Rovi HKPhone lặng lẽ rời khỏi thị trường di động Việt Nam?
Sau thời gian kinh doanh các sản phẩm giá rẻ và đổi tên thành Rovi, HKPhone đã không còn khả năng tồn tại và tuyên bố “dừng cuộc chơi”.
Theo nguồn tin của Zing.vn, trong một email gửi đến các đại lý, Rovi (trước đây là HKPhone) cho biết công ty đang gặp khó khăn từ nhiều phía, doanh số và thị phần giảm sâu. Do đó, công ty này sẽ ngừng phân phối smartphone để tập trung hơn vào mảng kinh doanh xe điện.
Email Rovi gửi các đại lý để thông báo ngưng phân phối smartphone.
Theo đó, Rovi vẫn cam kết duy trì việc bảo hành từ 6-12 tháng để đảm bảo quyền lợi của những khách hàng đã mua sản phẩm, đồng thời thanh toán đầy đủ với các đại lý trong vòng 7-10 ngày tới.
Rovi (hay trước đây là HKPhone) là một thương hiệu điện thoại sở hữu bởi tập đoàn Linh Trung Tín ( LTT Group). Thời gian đầu mới thành lập, HKPhone được biết đến như một sản phẩm nhập từ Hong Kong. Đến 6/2013, HKPhone, tuyên bố trở thành thương hiệu Việt với nhiều mẫu smartphone giá rẻ, cấu hình cao, cạnh tranh trực tiếp với hai hãng di động trong nước Q-mobile và Mobiistar.
Video đang HOT
Smartphone của Rovi (HKPhone) thường có giá thấp và cấu hình cao.
Theo một nhà bán lẻ, tuy gắn mác thương hiệu Việt, nhưng Rovi (HKPhone) vẫn kinh doanh theo phương thức OEM (Original Equipment Manufacturer), tức nhập sản phẩm đã lắp ráp sẵn từ bên ngoài về, gắn thương hiệu HKPhone rồi bán ra ngoài thị trường. Hãng được biết đến với những mẫu điện thoại Android có thiết kế giống iPhone, thậm chí có sản phẩm được quảng cáo có màn hình retina.
“Tuy có hệ thống cửa hàng riêng, nhưng thương hiệu này vẫn gặp nhiều khó khăn trong việc thay đổi định kiến của người tiêu dùng. Dù là sản phẩm nhập từ Hong Kong hay ‘thương hiệu Việt”, những sản phẩm giá rẻ và thiết kế học theo từ các mẫu có tên tuổi như Apple, Samsung,.. đều khó mang lại thiện cảm với số đông”, đại diện một đại lý ở quận 10, TP HCM chia sẻ.
Sau khi Rovi dừng cuộc chơi, thị trường chỉ còn hai thương hiệu Việt là Q-mobile và Mobiistar. Q-mobile vừa đổi tên thành “Q” và ra mắt loạt điện thoại chú trọng đến thiết kế thời trang, trong khi Mobiistar cũng đang chuyển mình với nhiều model có thiết kế kim loại nguyên khối. Cả hai vẫn đang giữ mức giá thấp để duy trì lợi thế cạnh tranh với các thương hiệu nước ngoài.
Duy Tín
Theo Zing
iPhone 6 vẫn bán chạy sát ngày iPhone mới ra mắt
Sức bán của iPhone 6, 6 Plus chưa có dấu hiệu suy giảm, thậm chí máy còn rục rịch tăng giá do tỷ giá USD tăng.
Theo các thông tin gần đây, Apple có thể giới thiệu iPhone mới vào đầu hoặc giữa tháng 9, đồng nghĩa tín đồ táo khuyết còn cách màn ra mắt iPhone thế hệ thứ 9 khoảng một tháng.
Thông thường các năm trước, đây sẽ là thời điểm sức bán của máy chậm lại do người dùng có tâm lý chờ đợi. Tuy nhiên, điều này không xảy ra trong năm nay. Trao đổi với Zing.vn, nhiều cửa hàng cho biết doanh số iPhone 6, 6 Plus vẫn ổn định, thậm chí tăng nhờ sức tiêu thụ mạnh của mẫu iPhone 6 khóa mạng Nhật giá hơn 10 triệu đồng.
