Rủ nhau đến nhà bác Phạm Bằng ăn chè
Hàng bánh trôi tàu đã nổi tiếng ở Hà Nội và vào những ngày chớm lạnh như thế này thì ăn lại càng hợp.
Hàng chè nhà bác đã bán được 24 năm rồi đấy! Ban đầu mọi người cứ nghĩ rằng đây là nghề gia truyền của bác Phạm Bằng bởi nghề của bác là diễn viên cơ mà… nhưng sự thật là do vào thời đầu, nghề diễn viên không đủ để nuôi cả gia đình nên vợ chồng bác mới xoay sang mở hàng chè để có thêm thu nhập. Thỉnh thoảng, bác vẫn trêu khách đến ăn rằng: chè của tôi là gia truyền… đời đầu.
Mà ai cần để ý đến hai chữ “gia truyền” cơ chứ! Khách đến đây ăn chỉ đơn giản là vì chè ngon, vì ông chủ ở đây vui tính thôi. Khác hẳn với hình ảnh “ông sếp” khó tính trong gặp nhau cuối tuần, gặp bác Phạm Bằng ngoài đời thấy bác giản dị, điềm tĩnh hơn hẳn nhưng cái vẻ dí dỏm vẫn thường có của người nghệ sĩ hài thì không hề khác. Các bạn cứ thử rình đến lúc quán vắng khách mà xem, ngồi nói chuyện với bác í vui cực. Nhưng chắc là cũng không nói được nhiều đâu, bọn tớ thấy bác Phạm Bằng bận luôn chân luôn tay: hết chỉ chỗ để xe cho khác rồi quay vào luộc bánh xong lại quay ra thu tiền…
Chè ở nhà bác chỉ có ba loại là: bánh trôi tàu, lục tàu xá, chí mà phù và đặc biệt là tất cả đều phải ăn nóng, thế nên cứ khoảng thời gian này trong năm, nhà bác bán đắt hàng lắm! Để ý thấy bánh trôi tàu ở đây có độ dai hơn hẳn so với những nơi khác mà không hề bị cứng hay nát. Lân la hỏi chuyện thì mới biết bí quyết của bác là phải đặt mua cho được gạo mùa cũ, loại gạo gặt từ năm trước rùi để đến năm nay dùng í. Thông thường, loại gạo này rất khó mua và có giá cao hơn rất nhiều.
Video đang HOT
Còn với món lục tàu xá, cơ bản là có hạt sen, đậu xanh, vỏ quýt và nếu vào mùa thì có thêm cả mã thầy. Nhiều người “bắt lỗi” bảo là món này phải có thêm cả long nhãn nữa… thì bác chỉ cười bảo là nếu cho thêm cả long nhãn vào thì giá cao lắm, sợ rằng chẳng ai ăn nữa.
Chí mà phù có lẽ là đơn giản nhất thì phải? Thành phần chính chỉ gồm hạt vừng đen và đường thôi nhưng ăn loại chè này rất ngon và mát. Mùi thơm thơm, vị béo béo đặc trưng của hạt vừng xay nhuyễn là quá đủ để hấp dẫn bao người.
Tuy vậy, vẫn có một điểm trừ, chè hơi ngọt quá nên với những ai không quen ăn đồ ngọt thì sẽ chẳng ăn được nhiều đâu. Thông tin cuối cùng đây, giá một bát chè là 10k nhá! Địa chỉ chính xác ở số 30 phố Hàng Giầy.
Những hàng bún... lạ
Không quá quen thuộc như các loại bún riêu hay bún thang... chỉ thay đổi một chút thôi nhưng cũng đáng để thử lắm!
