Rủ nhau chinh phục ngọn núi ‘bước 1 bước lên tới đỉnh’ mà du khách không hề hay biết vừa giẫm chân lên bí ẩn 70 năm chưa ai giải thích được
Nhìn trông giống một hòn đá nằm giữa đường, thế nhưng đây là ngọn núi thu hút rất đông khách du lịch với phần nhô lên chỉ khoảng 60 cm.
Với đa phần mọi người, ai cũng có những dự định, giấc mơ được chinh phục núi non, được leo lên đỉnh cao của địa hình để thu vào tầm mắt quang cảnh xung quanh. Giờ đây mong mỏi đó của chúng ta sẽ thành hiện thực dễ dàng với ngọn núi Jingshan, nằm ở huyện Thọ Quang, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc. Chỉ với một bước chân là chúng ta có thể leo ngay tới đỉnh rồi! Còn gì tuyệt vời hơn?
Núi Jingshan – ngọn núi thấp nhất thế giới.
Có lẽ đây là ngọn thúi thấp nhất Trung Quốc cũng như trên toàn thế giới, với chiều cao tính từ mặt đấy tới điểm cao nhất là 60cm, chiều dài 124cm, chiều rộng 70cm. Thoạt nhìn, nhiều người còn lầm tưởng đây là ngọn đá vô thưởng vô phạt giữa đường.
Tất nhiên với chiều cao “cực kỳ ấn tượng” này thì núi Jingshan đã trở thành địa danh du lịch thu hút nhất ở địa phương. Đa phần du khách tới đây vì hiếu kỳ và muốn một lần được chinh phục “đỉnh cao”đúng nghĩa. Cũng từ đó mà nhiều tranh cãi nổ ra xung quanh nơi này, dân địa phương còn phân bua để nhận định lại xem đây có đúng là một ngọn núi hay không?
Phần nhô lên này chỉ là một phần rất nhỏ của toàn bộ ngọn núi khổng lồ dưới lòng đất.
Video đang HOT
Ngọn núi Jingshan đã được sử sách Sơn Đông ghi lại từ 100 năm trước về kích thước, vị trí, thế nhưng chiều cao thực thì lại không được nhắc tới. Tuy vậy tài liệu lại đề cập phần bên dưới ngọn núi lớn hơn rất nhiều.
Chưa ai có thể giải thích được tại sao ngọn núi lại bị “chôn” sâu đến như vậy, cũng như chiều cao thực sự là bao nhiêu?
Ông Zheng Binhai, cựu cán bộ của bảo tàng Thọ Quang chia sẻ với tờ Sina: “Năm 1958, có một số người được giao nhiệm vụ đào thăm dò xung quanh núi Jingshan để chứng minh đó chỉ là tảng đá thông thường. Tuy nhiên, khi đào khá sâu tới gần chục mét mà không thấy chân núi, tất cả đều bỏ cuộc”.
Một số cuộc đào bới sau đó cũng được tiến hành, thế nhưng cũng phải hoãn vì không ai đến được chân núi. Tại sao ngọn núi khổng lồ như Jingshan lại bị chôn vùi sâu như vậy? Từ đó về sau, Jingshan được chính thức công nhận là một ngọn núi chứ không phải tảng đá như mắt thường nhìn thấy. Và mọi hành vi đào bới xung quanh ngọn núi đều bị cấm.
Theo thông tin từ tờ China.org, chiều cao phần dưới lòng đất của Jingshan khoảng 48m, nhưng đó cũng chỉ là con số ước tính. Sau khi Jinhshan trở thành điểm du lịch, chính quyền huyện Thọ Quang nghiêm cấm mọi hành vi đào bới, xây dựng công trình xung quanh ngọn núi vì có thể làm ảnh hưởng tới cấu trúc địa chất ngầm.
Thời gian gần đây, ngọn núi Jingshan đang nổi tiếng trở lại trên MXH Weibo nhờ những hình ảnh chế hài hước.
Thế là hơn 70 năm kể từ 1958 cho tới nay, không dự án nghiên cứu, đo đạc nào về chiều cao của ngọn núi Jingshan được tiến hành nữa, phần phía dưới lòng đất mãi mãi là một bí ẩn không ai giải thích được.
Theo Tri Thức Trẻ
Hàng xóm lôi nhau ra tòa vì gà trống gáy quá to
Maurice, một chú gà trống kiêu hãnh đến từ Saint-Pierre d'Oléron, Pháp bỗng chốc nổi tiếng chỉ sau một đêm sau khi gây ra cuộc chiến tranh pháp lý rầm rộ giữa những người hàng xóm chỉ bằng tiếng gáy của mình.
