà ngay cả bán tại vườn cũng không có. Khi được hỏi về xuất xứ của những trái cam này, người bán đều thản nhiên trả lời đây là cam Cao Phong chuyển từ Hòa Bình về.
Tuy nhiên, khi được hỏi vì sao lại có giả rẻ hơn nhiều so với mua tại vườn như vậy thì người mua sẽ nhận được câu trả lời rằng đây là loại rẻ hoặc mua nhiều nên giá rẻ hơn. Chị Liên (bán hoa quả ở chợ Nhà Xanh- Xuân Thủy) cho biết: "Cam này là cam Cao Phong chuẩn, nhưng cũng có loại này loại kia nên giá rẻ hơn thôi em ".
Thực tế, những quả cam mang thương hiệu Cao Phong nhưng thực chất lại được lấy từ những tỉnh khác hoặc thậm chí là hàng từ Trung Quốc với cái giá chỉ vài ngàn đồng một cân. "Như cam ở những nơi khác nhập chỉ có giá khoảng 9000-10.000 đồng/ kg thôi, rất rẻ, còn giá cam ở Cao Phong thì không bao giờ có giá như vậy.
Cam đấy nhìn bề ngoài thì nó giống hệt như cam Cao Phong nhưng những người nào sành ăn thì người ta biết ngay. Vì cam bình thường sẽ không có độ đậm cũng như mùi thơm đặc trưng. Có khi cũng là loại cam lòng vàng nhưng được trồng ở khu vực khác trong tỉnh, nhưng cũng không thể nào ngon bằng cam ở tại chính đất Cao Phong", chị Tường Anh chia sẻ thêm.
Đánh vào nhu cầu của người mua muốn mua những sản phẩm có danh tiếng nhưng lại thích rẻ, chính vì vậy những người bán, nghiễm nhiên dùng cái mác cam Cao Phong để che mắt người mua. Vì cam Cao Phong thật có giá thành thường cao hơn những loại cam ở nơi khác, chính vì vậy nhiều người không biết có thể mua phải những loại cam cộp mác Cao Phong nhưng thực ra thì lại không phải.
Bạn Mỹ Hảo (sinh viên) cho biết: " Mình cũng hay mua hoa quả ở mấy sạp bên vỉa hè nhưng cũng chưa bao giờ tìm hiểu kỹ lắm. Người bán nói cam ở đâu thì mình biết vậy thôi chứ cũng không tìm hiểu gì nhiều, giá cả hợp lý thì mua thôi"...
Việc thương hiệu cam Cao Phong bị đem đi gắn mác cho những loại cam không phải cam Cao Phong chính gốc sẽ làm tổn thất lớn về thương hiệu cũng như niềm tin của người tiêu dùng.
Người mua phải cam Cao Phong nhái sẽ đánh giá sai về chất lượng những trái cam mà người trồng đang từng ngày phải xây dựng, gìn giữ. Những trái cam đạt chuẩn mà những người trồng phải chăm bón kỹ lưỡng rồi sẽ bị hàng nhái làm mất đi uy tín và niềm tin của người tiêu dùng .
Theo Phapluat.
Ngất ngây với món gà nướng đặc sản của núi rừng Tây Nguyên Trong những buổi chiều se lạnh ở núi rừng, được quây quần bên bếp lửa giữa nhà sàn rồi tự tay trở từng con gà đang chín dần thì không còn gì thú vị bằng. Không chỉ hấp dẫn du khách với phong cảnh hùng vĩ của núi rừng, mảnh đất Tây Nguyên còn thết đãi du khách món gà nướng mang đậm...