RT: Tại sao Việt Nam mong muốn tái lập quan hệ với cả Nga và Mỹ?
Nhân chuyến thăm chính thức đến Liên bang Nga của Chủ tịch nước Trần Đại Quang từ ngày 29/06-01/07/2017, hãng tin RT đã đăng tải bài phân tích của tác giả Alexander Bovdunov mang tên “Đối tác Chiến lược: Tại sao Việt Nam mong muốn tái lập quan hệ với cả Nga và Mỹ?”.
Thứ Tư ngày 28/06, Chủ tịch nước Việt Nam Trần Đại Quang đã đến Moscow, bắt đầu chuyến thăm chính thức Liên bang Nga. Theo chương trình, nhà lãnh đạo Việt Nam sẽ có buổi gặp gỡ với các quan chức cấp cao và đại diện giới doanh nhân Nga. Ông Trần Đại Quang dự kiến sẽ hội đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thủ tướng Dmitry Medvedev vào ngày 29/06. Mối quan hệ hai nước được xác định là đối tác chiến lược, mặc dù kim ngạch thương mại hai nước đã nhỏ xuống, và Mỹ đang tích cực nỗ lực thay thế Moscow như một đối tác quân sự và chính trị lớn. Nguyên nhân của sự trì trệ trong mối quan hệ giữa hai “người bạn cũ” là gì? RT sẽ bắt đầu tìm hiểu.
Hãng tin RT vừa có bài phân tích nguyên nhân Việt Nam mong muỗn thiết lập quan hệ với cả Nga và Mỹ
Cuộc hội đàm của Tổng thống Putin
Như cơ quan thông tấn của điện Kremlin đưa tin, hai nhà lãnh đạo có kế hoạch thảo luận về một loạt vấn đề hợp tác kinh tế-thương mại, đầu tư giữa hai nước, cũng như hợp tác trong lĩnh vực văn hóa và nhân đạo. Đặc biệt, hai bên sẽ dành nhiều thời gian để thảo luận về “thực tế triển khai Hiệp định từ ngày 29/05/2015 về tự do thương mại giữa các quốc gia là thành viên của Liên minh Kinh tế Á Âu và Việt Nam”. Điện Kremlin khẳng định, mối quan hệ giữa Moscow và Hà Nội là “đối tác chiến lược toàn diện” và Tổng thống Putin sẽ thảo luận về các cơ hội để tăng cường quan hệ hai nước.
Đây là chuyến thăm đầu tiên đến Liên bang Nga của Chủ tịch nước Trần Đại Quang kể từ khi nhậm chức hồi năm 2016. Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước Việt Nam chính thức, nắm giữ vai trò quan trọng, đặc biệt là trong chính sách đối ngoại của đất nước, là đại diện cho nhà nước Việt Nam trên trường quốc tế và ký kết thỏa thuận với các nước. Hơn nữa, ông Trần Đại Quang là ủy viên Bộ Chính trị – lãnh đạo đảng cấp cao.
Cuộc gặp của ông Vladimir Putin và Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã mở đầu một cách đầy biểu tượng không phải là cái bắt tay xã giao truyền thống mà là với vòng ôm siết chặt thân tình.
“Đây là bằng chứng cho thấy mối quan hệ giữa Liên bang Nga và Việt Nam được xác định ở mức cao nhất”, Phó Giáo sư khoa Quan hệ Quốc tế, Học viện Ngoại giao thuộc Bộ Ngoại giao Peter Flower ( ) nói trong một cuộc phỏng vấn với RT. “Đây là một mối quan hệ mà cả Việt Nam và Nga đều tin tưởng lẫn nhau, trong tất cả các lĩnh vực hợp tác: cả ngoại giao và kinh tế, quốc phòng và an ninh”.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, không nên quá mong đợi những giải pháp mang tính đột phá từ các cuộc gặp giữa hai nhà lãnh đạo. “Điều này phụ thuộc vào mức độ thỏa thuận nhất định trong thời gian diễn ra hội đàm, cũng như mối quan hệ giữa hai nước, và phụ thuộc vào mức độ quen biết của Tổng thống Vladimir Putin với Chủ tịch nước mới của Việt Nam” – ông Peter Flowers nhận định.
