Rớt tốt nghiệp tôi đã tự tử, nhưng giờ lại biết ơn vì điều đó
12 năm đèn sách đều đạt học sinh khá, giỏi, nhưng chị Trang (Bình Thuận) bị rớt tốt nghiệp kỳ thi trung học phổ thông.
Dưới đây là chia sẻ của chị Phan Trang (29 tuổi), hiện là hiệu trưởng một trường mầm non tư thục tại thành phố Phan Thiết, Bình Thuận.
Tôi là con gái út trong gia đình có sáu anh chị em. Những năm 90 cuộc sống của gia đình tôi vô cùng khó khăn. Bố là một thương binh, vì thế kinh tế gia đình phải một tay mẹ lo. Cũng vì thế, các anh chị chỉ học hết cấp hai là nghỉ để phụ mẹ. Tôi là em út, sinh khi mẹ tuổi đã cao nên hay ốm vặt. Đổi lại, tôi học giỏi và nhanh hiểu.
Suốt 12 năm đèn sách, tôi luôn đạt học sinh khá, giỏi. Ở lớp, tôi làm lớp phó học tập, tích cực tham gia các hoạt động đội, đoàn và văn nghệ. Chẳng phải nói, bố mẹ rất tự hào về tôi. Các thầy cô luôn lấy tôi làm tấm giương vượt khó cho các bạn khác noi theo. Nhưng tôi không ngừng phấn đấu, vì nghĩ, mình may mắn hơn các anh chị thì phải làm sao có tương lai tốt bù đắp cho những thiệt thòi của các anh chị.
Chị Trang hiện đang là hiệu trưởng một trường mầm non tư thục với hàng trăm học sinh theo học.
Video đang HOT
Khác với bây giờ, năm 2007, chúng tôi phải trải qua hai kỳ thi chỉ liên tiếp trong vòng hơn một tháng. Đầu tiên là thi tốt nghiệp trung học phổ thông. Ai đậu mới được dự kỳ thi đại học. Với ước mơ trở thành cô giáo, tôi đăng ký vào trường sư phạm. Chẳng phải nói, tôi học bài rất chăm chỉ. Bố mẹ bồi dưỡng cho tôi đủ món để có sức khỏe.
Đi thi tốt nghiệp, tôi đã chủ quan, học lực và kiến thức có sẵn thì thể nào cũng đậu tốt nghiệp, quan trọng là có được vào đại học hay không. Cũng vì nghĩ nó đơn giản nên tôi phải trả giá. Tôi rớt tốt nghiệp, dù đã làm đơn phúc khảo.
Đến trường xem kết quả, trời đất trước tôi như sụp đổ. Tôi choáng váng, xấu hổ đến mức chỉ muốn chôn mình vào một cái lỗ nào đó. Đạp xe suốt đoạn đường hơn 7km về nhà, tôi khóc như mưa, tim uất nghẹn và tự trách mình. Như hiểu điều gì đó, cả nhà không ai hỏi tôi kết quả mà luôn vui vẻ, không một lời trách móc. Càng như vậy tôi lại càng thấy có lỗi nhiều hơn. Bao nhiêu niềm tin, hy vọng cả nhà đặt vào mình, vậy mà tôi lại mang đến sự tuyệt vọng.
Tôi thèm khát được vùi mình ngồi vào bàn học ôn bài, vào Sài Gòn thi và nhận giấy báo trúng tuyển của trường đại học. Thế nhưng, đó chỉ là một ảo tưởng lúc đó. Tôi bế tắc, nghĩ quẩn. Khi bố mẹ và các anh chị đi làm, tôi đã tìm đến cái chết. Lúc đó, tôi chỉ nghĩ, mình chết đi sẽ không làm bố mẹ buồn, không phải xấu hổ với hàng xóm. May mắn thay, tôi được một người hàng xóm cứu.
Tỉnh dậy, tôi thấy mẹ tiều tụy, người gầy rộc, hai má hóp sâu vì khóc thương con. Bố nhìn tôi mỉm cười, nói: “Con thi rớt, bố mẹ chỉ buồn một chút là hết. Nhưng con chết, bố mẹ sẽ buồn và hối hận cả đời”. Tôi đã khóc rất nhiều và nhận ra, mình thật dại dột. Bố mẹ đã nuôi mình, thương yêu, cho mình đến trường thì phải làm họ vui, vậy mà. Tôi quyết tâm lấy bằng được cấp ba và thực hiện ước mơ đứng trên bục giảng vào năm sau.
Nhận được giấy báo trúng tuyển đại học, tôi mừng khôn xiết. Nhìn mẹ cười rạng rỡ, bố gật đầu mãn nguyện, tôi hạnh phúc vô cùng. Tiễn tôi đi, mẹ dặn rất nhiều điều có ý nghĩa, trong đó có việc, hãy biết nghĩ tích cực, biến cái buồn thành niềm vui khi gặp thất bại.
