Rủ nhau đi học trồng nấm, kiếm trên 100 triệu đồng/năm
Học hỏi nghề trồng nấm do các cơ sở Hội Hông dân phối hợp tổ chức, nhiều hộ ở Đà Nẵng đã thu nhập từ 100 – 200 triệu đồng/năm.
Mỗi năm, chị Huệ thu lợi gần 200 triệu đồng từ trồng nấm
Học nghề nấm từ hội nông dân xã tổ chức, chị Nguyễn Thị Huệ (ở thôn An Trạch, xã Hòa Tiến, huyện Hòa Vang) đã phát triển mô hình tại nhà, đem lại thu nhập mỗi năm 200 triệu đồng.
Chị Huệ nói: Trước đây, gia đình chủ yếu dựa vào mấy sào ruộng nhưng không đủ sống. Hằng ngày, tôi còn làm thêm chăm sóc nấm cho HTX tại địa phương. Năm 2013, Hội ND xã cùng huyện phối hợp mở lớp dạy nghề nấm cho bà con nông dân. Tôi cũng tham gia học hỏi, làm thử và kết luôn với nấm.
Ban đầu, chị dựng tạm một chòi nhỏ bên nhà, mua 100 bịch nấm về treo thử thì thấy mang lại hiệu quả cao. Thu hoạch lần đầu chị hái đi bán tại các chợ lẻ, mỗi ngày thu nhập từ 60.000-70.000 đồng.
Thấy mô hình đem lại tín hiệu khả quan, chị bắt đầu lập trại nấm 20m2 tại vườn nhà. Tuy nhiên, khi bắt tay vào làm, chị vấp thất bại do thiếu kinh nghiệm, việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào trồng nấm chưa được bài bản. Có lần mình hư cả 2.000-3.000 bịch nấm vì không biết cách chăm sóc, có khi lấy phôi không đạt, nấm không ra…, chị Huệ chia sẻ thêm.
Video đang HOT
Không từ bỏ, chị lại tìm đến đến các trại trồng nấm hiệu quả để học hỏi thêm kinh nghiệm thực tế. Sau khi khắc phục được các yếu tố khiến mẻ nấm thất bại chị gặt được thành công ở những mẻ nấm tiếp theo. Lấy ngắn nuôi dài, dần dần chị làm tích lũy dần lên, chị phát triển trang trại dần lên 100m2. Với diện tích trên, mỗi năm chị làm 3 vụ, mỗi vụ trồng từ 6.000- 7.000 bịch nấm sò tím. Sau khi trừ chi phí, chị lãi 60-70triệu đồng/năm.
Đối với trồng nấm, khi làm cần phải yêu nghề, chịu khó mới duy trì được lâu. Từ làm nấm, đời sống kinh tế gia đình ổn định, không thiếu hụt như hồi xưa… , chị Huệ chia sẻ.
Không dừng lại, chị tiếp tục học hỏi, tận dụng diện tích 60m2 đất còn lại trong vườn nhà để làm giàn trồng nấm rơm, mỗi tháng chị trồng 2 mẻ nấm rơm, mỗi lần 1.600 mô. Riêng với nấm rơm, mỗi tháng chị thu hoạch 70-80kg cho thu nhập trên 10 triệu đồng.
Nấm rơm rất nhạy cảm, nhẹ, yếu, mềm và rất dễ hư khi không điều chỉnh được thời tiết. Trồng dưới đất thì nấm đem hiệu quả cao hơn, tuy nhiên, nếu không có diện tích thì tận dụng trồng trong giàn. Nhiệt độ thích hợp để nấm rơm phát triển là ở nhiệt độ 25-33o độ C, độ ẩm 85%. Đồng thời, trong trại phải vừa giữ nhiệt độ phù hợp vừa đủ độ ẩm, thông thoáng. Nếu gặp thời tiết nắng gắt mà không điều chỉnh nhiệt độ phù hợp nấm cũng sẽ chết…, chị Huệ cho hay.
Chị chia sẻ thêm: Đối với trồng nấm, khi làm cần phải yêu nghề, chịu khó mới duy trì được. Từ làm nấm, đời sống kinh tế gia đình ổn định, không thiếu hụt như hồi xưa. Mỗi năm, tính tổng thu từ nấm sau khi trừ chi phí gia đình thu nhập khoảng 200 triệu đồng. Tôi muốn phát triển thêm mô hình, nhưng diện tích đất gia đình hạn hẹp….
Trang trại nấm của vợ chồng anh Bồng
Còn với anh Phạm Kim Bồng (ở tổ 28 phường Hòa Thọ Tây, quận Cẩm Lệ, Đà Nẵng), đã nghỉ việc ở một công ty vật liệu xây dựng đề về nhà trồng nấm.
Anh Bồng cho biết, vợ chồng anh làm mô hình nấm đã gần 5 năm. Sau khi nghỉ việc, năm 2012, anh tham gia lớp tập huấn trồng nấm do Trung tâm dạy nghề huyện Hòa Vang tổ chức.