“Họ là những đồng nghiệp, Chủ tịch nước Trần Đại Quang cũng từng làm việc trong ngành an ninh,” – chuyên gia cho biết.
Video đang HOT
Người bạn cũ
Nga có mối quan hệ hữu nghị truyền thống với Việt Nam. Năm 1950, quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Liên Xô được thiết lập. Liên Xô đã tích cực ủng hộ nhân dân Việt Nam trong cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp và sự can thiệp của Mỹ, cũng như chống lại Trung Quốc thời Mao Trạch Đông trong Chiến tranh Lạnh.
Mặc dù mối quan hệ giữa hai nước trở nên trì trệ trong những năm 1990, nhưng bắt đầu phát triển nhanh chóng từ năm 2001 sau chuyến thăm của Tổng thống Nga Vladimir Putin đến Việt Nam, ký một tuyên bố về quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước. Hiện các chuyến thăm song phương đều tập trung vào hợp tác kinh tế, vốn được xem như là cơ sở cho việc xây dựng các mối quan hệ chính trị tốt đẹp.
Trung tâm đào tạo tên lửa phòng không tại Việt Nam, dưới sự hỗ trợ của Nga năm 1965
Các công ty dầu mỏ và khí đốt của Nga đang hoạt động tại Việt Nam, như Tập đoàn Gazprom và Rosneft, nhằm khai thác các mỏ dầu trên thềm lục địa Biển Đông. Các tập đoàn chế tạo máy của Nga (CTCP Kamaz, CTCP Sollers, hãng chế tạo máy Chelyabinsk Tractor Plant – Uraltrac, Tập đoàn chế tạo ô tô hàng đầu Nga Gaz Group), đã tìm kiếm được giấy đăng ký từ Đại sứ quán Nga tại Việt Nam và đang cố gắng để phát triển trên thị trường Việt Nam.
Vào tháng 03/2016, Việt Nam – Liên bang Nga đã ký kết Biên bản giao thức giữa Chính phủ hai nước về hỗ trợ sản xuất các phương tiện giao thông có động cơ trên lãnh thổ Việt Nam, giúp tăng cường vốn đầu tư của Nga trong ngành công nghiệp này. Về lĩnh vực tài chính, Ngân hàng liên doanh Việt – Nga đã bắt đầu hoạt động từ năm 2006.
Một lĩnh vực hợp tác đầy hứa hẹn khác là kỹ thuật quân sự. “Nga từ lâu đã là nhà cung cấp vũ khí đáng tin cậy tại Việt Nam, và Moscow đã sẵn sàng tăng cường cung cấp thiết bị quân sự cho Việt Nam, trong bối cảnh doanh thu bán vũ khí của Nga trong vài năm trở lại đây trở nên khó khăn hơn”, hãng phân tích Mỹ Stratfor nổi tiếng như “cái bóng của CIA” nhận định. Hãng này tin rằng, Việt Nam rất quan tâm đến việc mua hệ thống tên lửa S-400 “Triumph” và vấn đề này có thể được đưa ra trong cuộc hội đàm của hai vị nguyên thủ.
Căn cứ quân sự
“Đối với Việt Nam, chúng ta vẫn là nhà cung cấp chính các loại vũ khí, kỹ thuật quân sự, nhà cung cấp các phụ tùng thay thế cho các thiết bị quân sự” – Peter Flowers cho biết.