Bây giờ, tôi đã có gia đình nhỏ và một cô con gái hơn hai tuổi. Với những kinh nghiệm và được hỗ trợ của gia đình, tôi đã mở một trường mầm non tư thục hoạt động hơn ba năm nay. Suốt những năm qua, ngoài thành công tôi cũng không ít lần gặp thất bại, nhưng bài học năm xưa đã giúp tôi rất nhiều.
Kết quả kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông đã có kết quả mấy ngày qua. Kỳ thi nào cũng vậy, sẽ có bạn đạt điểm cao, bạn đạt điểm thấp. Bên cạnh có, cũng có bạn nhận kết quả như tôi hơn 11 năm trước. Hãy nghĩ rằng, đó là một vấp ngã đầu đời vì mình không may mắn để thấy nhẹ nhàng các bạn nhé. Ở phía trước có rất nhiều cơ hội và con đường để mình lựa chọn. Tôi mong các phụ huynh đừng trách con, đừng khoét sâu thêm vết thương của con. Hãy động viên, ở bên con và cùng con tìm được hướng đi phù hợp.
Theo VNE
Tây Ninh có 3 bài tự luận thi THPT quốc gia thay đổi điểm sau phúc khảo
Hội đồng thi Sở GD-ĐT Tây Ninh cho biết có 3 bài thi tự luận thay đổi điểm (0,25) sau khi chấm phúc khảo. Dù vậy, 2 trong số 3 thí sinh này vẫn rớt tốt nghiệp.
Sở GD-ĐT Tây Ninh đã rà soát, đánh giá công tác tổ chức kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018 sau chỉ đạo của Bộ GD-ĐT.
Ban phúc khảo bài thi của tỉnh được thành lập theo Quyết định số 09/QĐ-HĐT, ngày 25/5/2018, do 1 Phó Chủ tịch Hội đồng thi làm Trưởng ban. Ban phúc khảo bài thi đã tiến hành chấm phúc khảo 104 bài thi Ngữ văn (tự luận) và 372 bài thi các môn trắc nghiệm.
Kết quả: Các bài thi trắc nghiệm không thay đổi so với điểm đã công bố trước đó.
Đối với bài thi Ngữ văn, có 3 trường hợp được tăng lên 0.25 điểm. Tuy nhiên, 2 trong số đó là đối tượng học sinh phổ thông, dù có điểm được tăng nhưng vẫn rớt tốt nghiệp do có điểm liệt. Còn lại, 1 thí sinh tự do có thay đổi điểm được Hội đồng thi cấp lại Giấy chứng nhận kết quả thi phù hợp với điểm mới.
Sở GD-ĐT cho biết, toàn bộ các khâu từ việc chuẩn bị đến kết thúc kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 được thực hiện đầy đủ các quy định với tinh thần trách nhiệm cao. Các khâu quan trọng (chấm kiểm tra, xử lí bài thi trắc nghiệm) Hội đồng thi đều phân công cán bộ của trường ĐH trực tiếp điều hành để đảm bảo tính khách quan, minh bạch. Công tác an toàn, bảo mật, bảo quản được quan tâm hàng đầu, luôn đặt việc thực thi nhiệm vụ dưới sự giám sát chặt chẽ của công an, thanh tra, giám sát nhằm đảm bảo tính khách quan, minh bạch.
Toàn bộ quy trình tổ chức thực hiện đều đảm bảo có sự giám sát chặt chẽ của Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM, Trường CĐSP Tây Ninh.
Mỗi công đoạn thực hiện đều có phân công trách nhiệm cụ thể, có nội quy thực hiện, lịch làm việc và hướng dẫn quy trình chi tiết nhằm phòng tránh các sai sót, tiêu cực trong Kỳ thi. Tính đến thời điểm này, Hội đồng thi đã hoàn thành nhiệm vụ và không phát hiện bất kỳ sai sót, hạn chế, tiêu cực gì xảy ra ở các khâu.
Kết quả thi ở Tây Ninh:
Lê Huyền
Theo vietnamnet.vn
Bạn đọc viết: Áp lực khi là "con giáo viên" Áp lực học hành vốn đã là nỗi ám ảnh của không ít đứa trẻ. Khi bố mẹ là giáo viên, có lẽ áp lực đó còn khủng khiếp hơn nhiều. Bởi các cháu bị mặc định phải giỏi, phải xuất sắc, phải dẫn đầu các phong trào thi đua. Ảnh minh họa Hôm qua, tình cờ ghé sang nhà người đồng nghiệp...