Trước thời điểm iPhone mới ra mắt, iPhone 6 vẫn có sức bán tốt, thậm chí còn chuẩn bị tăng giá nhẹ. Ảnh: Thành Duy.
Mới đây, các cửa hàng cũng rục rịch tăng giá phổ biến ở mức 200.000 đồng cho các dòng sản phẩm iPhone. Theo anh Lạc Huy - đại diện một hệ thống kinh doanh lớn - giá iPhone tăng nhẹ do tỷ giá USD tăng trong những ngày qua. "Nhiều đại lý đã tăng giá iPhone. Một số khác do còn hàng dự trữ sẵn nên chưa tăng nhưng tình trạng này không kéo dài lâu". Hiện tại, giá bán iPhone 6 phổ biến ở mức 14,5 - 14,8 triệu đồng cho bản 16 GB, tùy cửa hàng.
Lý giải cho hiện tượng iPhone vẫn có sức bán tốt gần kề ngày ra mắt sản phẩm mới, anh Nguyễn Tuấn Anh - đại diện một đơn vị kinh doanh di động tại Cầu Giấy (Hà Nội) cho biết, nguyên nhân có thể đến từ việc năm nay, Apple cho ra mắt sản phẩm dòng "S", không cải tiến về thiết kế so với iPhone 6. Do đó, tâm lý chờ đợi giảm đi nhiều. Anh này dự đoán, ngay cả iPhone iPhone 6S ra mắt, giá bán của iPhone 6 và 6 Plus sẽ không giảm mạnh như trường hợp của iPhone 5S năm nay còn doanh số của máy có thể tiếp tục duy trì ở mức cao.
Cũng theo anh Tuấn Anh, iPhone là dòng sản phẩm có sức bán ổn định nhất tại Việt Nam, không bị ảnh hưởng bởi yếu tố mùa vụ, cũng ít chịu cạnh tranh từ các sản phẩm khác. Sự ổn định của sản phẩm này thể hiện ở chỗ, máy xách tay chỉ giảm vài trăm nghìn đồng trong suốt nửa năm qua. Trong khi đó, các sản phẩm chạy Android có model giảm đến vài triệu đồng. Về phía máy chính hãng, nhà phân phối cũng chỉ điều chỉnh giảm giá duy nhất một lần, từ mức 17,79 triệu đồng xuống còn 16,99 triệu đồng kể từ thời điểm máy lên kệ.
Mới đây, giới công nghệ trong nước đang xôn xao về thông tin Apple chuẩn bị mở công ty đại diện tại Việt Nam. Đây được xem là phản ứng nhạy bén của "táo khuyết" trước sức tiêu thụ mạnh mẽ sản phẩm của họ tại thị trường 90 triệu dân. Theo thống kê của Zing.vn (lấy từ số liệu của những đại lý lớn nhất Việt Nam), iPhone 6 là model duy nhất thuộc nhóm cao cấp liên tục lọt top các sản phẩm bán chạy nhất trong nhiều tháng.
Những tờ báo Mỹ như Cnet tỏ ra ngạc nhiên vì mức độ thịnh hành của sản phẩm Apple tại Việt Nam. Trong bài viết có tiêu đề: "cơn bão Apple quét qua Việt Nam" đăng ngày 1/8, Cnet chia sẻ: mọi ngóc ngách trên đường phố Hà Nội đều có sự hiện diện của logo táo khuyết. Logo sản phẩm của Apple xuất hiện ở khắp mọi nơi, từ mũ bảo hiểm, đến quần áo cặp sách của người dân.
Thành Duy
Theo Zing
Nghịch lý thị trường di động Việt Nam Trong khi phần nhiều điện thoại mới luôn trong tình trạng ế ẩm thì những chiếc di động thậm chí 2-3 năm tuổi đời lại lần lượt tạo cơn sốt tại Việt Nam. Mới đây, các cửa hàng đồng loạt cho nhập về hàng lô những chiếc Galaxy Note 3 bản dành cho thị trường Trung Quốc (tên mã N9006) và bán ra...