Trên diện tích 32m2 cạnh nhà, vợ chồng anh trồng thử nghiệm 100 bịch nấm sò, năm đầu tiên doanh thu đạt 30 triệu đồng. Dần dà, lấy ngắn nuôi dài, vợ chồng anh đầu tư mở rộng diện tích lên 200 m2, trồng gối đầu 10.000 bịch/năm. Mỗi năm, vợ chồng anh thu nhập khoảng 100 triệu đồng và đang trồng thử nghiệm 1.500 bịch nấm linh chi.
Nghề này đòi hỏi phải chịu khó, trồng nấm sò thu hoạch quanh năm, tuy nhiên đầu ra, giá cả lại rất bấp bênh. Hầu như nguồn nấm đều đi tiêu thụ tại chợ, không có điểm bán sản phẩm…, anh Bồng cho biết thêm.
Theo Danviet
Trồng nấm rơm - đầu tư ít, thu lãi cao
Những năm gần đây, phong trào trồng nấm rơm phát triển khá mạnh ở nhiều địa phương trong tỉnh Quảng Ngãi. Mô hình này đã giúp bà con vừa tận dụng được phụ phẩm nông nghiệp (NN), vừa tận dụng được lao động nông nhàn, tăng thu nhập, cải thiện đời sống và góp phần xóa đói giảm nghèo ở địa phương.
Ông Đào Ngọc Chương - người trồng nấm rơm lâu năm ở xã Hành Thịnh, huyện Nghĩa Hành, cho biết: Trồng nấm rơm không khó nhưng người trồng phải thực hiện đúng theo hướng dẫn mới đạt kết quả. Ngoài việc xử lý rơm thì chọn meo giống tốt, đúng tuổi, không nhiễm khuẩn sẽ cho năng suất cao và chất lượng nấm tốt. Việc theo dõi nhiệt độ và độ ẩm trong nhà nấm cũng là khâu rất quan trọng.
Nhờ trồng nấm rơm, nhiều nông dân Quảng Ngãi có thu nhập ổn định. Ảnh: L.Q
"Về chi phí đầu tư trồng nấm rơm tương đối thấp hơn so với những ngành nghề khác, chỉ cần khoảng 7 triệu đồng là có thể đầu tư làm một trại sản xuất nấm với diện tích khoảng 30m2. Hiện nay tôi đã xây dựng 5 trại nấm, trung bình mỗi tháng thu hái khoảng 250kg. Với giá bán từ 80.000 - 85.000 đồng/kg, tôi thu về hơn 2 triệu đồng/tháng" - ông Chương chia sẻ.
Theo ông Phạm Tuần Mậu (ở khu dân cư Khê Thượng, xã Tịnh Khê, TP.Quảng Ngãi), để trồng nấm đạt năng suất cao và chất lượng tốt phải đảm bảo các yếu tố như chọn rơm đã phơi thật khô và không bị nấm mốc.
Về xử lý nguyên liệu, cứ 1 tấn rơm rạ thì dùng 20kg vôi (3kg vôi hòa với 100 lít nước), ngâm rơm rạ ngập trong nước khoảng 15-20 phút, vớt ra để ráo khoảng 3 - 5 phút rồi đem ủ, thời gian ủ từ 7-10 ngày; sau khi chất đống ủ 3-4 ngày thì đảo rơm một lần, đảo từ ngoài vào trong, từ trên xuống, nếu rơm quá ướt, cần giảm bớt dụng cụ đậy bên ngoài.
"Nếu rơm bị khô, cần bổ sung thêm nước vôi với tỉ lệ 3kg vôi cho 100 lít nước, tưới vừa đủ; khi rơm rạ mềm hẳn và có màu hơi vàng thì tiến hành đóng mô và cấy giống. Khuôn đóng mô có chiều ngang từ 0,3-0,4m, chiều cao từ 0,35m. Trải rơm vào khuôn và dùng tay ấn chặt, nhất là xung quanh thành mô, sau đó cấy giống cách mép 4-5cm. Từ khi cấy meo giống đến bắt đầu thu hoạch 13-15 ngày, với 300kg rơm thu khoảng 25-30kg nấm" - ông Mậu hướng dẫn.
Nấm rơm chứa 2,65 - 5,05% protein, trong protein này có đầy đủ 19 loại acid amin (có 8 loại acid amin không thay thế), do vậy nấm không chỉ là loại thức ăn ngon mà còn có giá trị dinh dưỡng khá cao.
Theo Danviet
Hàng hiếm ở "vương quốc" na Lạng Sơn Sau một thời gian bị thất sủng do đỏng đảnh trong khâu chăm sóc, vận chuyển, giờ đây na bở lại thuộc diện hàng hiếm ở vương quốc na Lạng Sơn. Do khó tính trong khâu chăm sóc, vận chuyển đi xa dễ bị dập nát nên mấy năm gần đây, người dân Lạng Sơn chuyển dần diện tích na bở sang trồng...