Theo ông, hợp tác giữa Việt Nam với Nga trong lĩnh vực quốc phòng bắt nguồn từ vụ khủng hoảng trên Biển Đông, nơi Trung Quốc bất chấp sự phản đối của các nước khác trong khu vực, trong đó có Việt Nam, tiến hành tăng cường quân sự và yêu sách chủ quyền tại khu vực quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. “Trong tình hình chính trị – quân sự khó khăn trên Biển Đông và ngay cả trong khu vực Đông Nam Á, việc cung cấp vũ khí của chúng tôi đóng vai trò như một đảm bảo an ninh cho Việt Nam”, – các chuyên gia cho biết.
Đối với Nga, Việt Nam đóng vai trò như một chỗ dựa quan trọng trong khu vực đang phát triển sôi động như Đông Nam Á. “Nếu chúng ta nghiêm túc đặt mục tiêu tạo sức ảnh hưởng hơn trong khu vực, mà theo dự đoán chung sẽ trở thành trung tâm kinh tế và chính trị của thế giới, chúng ta phải phát triển mối quan hệ tốt đẹp với Việt Nam” – ông Peter Flowers cho biết. “Trong các nước ASEAN, Việt Nam có tiềm năng lớn nhất do các mối quan hệ cũ từ thời Liên Xô”.
Cuộc gặp giữa hai nhà lãnh đạo Việt Nam – Nga diễn ra vô cùng thân mật
“Từ quan điểm địa chính trị, khu vực này nếu không có sự chú ý và tham gia chiến lược của chúng tôi trong việc định hình cán cân an ninh sẽ trở thành con mồi cho những người theo chủ nghĩa Đại Tây Dương (Atlanticist), trở thành bàn đạp của họ, chuyển từ vùng ven biển trung lập thành khu vực có sự hiện diện trực tiếp của Mỹ, bao gồm cả quân đội,” – Giám đốc Trung tâm Giám định Địa chính trị Valery Korovin cho biết.
“Nếu chúng ta không chú ý đúng mức đến khu vực địa chính trị này, thì về cơ bản, chúng ta đang tự nguyện đẩy nó về phía Hoa Kỳ, và sẽ mất đi thái độ trung lập cùng điều kiện tiên quyết cho sự xích lại gần với chúng ta nữa”, – nhà phân tích cho biết.
Đối thủ bất ngờ
Mỹ thực sự tích cực củng cố vị thế của họ trong khu vực, bao gồm phát triển quan hệ với Việt Nam. Vào cuối tháng Năm – đầu tháng Sáu năm 2017, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đến thăm Hoa Kỳ. Theo kết luận của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump, Mỹ và Việt Nam đã ký kết giao dịch nhiều tỷ đô la.
“Việt Nam đã ký kết nhiều hợp đồng giá trị rất lớn với Hoa Kỳ, ước tính nhiều tỷ đô la, có nghĩa là rất nhiều việc làm mới cho nước Mỹ và thiết bị tốt cho Việt Nam” – Tổng thống Trump nhấn mạnh.
Bên cạnh đó, các nước đã nhất trí thúc đẩy quan hệ chặt chẽ hơn trong lĩnh vực quốc phòng và khả năng tàu sân bay Mỹ sẽ ghé thăm cảng Việt Nam. Bên cạnh đó, Mỹ đã quyết định chuyển nhượng cho Việt Nam tàu tuần tra WHEC 722 Morgenthau.
Chính quyền Donald Trump đã tiếp tục những nỗ lực tái lập quan hệ với Việt Nam sau khi cựu Tổng thống Barack Obama đến thăm nước này vào năm 2016. Năm 2013, hai nước đã ký một thỏa thuận về hợp tác trong lĩnh vực quốc phòng, tàu chiến Mỹ bắt đầu vào cảng Việt Nam để sửa chữa, trong đó có cảng Cam Ranh, một căn cứ quân sự Nga và Liên Xô cũ. Trong số các tàu Mỹ từng đến có tàu khu trục John S. McCain, được đặt tên danh dự theo cha của Thượng nghị sĩ McCain là John S. McCain, Jr. và ông nội của Thượng nghị sĩ là John S. McCain Senior.
