Rốt ráo phòng, chống dịch bệnh trên đàn gia súc
Ngày 7-5, Chủ tịch UBND huyện Tràng Định (Lạng Sơn) ra Quyết định công bố dịch tả lợn châu Phi tại bốn xã: Chi Lăng, Kháng Chiến, Quốc Việt và Tri Phương. Từ ngày 29-4 đến nay, dịch đã lây lan xuất hiện ở chín xã và một thị trấn của huyện Tràng Định, đã có hơn 1.000 con lợn nhiễm bệnh.
Cơ quan chức năng đã tiêu hủy hơn 50 tấn lợn. Hiện UBND huyện Tràng Định tiếp tục chỉ đạo khoanh vùng dịch, phun tiêu độc khử trùng; lập chốt kiểm soát, huy động các lực lượng, vật tư, máy móc để dập dịch…
Lực lượng chức năng hỗ trợ người dân bản Pao 2, xã Quang Phong, huyện Quế Phong (Nghệ An) khắc phục hậu quả lốc xoáy. Ảnh: NGỌC TĂNG
Video đang HOT
Đến ngày 7-5, dịch tả lợn châu Phi đã xảy ra tại 31 xã thuộc bảy huyện, thành phố ở tỉnh Ninh Bình, với tổng số lợn tiêu hủy hơn 1.500 con. Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, UBND tỉnh có Công điện số 01/CĐ-UBND, Kế hoạch số 26/KH-UBND về việc triển khai đồng bộ các biện pháp khẩn cấp, phòng, chống dịch. Các huyện, thị trong tỉnh đã thành lập gần 100 chốt kiểm dịch động vật để ngăn chặn dịch lây lan.
Ngày 4-5, tại thị trấn Nông trường Trần Phú, huyện Văn Chấn (Yên Bái) xuất hiện hai ổ dịch tả lợn châu Phi tại hộ gia đình ông Vũ Thanh Tùng, tổ dân phố 9 và hộ ông Phạm Ngọc Hưng, tổ dân phố 3. Sáng 7-5, chính quyền địa phương huy động 50 dân quân phối hợp cơ quan chức năng tiêu hủy hơn 200 con lợn mắc bệnh, lập hai chốt kiểm soát việc vận chuyển lợn ra, vào vùng dịch.
Theo Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Đác Lắc, hiện có 8 trong số 10 huyện, thị xã, thành phố cơ bản khống chế được dịch lở mồm long móng trên đàn gia súc, đã qua 21 ngày không phát sinh ổ dịch mới. UBND tỉnh hỗ trợ tiêu hủy đối với lợn bị mắc bệnh tai xanh, lở mồm long móng, dịch tả lợn châu Phi trên địa bàn với mức 35.000 đồng/kg hơi đối với lợn con, lợn thịt; 70.000 đồng/kg hơi đối với lợn nái, lợn đực giống đang khai thác.
Rạng sáng 6-5 tại tỉnh Quảng Nam, hai tàu cá QNa 90315 TS với 11 ngư dân và QNa 90378 TS với năm ngư dân bị hỏng máy cách đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi khoảng 136 hải lý, thuyền trưởng các tàu đề nghị hỗ trợ. Văn phòng Ủy ban quốc gia Ứng phó sự cố thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn đã yêu cầu cơ quan chức năng tỉnh Quảng Nam và lực lượng bộ đội biên phòng huy động tàu cá đến lai kéo hai tàu này về bờ.
Chiều tối 6-5, tại bản Pao 2, xã Quang Phong, huyện Quế Phong (Nghệ An) xảy ra trận lốc kéo dài khoảng 30 phút, làm 90 nhà dân bị tốc mái, hư hỏng; trong đó hai nhà bị sập hoàn toàn. Tại xã Nậm Nhóng, sét đánh làm chết ba con trâu của một hộ dân. Sáng 7-5, UBND huyện Quế Phong tổ chức đoàn công tác đến động viên các gia đình bị thiệt hại; trao cho hai hộ sập nhà hoàn toàn, mỗi hộ 15 triệu đồng, huy động lực lượng giúp đỡ các gia đình dựng lại nhà, ổn định cuộc sống.
Theo NDĐT
Lạng Sơn: Bắt Trưởng phòng NNPTNT huyện Tràng Định
Theo nguồn tin của Dân Việt, ngày 19.9, Công an huyện Tràng Định, Lạng Sơn đã thực hiện lệnh bắt tạm giam đối với ông Triệu Minh Quân - Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT) huyện Tràng Định và một số cán bộ liên quan.
Nguồn tin cho biết, ông Triệu Minh Quân ban đầu được xác định đã buông lỏng quản lý, thiếu trách nhiệm khi để một số người dân, nhóm người thân thuộc, họ hàng sống kề cạnh nhau bàn bạc và cùng nhau lên rừng sát thôn bản chặt hạ gần 253.000m2 rừng phòng hộ, lấy đất làm nương rẫy.
Trụ sở nơi ông Triệu Minh Quân công tác. Ảnh: Liễu Chang
Theo thông tin ban đầu, vụ việc xảy ra từ năm 2015 và kéo dài đến năm 2017. Trong đó, cơ quan chức năng đã buông lỏng quản lý để nhiều đối tượng là họ hàng, làng xóm của nhau cấu kết và thực hiện hành vi chặt phá 252.724m2 rừng phòng hộ lấy gỗ, củi; làm nương rẫy tại khu vực thôn Nà Múc, Kim Đồng, huyện Tràng Định.
Chiều 20.9, PV Dân Việt đã có cuộc trao đổi với ông Lương Quốc Toản - Phó Chủ tịch UBND huyện Tràng Định về thông tin này. Ông Toản xác nhận trên địa bàn có vụ việc người dân tự ý phá rừng cấm với diện tích lớn để làm nương rẫy, trồng quế.
Ông Toản cho biết thêm: "Hiện tại chúng tôi đang chờ quyết định của cơ quan điều tra và chưa có văn bản chính thức về vụ việc. Nhưng thông tin tôi nắm được là đã có một số cán bộ bị bắt tạm giam để điều tra, trong đó có ông Triệu Minh Quân - Trưởng phòng NNPTNT, một chuyên viên Phòng Nông nghiệp, một cán bộ kiểm lâm, một trưởng và một cán bộ xã".
Theo Danviet
Hạn, mặn khốc liệt ở miền Tây Nắng nóng kéo dài đã khiến độ mặn ở các sông, vuông tôm tăng cao khiến tôm chậm lớn, mắc bệnh, ruộng xì phèn khiến lúa không lớn được Theo Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Cà Mau, nắng nóng những ngày qua khiến tôm nuôi quảng canh, quảng canh cải tiến bị bệnh gần 300 ha, thiệt hại từ 30%-50%...