Chú gà Maurice được cho là bị "tổn thương" và "mệt mỏi" bởi vấn đề pháp lý
Câu chuyện về chú gà trống gáy quá to đã trở thành chủ đề tranh luận sôi nổi ở Pháp. Gia đình nuôi Maurice đã bị kiện vì chú gà trống gáy quá to vào buổi sáng, làm phiền những gia đình xung quanh.
Tuy nhiên những người nuôi gà lại cho rằng mình sống tại vùng nông thôn, việc động vật huyên náo là một phần của cuộc sống hàng ngày. Chỉ vì một số khách du lịch và cư dân chuyển đến để tìm kiếm sự yên bình mà bản năng của động vật mới trở thành điều phiền toái.
Gia đình Fesseau cho biết luôn cố gắng nhốt Maurice trong chuồng gà đến 8 giờ 30 phút sáng, nhưng đó cũng là việc duy nhất họ có thể làm. Corine Fesseau, chủ sở hữu Maurice nói rằng vì Maurice là một chú gà trống nên chú ta phải gáy. Đáng tiếc, hàng xóm của họ cảm thấy lời giải thích như vậy là không thỏa đáng nên đã nộp đơn khiếu nại tại tòa án khu vực.
Fesseau kể những rắc rối bắt đầu từ năm 2017, khi một người nào đó gửi cho cô thông báo yêu cầu chấm dứt tình trạng "rối loạn bất thường của khu phố" bằng cách rời chuồng gà đi.
"Vào buổi sáng, một người đàn ông đến và hỏi tôi với kiểu cách không lịch thiệp lắm, rằng tôi dự định làm gì với những con gà trống của mình. Đó là lần đầu tiên anh ta nêu vấn đề", Fesseau kể lại.
Sau lần đó, gia đình Fesseau quyết định giữ những con gà trong chuồng cho tới sáng và vẫn tiếp tục cuộc sống bình thường. Thế nhưng những người hàng xóm không hài lòng với phương pháp đơn giản này.
Họ đã gửi một lá thư đến tòa thị chính phàn nàn về tiếng gà gây ầm ĩ và vào tháng 4/2018, một chấp hành viên bắt đầu đến nhà Fesseau để quan sát thói quen của Maurice. Ông ta đã đến vào 3 ngày riêng biệt và bất ngờ là chú gà trống gáy tới 2 lần trong 3 ngày đó. Vài tháng sau, gia đình Fesseau biết rằng họ đang bị kiện.
"Nếu tôi đã sai, tôi sẽ làm điều gì đó để thay đổi. Nhưng rõ ràng là tôi đã đúng. Điều tôi muốn trên hết là bảo vệ chú gà trống của mình, một điều quá hiển nhiên, bởi vì hôm nay nó có thể là con gà trống của tôi nhưng ngày mai, nó có thể sẽ là lừa hoặc ếch của các bạn.
Chúng tôi thấy mình bị đặt vào một tình huống, nơi những người đi nghỉ mát đến với chúng tôi nhưng lại nghĩ rằng họ đang ở nhà. Khách du lịch rõ ràng được chào đón nhưng họ không nên áp đặt quy tắc của họ lên mọi thứ", Fesseau khẳng định.
Cả Maurice lẫn chủ nhân đều không xuất hiện tại tòa vào ngày 6/6 vừa rồi, vì vậy phiên tòa bị hoãn đến ngày 4/7 sắp tới. Thú vị là Fesseau thậm chí còn không biết ai trong số những người hàng xóm của mình đã đâm đơn khiếu nại. Cô từng đi đến hỏi tất cả các nhà xung quanh nhưng ai cũng phủ nhận và nói rằng mình không có vấn đề gì với tiếng gáy của Maurice.
Theo NS
Kinh dị về bộ tộc diễu đầu người quanh làng cuối cùng ở Ấn Độ Konyak là bộ tộc cuối cùng trên hành tinh có nghi thức diễu hành những hộp sọ đẫm máu và tô vẽ mặt bằng những hình xăm kinh dị. Những người đàn ông trong bộ lạc đã ngoài 80 tuổi. Theo tờ Daily Mail, bộ tộc Konyak sinh sống ở vùng núi Nagaland, đông bắc Ấn Độ có những tập tục rợn người...