Đích thân Thượng Nghị sĩ cũng đến thăm Việt Nam hồi đầu tháng 06, lên tàu và kêu gọi sự hợp tác chiến lược giữa hai đất nước từng là kẻ thù trong chiến tranh.
Việt Nam đang tích cực phát triển quan hệ kinh tế với đất nước cựu thù. Để so sánh: năm 2016 tổng kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ đạt 45 tỷ USD, kim ngạch thương mại trong năm 2015 và 2016 giữa Nga và Việt Nam lần lượt khoảng 3,9 tỷ USD và 3,8 tỷ USD. Năm 2016, Việt Nam đã ký kết Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương, chứng minh rằng đất nước này đã sẵn sàng để xích lại gần hơn với Hoa Kỳ, bất chấp thái độ tiêu cực của Trung Quốc đối với dự án này. Hoa Kỳ cũng đang dẫn trước Nga trong lĩnh vực hợp tác nhân đạo với Việt Nam. Hiện ở Nga nó có khoảng 5000 sinh viên đến từ Việt Nam, còn ở Hoa Kỳ là 40.000.
Các chuyên gia tin rằng, mối quan hệ gần đây giữa Việt Nam và Hoa Kỳ đang ấm dần lên chủ yếu do các yếu tố quân sự-chính trị, trước hết là việc tăng cường sức mạnh và yêu sách chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông. Việt Nam mong muốn tìm một đối trọng với Trung Quốc, và Hoa Kỳ đã hợp tác và gia tăng tầm ảnh hưởng đối với đất nước này. Nếu Nga đề nghị giải quyết những vấn đề giữa Hà Nội và Bắc Kinh ở mức độ song phương, thì Hoa Kỳ lại kêu gọi sự tham gia của quốc tế và công khai ủng hộ đối thủ của Trung Quốc.
Lan Anh (dịch từ RT)
Theo TĐQ
Chủ tịch nước lên đường thăm Nga
Chủ tịch nước Trần Đại Quang dự kiến hội đàm với Tổng thống Nga Putin vào ngày 29/6.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang và phu nhân. Ảnh: QĐND
Chủ tịch nước Trần Đại Quang và phu nhân trưa 28/6 cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời thủ đô Minsk, kết thúc chuyến thăm chính thức Belarus và lên đường thăm chính thức Nga từ ngày 28/6 đến ngày 1/7, theo TTXVN.
Tổng thống Putin sẽ có cuộc hội đàm với Chủ tịch nước Trần Đại Quang vào ngày 29/6, theo thông cáo của Điện Kremlin. Các lãnh đạo dự kiến thảo luận về phương thức thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa Nga và Việt Nam.
Trong hội đàm, mối quan tâm đặc biệt sẽ dành cho việc mở rộng hợp tác trong các lĩnh vực thương mại - kinh tế, đầu tư, văn hóa - nhân đạo, cũng như việc thực hiện Hiệp định ký ngày 29/5/2015 về tự do thương mại giữa các quốc gia thành viên Liên minh Kinh tế Á - Âu và Việt Nam.
Các lãnh đạo dự kiến trao đổi quan điểm về chương trình nghị sự quốc tế và khu vực, với trọng tâm là tình hình châu Á - Thái Bình Dương. Trên cơ sở kết quả các cuộc hội đàm, hai bên sẽ ký kết một loạt văn kiện song phương.
Phương Vũ
Theo VNE
Hình ảnh Chủ tịch nước thăm Liên bang Nga trên báo chí quốc tế Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã có các cuộc gặp với Tổng thống Vladimir Putin và Thủ tướng Dmitry Medvedev trong khuôn khổ chuyến thăm Nga chính thức từ ngày 28/6 -1/7. Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Tổng thống Nga Vladimir Putin bắt tay trong cuộc hội đàm tại điện Kremlin ở thủ đô Moscow chiều ngày 29/6 (Ảnh: Reuters)...