Bún tim ngõ Đào Duy Từ
Bình thường, nếu muốn ăn bún tim thì có rất ít nơi bán hoặc chỉ có thể ăn ở nhà. Mà hàng bún này cũng có sự kết hợp lạ lắm nhé! Bún có măng và đi với khá nhiều sự lựa chọn, nào là tim, sườn, thịt bò rồi giò và mọc nữa. Nhưng có lẽ ngon và hợp lý thì có tim, mọc và sườn thôi. Với tim thì cũng như bình thường, được cái là chủ hàng khéo mua, chọn được quả tim tươi nên ăn rất mềm và ngọt thịt. Với sườn và mọc cũng thế, không có mùi vị thật đặc biệt nhưng nhờ có cái tài nấu khéo léo mà mỗi thứ lại có nét đặc trưng riêng. Sườn rất mềm nhưng không hề bị nhạt như kiểu ninh lâu hết chất mà vẫn đậm đà ra vị thịt. Hay ngay cả nước chan ở đây cũng vậy, cũng chỉ là nước hầm xương thôi, chắc cũng không nêm nếm thêm gia vị gì quá khác lạ nhưng được cái là có vị ngọt hơn một chút so với nước chan của bún măng hay bún thịt thông thường.
Hàng bún này chỉ bán vào buổi sáng thôi nhé! Cỡ khoảng 10h là hết hàng rồi. Địa chỉ chính xác là: Bún Thủy - 10C ngõ Đào Duy Từ, ngay từ chỗ để xe của trà chanh đi vào í. Giá một bát bún là 20K nha!
Bún mọc - Nguyễn Chế Nghĩa
Nếu là bún mọc thông thường thì sẽ đi với thịt lợn giống kiểu bún bung, còn nếu có măng thì sẽ đi với thịt ngan, thịt vịt. Thế nhưng hàng bún mọc mà Kênh14 giới thiệu ở đây lại là mọc, măng khô, thịt gà và giò sống. Những thứ này kết hợp với nhau khá ăn ý. Không quá cầu kì như bún thang, cũng không hẳn là đơn giản như bún măng, chỉ hơi khác hơn một chút nhưng cũng đáng thử. Hàng bún này bán hàng cũng được khá lâu rồi nên cũng đông khách lắm. Được cái là bán hàng ngay tại nhà của họ nên chỗ ngồi ăn cũng như mọi thứ ở đây rất sạch sẽ. Và một điểm cộng nữa là với các cửa hàng khác, nếu có dùng măng thì cũng chỉ là măng tươi thôi chứ không dùng măng khô như ở đây, bởi măng khô đắt hơn mà khi chế biến cũng mất nhiều thời gian hơn. Còn về chuyện ngon thì chắc chắn là măng khô ngon hơn hẳn rùi!
Hàng bún này nằm ở phố Nguyễn Chế Nghĩa trên phố Hàm Long, đối diện với trường Ngô Sĩ Liên nhá! Họ cũng chỉ bán hàng vào buổi sáng thôi.
Nem vuông phố cổ
Cái lạ ở đây có lẽ chỉ là hình dáng của chiếc nem thôi. Không dài hoặc nhỏ như chiếc nem thông thường, nem của hàng này được gói thành hình vuông cỡ bằng lòng bàn tay. Chất lượng nem cũng khá ngon, thơm dậy mùi thịt cua, lớp vỏ giòn tan cho dù có bị để nguội hơi lâu một chút. Nem được ăn với bún, thế nhưng nước chấm ở đây lại chưa thực sự ngon, các vị chua, mặn, ngọt chưa hài hòa cho lắm. Giá một suất bún vừa ăn gồm hai chiếc nem là 20k nhé! Còn về phần địa điểm thì hàng bún này cũng nằm ở trong ngõ Đào Duy Từ (số 35) như trên, ngay cạnh hàng trà chanh luôn. Và giờ bán hàng là vào tầm trưa trưa nghen.
Những "thiên đường" ăn vặt dành cho teen Hà Nội Gọi là "thiên đường" là bởi ở những nơi này, hầu như món "tủ" nào của teen cũng để có hết luôn á! Từ khoai tây chiên, bánh xèo, nộm thịt bò khô, cho đến chè, kem xôi, hồng trà... đều đủ hết. Hơn nữa, giá cả cũng hợp "gu" lắm cơ. Ở dưới đây, bọn tớ tạm thời chỉ giới thiệu hai...